Giỏ hàng

CÁCH ĐIỀU TRỊ MỒ HÔI ĐẦU TẠI NHÀ

Đổ mồ hôi là một cách đáp ứng tự nhiên của cơ thể. Khi bạn vận động hoặc khi thân nhiệt tăng, cơ thể sẽ tiết mồ hôi để làm mát da. Cơ thể cũng có thể tiết mồ hôi khi xấu hổ, sợ hãi, tức giận hoặc lo lắng vì cơ bị căng da. Trên cơ thể người, có một vài bộ phận như lòng bàn tay, chân, nách, lưng, bẹn, đầu… có thể đổ mồ hôi nhiều - gọi là chứng tăng tiết mồ hôi. Trong đó đổ mồ hôi đầu là một vấn đề được nhiều người tìm hiểu. Tình trạng đổ mồ hôi đầu cũng là phản ứng bình làm mát tự nhiên của cơ thể, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài bất thường và kèm theo một vài dấu hiệu khác về sức khoẻ, thì rất có thể đây chính là dấu hiệu cảnh báo “sớm" về một bệnh lý cần được điều trị. Hãy cùng Liplop tìm hiểu một số cách để điều trị tình trạng này nhé!

Nguyên nhân đổ mồ hôi đầu

Tình trạng đổ mồ hôi đầu

Khi tình trạng đổ mồ hôi đầu quá nhiều mà không liên quan đến vận động, thời tiết, tâm lý căng thẳng… thì chúng thường xuất phát từ các căn nguyên dưới đây:

  • Do tác dụng phụ của thuốc đang dùng

Một số thuốc dùng để điều trị các tình trạng tâm thần có thể gây đổ mồ hôi như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị khô miệng, kiểm soát huyết áp… Một số loại thuốc kháng sinh hoặc chất bổ sung cũng có thể gây ra chứng tăng tiết mồ hôi. Lạm dụng thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ đổ mồ hôi đầu.

  • Thay đổi nồng độ Hormone

Sự thay đổi nồng độ hormone có thể dẫn đến tăng tiết mồ hôi thứ phát. Nhiều người bị đổ mồ hôi thường xuyên hơn ở vùng đầu mặt khi mang thai hoặc mãn kinh. Cường giáp cũng có thể khiến người bệnh đổ mồ hôi đầu nhiều ở người lớn. Hoặc thậm chí là đổ mồ hôi khắp cơ thể. Tình trạng đổ mồ hôi đầu liên tục kèm theo dấu hiệu run tay, nhịp tim nhanh, hồi hộp, trống ngực… rất có thể là dấu hiệu của bệnh cường giáp. Nguyên nhân là do sự dư thừa hormon tuyến giáp đã khiến quá trình chuyển hóa cơ thể diễn ra nhanh hơn, tạo ra lượng nhiệt lớn cần thải bớt ra ngoài bằng mồ hôi.

  • Vấn đề về tim mạch

Vấn đề về tim mạch cũng gây ra đổ mồ hôi

Các vấn đề tim mạch cũng có thể dẫn đến đổ mồ hôi đầu nhiều. Nguyên do là cơ thể bị căng thẳng hơn khi có vấn đề về tim. Những người đột nhiên bắt đầu đổ mồ hôi đầu nhiều có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường. Đổ mồ hôi kiểu này có thể kèm theo chóng mặt, đau ngực hoặc khó khăn khi thực hiện các hoạt động thể chất.

  • Rối loạn hệ thần kinh

Bình thường, hệ thần kinh thực vật là nơi điều khiển các tuyến mồ hôi hoạt động và khi chức năng thần kinh bị rối loạn, cụ thể là nhánh giao cảm bị kích thích quá mức, cơ thể sẽ đổ mồ hôi liên tục, vượt mức nhu cầu sinh lý bình thường, gây cảm giác khó chịu, bất tiện cho người bệnh. Không chỉ vùng đầu mặt, mà các bộ phận như chân, tay, lưng, nách… đều có thể bị tăng tiết mồ hôi. Tình trạng này thường xuất hiện nhiều ở người trẻ, nhất là khi hồi hộp, căng thẳng thì mồ hôi sẽ nhiều hơn.

Phương pháp điều trị mồ hôi đầu tại nhà

  • Ghi chú lại và xem xét

Khi bắt đầu gặp phải tình trạng đổ mồ hôi bất ngờ, bạn hãy ghi chép lại bất kỳ tác nhân nào có thể khiến bạn đổ mồ hôi, chẳng hạn như một sự kiện căng thẳng hoặc ăn một số loại thực phẩm. Ngoài ra, hãy xem xét liệu mồ hôi của bạn có phổ biến hơn vào một thời điểm cụ thể trong ngày hay có xu hướng đến đột ngột.

Nếu nó chỉ xuất hiện ở đầu hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Bạn có thể đi khám để được làm test tinh bột – iot. Test này được thực hiện để xác định mức độ đổ mồ hôi của bạn.

  • Dùng thảo dược

Dùng thảo dược trị đổ mồ hôi đầu

Hệ thần kinh thực vật bị rối loạn hoạt động làm tăng tạo mồ hôi từ bên trong, trong khi ở bên ngoài sức bảo vệ của da yếu, lỗ chân lông mở đã tạo điều kiện cho mồ hôi thoát ra trên đầu mặt trán. Vì vậy, nên sử dụng phối hợp những thảo dược có tác dụng ổn định hệ thần kinh thực vật, tăng sức khỏe của da, se lỗ chân lông như Thiên môn đông, Hoàng kỳ, Sơn thù du để tạo nên sức mạnh hiệp đồng cả trong lẫn ngoài, giải quyết nguyên nhân gây bệnh chính là cách chữa mồ hôi đầu mặt hiệu quả, toàn diện nhất.

  • Bổ sung vitamin

Bổ sung vitamin cũng có thể giúp giảm tiết mồ hôi. Bạn có thể bổ sung bằng các viên uống bổ sung hoặc ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin B có thể giúp bạn kiểm soát mồ hôi hiệu quả hơn. Chúng bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc như trứng hoặc cá.

  • Tránh một số thực phẩm gây đổ mồ hôi đầu nhiều

Một số thực phẩm có thể gây đổ mồ hôi nhiều hơn. Bạn nên cắt giảm những thực phẩm này khỏi chế độ ăn uống để tránh đổ mồ hôi. Chúng bao gồm thực phẩm có hàm lượng gia vị cao hoặc thực phẩm có nhiều tỏi. Bạn cũng có thể cân bằng những tác động này bằng cách tăng lượng nước trái cây khi tiêu thụ các thực phẩm trên.

  • Tiêm botox

Chất botox (botulinum toxin) được bác sĩ tiêm vào những nơi đổ nhiều mồ hôi như da đầu, da mặt nhằm làm tê liệt tín hiệu thần kinh tại chỗ và mồ hôi sẽ tiết ra ít hơn. Các phản ứng thường gặp sau tiêm botox là đau đầu, đau sưng nơi tiêm, nhìn kém, sụp mí, yếu cơ… Và sau khoản 2 - 3 tháng, người bị đổ mồ hôi sẽ phải tiêm lại một liệu trình mới nếu tiếp tục muốn kiểm soát mồ hôi.

  • Dùng máy trị mồ hôi Liplop

Dùng máy Liplop trị mồ hôi đầu

Máy trị mồ hôi Liplop nổi bật với phương pháp điện di ion (iontophoresis). Phương pháp này sẽ hướng một dòng điện nhẹ qua da, làm co các tuyến mồ hôi, làm chúng tiết ra ít hơn. Đặc biệt là Máy trị mồ hôi Liplop làm co các tuyến mồ hôi, khiến cho tình trạng của người bệnh chỉ dừng lại như người bình thường, chứ không bịt kín hoàn toàn các tuyến mồ hôi, nên người bệnh không cần lo vấn đề bị đổ mồ hôi bù trừ (như phương pháp cắt hạch giao cảm).

Trung bình sau 3 - 5 tuần điều trị, khi tình trạng đổ mồ hôi đã được cải thiện thì người dùng chỉ cần ngâm duy trì ở mức 1 tuần 1 lần, hoặc 2 tuần 1 lần. Trong quá trình sử dụng, phương pháp cũng không ghi nhận các tác dụng phụ hay tình trạng bị đổ mồ hôi nào khác.

Bài viết liên quan:

MỒ HÔI ĐẦU RA NHIỀU LÀ BỆNH GÌ?❤️✔️

Khi đã tìm hiểu được nguyên nhân khiến bạn đổ mồ hôi đầu nhiều, hãy lựa chọn cách thức phù hợp để không bị gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống và hoạt động hàng ngày nhé. Chúc các bạn thành công!

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.