Giỏ hàng

ĐỔ MỒ HÔI TOÀN THÂN LIỆU CÓ CÁCH NÀO TRỊ KHỎI?

Đổ mồ hôi thực chất không ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mắc. Tuy nhiên lại gây nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt và tâm lý của người bệnh. Đổ mồ hôi một nơi đã rất khó chịu, vậy đổ mồ hôi toàn thân thì liệu có chữa khỏi được không? Và có thể điều trị bằng những cách nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé.

Đổ mồ hôi toàn thân là gì?

Đổ mồ hôi toàn thân

Đổ mồ hôi toàn thân là toàn cơ thể bị ướt đẫm mồ hôi, làn da tiết nhiều mồ hôi hơn bình thường. Đa số tình trạng tăng tiết mồ hôi không liên quan đến các vấn đề thời tiết hay vận động. Một số biểu hiện của những người bị mắc chứng tăng tiết mồ hôi toàn thân là:

  • Tăng tiết mồ hôi ở nhiều bộ phận trên cơ thể, như vùng: nách, lưng, lòng bàn tay, lòng bàn chân,...

  • Da thường yếu, nhợt nhạt, có ánh xanh thậm chí là nhăn nheo nếu như bị đổ mồ hôi quá nhiều.

  • Gót chân bị nứt và đóng vảy.

  • Tuy bị đổ nhiều mồ hôi nhưng cơ thể bị mất nước nên lòng bàn tay, bàn chân sẽ có xu hướng ngứa, khô, lạnh.

Đổ nhiều mồ hôi thực sự khiến người mắc gặp phải nhiều bất tiện trong cuộc sống, đặc biệt sẽ xảy ra tâm lý tự ti, ngại giao tiếp, kết bạn. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến người mắc thay đổi tính cách, nhiều trường hợp dẫn đến trầm cảm.

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi toàn thân:

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi toàn thân là gì?

Tuyến mồ hôi của chúng ta chịu sự điều tiết của hệ thần kinh giao cảm. Hệ thần kinh này sẽ tự động kích hoạt tuyến mồ hôi khi cơ thể tăng lên. Bệnh tăng tiết mồ hôi có thuật ngữ y khoa là hyperhidrosis thứ phát. Được xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, như từ môi trường bên ngoài, thực phẩm tiếp nhận, bẩm sinh do di truyền, triệu chứng của một số căn bệnh. Hyperhidrosis nguyên phát chỉ gây đổ mồ hôi ở một phần trên cơ thể nên không thể gây đổ mồ hôi toàn thân. Những nguyên do gây nên đổ mồ hôi thứ phát là:

  • Các bệnh lý dẫn đến đổ mồ hôi: 

  • Bệnh tiểu đường

  • Thời kì mãn kinh

  • Các bệnh lý về tuyến giáp

  • Hạ đường huyết

  • Bệnh tim

  • Một số loại ung thư

  • Rối loạn hệ thần kinh

  • Nhiễm trùng

  • Và một số bệnh lý khác

  • Một số nguyên nhân khác gây nên đổ mồ hôi toàn thân: tác dụng phụ của một số loại thuốc, thực phẩm cay nóng, chất kích thích, chất béo,...

Chứng tăng tiết mồ hôi không phân biệt giới tính, tuổi tác. Nhiều người cho rằng đàn ông dễ bị đổ mồ hôi nhiều hơn, nhưng điều đó là không đúng, khi bỏ qua các tác nhân kể trên thì cả 2 giới đều có tỉ lệ bị đổ nhiều mồ hôi như nhau.

Những phương pháp điều trị mồ hôi toàn thân:

Sử dụng thuốc chống ra nhiều mồ hôi chứa muối nhôm:

Thuốc chống ra nhiều mồ hôi chứa muối nhôm

Phù hợp với những ai bị mắc chứng tăng tiết mồ hôi mức độ nhẹ, vùng da tiết mồ hôi không lớn như các vùng nách, tay, chân, đầu, trán,...

Thành phần của những loại thuốc này có chứa nhôm clorua, nhôm zirconi, nhôm chlorohydrate… Những thành phần này có tác dụng làm se khít lỗ chân lông, bởi vậy khi (thoa, bôi, xịt) trực tiếp lên bề mặt da, các hoạt chất sẽ bịt kín lỗ chân lông và đọng lại trong các ống dẫn mồ hôi khiến mồ hôi không thể bài tiết ra ngoài.

Nhược điểm là thuốc chỉ có tác dụng trong vòng 24 giờ, sau khi bị rửa trôi thuốc sẽ bị hết tác dụng. Bởi vậy, để có thể kéo dài tác dụng điều trị bạn cần phải sử dụng thuốc liên tục. Ưu tiên sử dụng thuốc sau khi tắm, lau khô người.

Lưu ý khi sử dụng: thuốc chỉ có tác dụng với những ai bị ra nhiều mồ hôi ở mức độ nhẹ. Ai bị đổ mồ hôi nặng thì nên cân nhắc. Thuốc có thể gây kích ứng da khi sử dụng trong thời gian dài. Do đó không nên lạm dụng để tránh các tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy đến như: gây kích ứng da, khó chịu, bỏng rát,... Không nên để thuốc dính vào niêm mạc, mắt vì có thể gây mù lòa.

Chữa ra nhiều mồ hôi bằng thuốc uống:

Chữa ra nhiều mồ hôi bằng thuốc uống

Ngoài các thuốc bôi ngoài da, bạn có thể sử dụng thuốc uống theo kê đơn của các bác sĩ: Glycopyrolat, benzotropin, propanthelin, oxybutynin… Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế hệ thần kinh giao cảm vì chứa các nhóm kháng cholinergic.

Đối với dùng thuốc bạn cần có sự kê đơn của bác sĩ, dùng đúng liều độ, thời gian để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.

Lưu ý khi sử dụng: Thuốc có tác dụng từ 4 đến 6 tiếng, tác dụng sau 30 phút uống. Khi thuốc hết tác dụng mồ hôi sẽ quay trở lại. Chỉ sử dụng thuốc trong thời gian ngắn vì có thể gây nên những tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.

Một số tác dụng phụ của thuốc: khô miệng, mắt mờ, khó tiểu, táp bón, hạ huyết áp, chóng mặt,... và nhiều tác dụng phụ toàn thân khác.

Một số trường hợp không nên sử dụng thuốc: bệnh nhân mắc bệnh tăng nhãn áp, có tiền sử tắc nghẽn đường niệu, liệt ruột, nhược cơ…

Tiêm botox:

Trị mồ hôi bằng tiêm botox

Tiêm botox được ứng dụng tại các vị trí trên cơ thể như: Lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách, trán. Đã được cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận để điều trị.

Tiêm botox là tiêm một lượng nhỏ độc tố botulinum toxin A do vi khuẩn Clostridium botulinum tiết ra. Khi tiêm, botox làm ức chế tín hiệu thần kinh nên mồ hôi sẽ bài tiết ít hơn tại nơi được tiêm.

Liệu trình điều trị: do bác sĩ có chuyên môn thực hiện, chia nhỏ để tiêm. Sau khoảng 4-5 ngày tiêm, thuốc bắt đầu phát huy hiệu quả. Tác dụng kéo dài từ 4 tháng trở lên, tối đa là 12 tháng, sau đó thuốc mất tác dụng, có thể tiêm lại liệu trình điều trị.

Tác dụng phụ thường gặp là gây đau, yếu cơ tại vùng điều trị. Ngoài ra thuốc còn, gây sụp mí, chóng mặt, đau đầu…

Phương pháp điện di ion:

Sử dụng máy điều trị mồ hôi Liplop

Phương pháp này ứng dụng tác dụng của dòng điện trong việc điều trị mồ hôi. Được các chuyên gia bác sĩ chuyên dùng. Có thể trị mồ hôi toàn thân.

Máy trị mồ hôi Liplop ứng dụng phương pháp này trong việc điều trị mồ hôi. Người bệnh sẽ ngâm vùng da bị đổ mồ hôi với nước sau đó dùng máy trong vòng 20 đến 40 phút mỗi lần điều trị. Điện di ion sẽ ức chế tạm thời hoạt động của các tuyến mồ hôi. Chỉ cần duy trì từ 4 đến 6 tuần lượng mồ hôi sẽ giảm đến 90%.

Biện pháp này khá an toàn. Nhưng một số trường hợp không nên sử dụng máy như: phụ nữ mang thai, người cấy máy tạo nhịp tim hoặc thiết bị kim loại (trồng răng), mắc bệnh tim mạch, động kinh…

Chứng tăng tiết mồ hôi không nguy hiểm nhưng đem lại nhiều bất tiện cho cuộc sống của chúng ta. Đặc biệt là tăng tiết mồ hôi toàn thân lại càng khó điều trị, vì mỗi vùng da sẽ có những cách trị khác nhau. Hy vọng bài này đã cung cấp cho bạn những hiểu biết về chứng tăng tiết mồ hôi. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết cung cấp kiên thức sau này.

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.