Giỏ hàng

ĐỔ MỒ HÔI MÔNG - NỖI KHỔ KHÓ NÓI

Khi ngồi lâu (học bài, ngồi trên xe khi chạy xe) là bị đổ mồ hôi mông, ướt quần dù không thấy nóng. Đây là hiện tượng nhiều người bị và gây ra tình trạng khó chịu, khó xử trong những tình huống giao tiếp hàng ngày. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Biện pháp nào để giảm tình trạng này không?

Nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi mông

Không giống như phần nách, phần lớn mồ hôi mông không bốc mùi khó chịu. Đó là vì cơ thể của con người có 2 tuyến mồ hôi: Eccrine và Apocrine. Tuyến mồ hôi toàn vn (Eccrine) nằm rải rác khắp nơi trên da trong đó có vùng mông, nhiều nhất ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và không có mùi. TRong khi đó, tuyến mồ hôi đầu huỷ (Apocrine) hay còn gọi là tuyến mồ hôi dầu chi có ở nách và vùng sinh dục, và đây cũng chính là nơi có mùi hôi khó chịu nhất.

Bạn có thể bị chảy mồ hôi mông do tiếp xúc với môi trường quá nóng, tập thể dục, ngồi nhiều, mặc quần bó chặt hay quần có chất liệu không thoáng khí.

Mô hôi mông thương vô lại, tuy nhiên, nếu da mông của bạn bị xước hoặc có vết thương bất kỳ thì có thể gây nhiễm trùng nhẹ và hơi ngứa. Tuy nhiên, nếu chảy mồ hôi ở vùng mông quá nhiều (ngày cả khi trời không nóng hy vào thời tiết lạnh), thì rất có thể bạn bị chứng tăng tiết mồ hôi khu trú.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi mông

Phương pháp điều trị

Điều trị nội khoa

Bôi chloruahay kalipermanganat, formon… hay dùng thuốc an thần, tâm lý liệu pháp, châm cứu.

Điều trị ngoại khoa

Tiểu thủ thuật; hủy bỏ hạch giao cảm bằng phẫu thuật nội soi, tiêm huyết thanh nóng vào hạch, cắt bỏ hạch…

Trường hợp của bạn tăng tiết mồ hôi chủ yếu ở 2 bên mông thuộc loại khu trú một vùng, bạn nên đi khám chuyên khoa thần kinh để xác định vị trí hạch tổn thương từ đó lựa chọn phương pháp điều trị.

Ngoài ra, trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, bạn cần:

- Hạn chế các món ăn có tính kích thích kể trên.

- Vệ sinh cơ thể và thay quần 2 ngày/lần.

- Có thể dùng phấn thoa giúp khô thoáng hơn.

- Mặc loại vải thấm hút nhanh và mau khô.

Điều trị ngoại khoa

Đổ mồ hôi ở vùng mông không phải là một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên đó là vùng nhạy cảm và khiến bạn gặp phải những tình huống éo le, ngại ngùng. Vậy nên, để cải thiện tình trạng này hãy tham khảo các phương pháp của chúng tôi và nếu tình trạng nghiêm trọng và không thuyên giảm hãy nhờ đến sự tư vấn, thăm khám của bác sĩ.

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.