Giỏ hàng

CÁCH HÔ BIẾN MẤT MÙI MỒ HÔI KHÓ CHỊU

Bạn tự ti với mùi hôi trên cơ thể? Bạn cảm thấy mồ hôi khiến cơ thể bạn nặng mùi hơn nhưng lại không biết khắc phục như thế nào? đã bao giờ bạn tự hỏi liệu những mùi hôi này xuất phát từ đâu và nguyên do nào khiến mồ hôi có mùi? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé.

Vì sao mồ hôi trở nên nặng mùi?

Mồ hôi nặng mùi

Mồ hôi là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Cấu tạo của mồ hôi bao gồm nước và muối. Bởi vậy nếu mồ hôi có mùi thì do đâu? Thực chất mồ hôi không hề có mùi, mà khi bài tiết mồ hôi có mùi nồng nặc khó chịu là hiện tượng xảy ra khi cơ thể bài tiết một lượng lớn bất thường chất tiết tuyến mồ hôi. Vì vậy, bị vi khuẩn trên da phân hủy tạo thành các acid béo, có mùi khó chịu, các mảnh vụn tế bào có sẵn trên da lên men và phân hủy.

Có hai loại tuyến mồ hôi cơ bản:

  • Apocrine: tập trung ở vùng nách, ống tai, bộ phận sinh dục, hậu môn. Tuyến mồ hôi này phụ trách bài tiết dầu nhớt, hoạt động mạnh khi cơ thể bắt đầu ở tuổi dậy thì. Rối loạn tuyến mồ hôi này là nguyên nhân gây nên khiến mồ hôi có mùi.

  • Eccrine: tuyến mồ hôi bẩm sinh, có từ lúc chúng ta mới sinh ra, phân bố đều khắp các bộ phận trên cơ thể. Thành phần chủ yếu là nước, nhiệm vụ chính là điều hòa thân nhiệt, làm mát cơ thể. Rối loạn của tuyến này gây ra hiện tượng tăng giảm mồ hôi và rôm sảy.

Cũng chính vì nguyên do trên nên các em nhỏ đến tuổi dậy thì cơ thể sẽ nặng mùi hơn nhiều khi chơi thể thao. Một số nguyên nhân khác gây nên tình trang mồ hôi có mùi này:

Mồ hôi bị nặng mùi là do chế độ ăn uống, vận động, bệnh tật:

Một số nguyên do khiến mồ hôi nặng mùi

  • Vận động: Khi bạn phải hoạt động mạnh như chơi thể thao, đi bộ, leo cầu thang hay lao động nặng nhọc,... cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi để giảm nhiệt cho cơ thể.

  • Đồ ăn, thức uống: Có thể bạn đã biết, thức ăn có thể gây mùi cho cơ thể. Nếu bạn ăn các loại thức ăn như cá, tỏi, cà phê, rượu,... sẽ khiến cơ thể tiết ra mùi tương tự.

  • Bệnh: những ai đang mắc bệnh như tim, sốt rét, lao, ung thư,... hay ở nữ giới thời kì mãn kinh, nam giới giảm chức năng tuyến sinh dục, sẽ dễ bị bốc hỏa. Có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc chống trầm cảm khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi hơn.

Mồ hôi cơ thể có mùi nặng là do vi khuẩn:

Mồ hôi có thành phần chính là nước và muối (NaCl). Vì vậy, về bản chất chúng không có mùi. Tuy nhiên, sau một thời gian khi tiết ra ngoài môi trường và bề mặt da sẽ bị vi khuẩn làm cho lên men và có mùi. Do đó, thật dễ hiểu khi các vùng nách, bẹn... những nơi có nhiều lông, vi khuẩn cư ngụ sẽ có mồ hôi nặng mùi hơn những khu vực khác. 

Điều đặc biệt là mỗi người sẽ có các loại vi khuẩn khác nhau nên thường mỗi người sẽ có mùi hôi cơ thể không giống nhau. Ngoài ra, khi bạn để mồ hôi tiết ra nhiều trên quần áo, giày... nhiều ngày mà không giặt, khi đó vi khuẩn sẽ sinh sôi nhiều. Nếu như bạn tiếp tục diện nó thì khi cơ thể tiết mồ hôi ra và gặp lượng vi khuẩn lớn, mùi hôi nặng mùi là điều bạn nên lường trước. 

Những thói quen tốt xử lý mùi hôi cơ thể:

1.Giữ gìn vệ sinh thân thể:

Giữ gìn vệ sinh thân thể

Thường xuyên tắm giặt, duy trì hằng ngày, mỗi ngày ít nhất 1 lần để loại bỏ mùi hôi và vi khuẩn trên da. Bởi vi khuẩn trên da sẽ phân hủy mồ hôi tạo thành các chất khác có mùi khó chịu nên bạn phải làm sạch cơ thể mỗi ngày, tránh để chúng sinh sôi nhanh chóng tạo mùi hôi khó chịu. Vệ sinh kỹ càng những nơi dễ bị đổ mồ hôi và thường xuyên có mùi nhất.

2. Sử dụng xà phòng diệt khuẩn:

Một số loại xà phòng có tác dụng diệt khuẩn, bạn có thể tìm hiểu trên thị trường những loại xà phòng có chiết suất từ thiên nhiên, an toàn với da. Để vừa có thể loại bỏ mùi hôi vừa dưỡng da của mình.

3. Chú ý lau khô người:

Lau khô người là những điều kiện tiên quyết khi bạn có mùi hôi trên cơ thể. Luôn khiến cho vùng da được khô thoáng nhất, tránh việc đổ mồ hôi.

4. Sử dụng chất chống mồ hôi công nghiệp:

Chất chống mồ hôi công nghiệp:

Bạn có thể sử dụng các loại lăn xịt khử mùi sau khi tắm xong, một số loại xịt khử mùi không có mùi thơm và không chứa cồn là ưu tiên hàng đầu để ngăn mùi và tránh làm ố vàng áo. Hoặc bạn có thể sử dụng phèn chua chà vào vùng nách sau khi tắm, phèn chua giúp ngăn mồ hôi và mùi mồ hôi vô cùng hiệu quả. Lại có giá thành rẻ, dễ sử dụng. 

5. Giặt giũ quần áo thường xuyên:

Việc để ủ quần áo quá lâu khiến vi khuẩn tích tụ gây mùi và ố bẩn áo. Bởi vậy sau khi tắm xong bạn nên phơi giặt quần áo luôn. Đặc biệt là tất và lót giày sau khi sử dụng hãy giặt chúng, tránh để ủ lâu gây mùi rất khó chịu.

6. Hạn chế những loại đồ ăn và thức uống này:

Hạn chế thức ăn cay nóng

Một số thức ăn khiến bạn bị đổ nhiều mồ hôi và gây mùi cho cơ thể mà bạn cần phải tránh: ớt cay, tiêu, tỏi, hành tây, đồ uống có chứa caffeine hoặc chứa chất kích thích,...

Trên đây là tổng hợp những mẹo nhỏ giúp bạn loại bỏ mùi mồ hôi khó chịu đồng thời cũng cung cấp cho bạn những thông tin về nguyên nhân gây nên mùi cơ thể này. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích. Bạn cần chú ý đến vấn đề vệ sinh cơ thể và sức khỏe của bản thân nhiều hơn để có một cơ thể khỏe mạnh và thơm tho. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo.

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.