Giỏ hàng

ĐỔ MỒ HÔI LẠNH CÓ PHẢI DO BỆNH LÝ NGUY HIỂM?

Đổ mồ hôi là tình trạng hoàn toàn bình thường của cơ thể. Nhưng đổ mồ hôi lạnh thì không. Đổ mồ hôi lạnh có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó, có thể do ốm, sốt, căng thẳng… Nhiều người mắc  phải tình trạng này nhưng luôn coi thường bệnh, không để ý đến tín hiệu “cầu cứu” của cơ thể. Bởi vậy, ở bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích nguyên nhân vì sao cần phải chú ý mồ hôi lạnh.

Đổ mồ hôi lạnh là gì?

Đổ mồ hôi lạnh kèm theo rét run người

Như các bạn đã biết, đổ mồ hôi lạnh chỉ xảy ra khi cơ thể đang không khỏe. Mồ hôi lạnh được biết là cảm giác ớn lạnh kết hợp mồ hôi trộm (đổ mồ hôi khi ốm hoặc khi dùng thuốc). Toát mồ hôi lạnh thường đi kèm với chóng mặt, đó là dấu hiệu về tình trạng bất thường của cơ thể.

Nguyên nhân bị đổ mồ hôi lạnh:

Đổ mồ hôi lạnh có nhiều nguyên nhân khác nhau. Thường gặp nhất là do ốm, sốt, nhiễm trùng, căng thẳng hoặc thậm chí là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm khác như: bệnh tim, hạ đường huyết hoặc bệnh nhân trong thời kỳ mang thai và thời kỳ mãn kinh. Một số nguyên nhân có thể kể đến là:

  • Cơ thể bị sốc:

Khi cơ thể bị sốc sẽ bắt đầu bị đổ mồ hôi lạnh

Đây là tình trạng đáng báo động của cơ thể, phải cấp cứu, nếu cơ thể không được cung cấp đủ oxi trong máu quá lâu.

  • Nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng huyết:

Khi cơ thể bị nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng huyết, tình trạng máu bị đông có thể xảy ra hoặc thậm chí là tràn ra toàn mạch máu. Làm cho các cơ quan không nhận được oxi, gây nên tình trạng đổ mồ hôi lạnh.

  • Đau dữ dội:

Đau đớn do chấn thương hoặc bệnh

Khi cơ thể bạn bị đi dữ dội do chấn thương hoặc đau bụng quá mức… Cũng có thể bị đổ mồ hôi lạnh. Khi này, cơ thể không nhận đủ oxi dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi lạnh nhiều hơn.

  • Căng thẳng, lo lắng:

Căng thẳng, lo lắng gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe hơn ta tưởng. Căng thẳng có thể xuất phát từ vấn đề gia đình, công việc, học tập. Thường khi căng thẳng chúng ta sẽ bị đổ mồ hôi lạnh.

  • Thời kỳ mãn kinh:

Phụ nữ thời kì tiền mãn kinh bị đổ mồ hôi lạnh

Bước vào giai đoạn mãn kinh, cơ thể chúng ta dần có nhiều thay đổi. Mãn kinh gây ra mất cân bằng nội tiết tố estrogen và progesterone trong cơ thể. Gây nên tình trạng bốc hỏa, đổ mồ hôi. Đổ mồ hôi lạnh cũng là biểu hiện thường thấy nhất khi bước vào thời kỳ này.

  • Hạ đường huyết, đau tim:

Khi tình trạng đường trong máu giảm xuống mức dưới bình thường, cơ thể sẽ phản ứng giống với khi thiếu oxi. Đó là bị đổ mồ hôi lạnh. Bởi vậy, để tránh gặp tình trạng này, bạn hãy luôn mang theo đồ ngọt bên mình như bánh, kẹo để điều chỉnh lượng đường nhanh chóng.

Bệnh đau tim cũng dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi lạnh. Nếu cơ thể có dấu hiệu của việc đổ mồ hôi lạnh hãy đến khám ngay để phát hiện bệnh tình sớm nhất để điều trị kịp thời.

Do hội chứng tăng tiết mồ hôi

Tăng tiết mồ hôi là tình trạng bị đổ mồ hôi nhiều so với bình thường. Bởi vậy, cũng sẽ bị đổ mồ hôi lạnh mà không có bất kì nguyên do nào. Đối với nguyên nhân này, người bệnh không cần lo lắng, tăng tiết mồ hôi chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh chứ không có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chúng ta. 

Nếu bạn gặp phải tình trạng này, có thể tham khảo phương pháp điều trị tăng tiết mồ hôi bằng điện di ion. Bằng cách ứng dụng dòng điện có cường độ nhỏ vào việc điều trị, đây là phương pháp khá an toàn, hiệu quả đến 90% chỉ sau 4 - 6 tuần sử dụng tùy cơ địa mỗi người. 

Tóm lại, mồ hôi lạnh khác với mồ hôi bình thường. Bạn không nên coi nhẹ dấu hiệu này, nếu may mắn đó chỉ là tình trạng tăng tiết mồ hôi bình thường. Nếu nặng hơn có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào đó. Bởi vậy, bạn nên quan tâm đến sức khỏe của mình hơn nhé.


Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.