Giỏ hàng

MỒ HÔI CÓ MÙI CHUA - CÓ PHẢI BỆNH?

Chắc hẳn bạn đã từng gặp phải tình trạng mồ hôi có mùi chua? Có thể là mồ hôi từ nách, chân hay tay, lưng,... Đã bao giờ bạn đặt câu hỏi, tại sao mồ hôi chỉ là nước sao lại có mùi chua như thế? Và làm cách nào để hạn chế cũng như khắc phục tình trạng này? Cùng chúng tôi đi giải đáp những thắc mắc còn chưa tỏ giúp bạn nhé.

Tại sao mồ hôi lại phát ra mùi chua khó chịu?

Mồ hôi có mùi chua do đâu?

Mồ hôi là cơ chế làm mát của cơ chế. Bao gồm 2 thành phần chính là nước và muối. Mồ hôi chủ yếu là nước nhưng ngoài ra còn có chứa một lượng nhỏ muối, đường, ure và amoniac. Có thể bạn chưa biết, tùy vào vị trí trên cơ thể sẽ tiết ra 1 lượng mồ hôi khác nhau và loại mồ hôi khác nhau. Ví dụ như vùng có nhiều nang lông như nách và bẹn, sẽ tiết ra mồ hôi có chất dịch đặc. Còn ở những phần còn lại trên cơ thể tiết ra chất lỏng loãng, trong như nước. Loại hay khiến mồ hôi có mùi chua nhất là mồ hôi đặc.

Vậy nguyên nhân nào khiến mồ hôi có mùi chua?

Thức ăn:

Các loại gia vị gây đổ mồ hôi và có mùi khó chịu

Gia vị trong mỗi bữa ăn sẽ phản ánh mùi mồ hôi tiết ra khỏi cơ thể. Bởi những gì chúng ta ăn không chỉ phản ánh qua hơi thở. Nếu trong bữa ăn bạn có sử dụng giấm, tỏi, hành thì các gia vị này sẽ bị cơ thể phân hủy tạo nên các hợp chất có mùi đặc biệt. Và sau đó sẽ đi vào mồ hôi để đào thải 1 phần ra ngoài.

Nếu bạn ăn một số loại thực phẩm như thịt đỏ và sữa tươi hay phô mai cũng có thể gây nên điều tương tự. Bởi những loại thực phẩm này chứa nhiều hợp chất dễ bay hơi nên dễ làm thay đổi mùi cơ thể.

Căng thẳng, Stress:

Khi bạn rơi vào áp lực, căng thẳng trong công việc, cuộc sống sẽ khiến bạn bị đổ nhiều mồ hôi hơn, các tuyến mồ hôi apocrine được kích hoạt và tạo ra mùi cơ thể. Nếu trước đó bạn chưa bao giờ bị đổ mồ hôi chua mà bây giờ lại gặp phải tình trạng này có lẽ là do đang bị căng thẳng, áp lực quá mức.

Trong thời kỳ mãn kinh, tiền mãn kinh cũng khiến bạn gặp phải tình trạng mồ hôi mùi chua. Hoặc cơ thể là do sự thay đổi nội tiết tố, nồng độ hormone vào tuổi dậy thì, kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai sẽ gây nên những mùi chua khó chịu.

Nhiễm khuẩn:

Một số người bị nhiễm trùng da do vi khuẩn Corynebacteria sẽ khiến mồ hôi cũng sẽ có mùi chua. Thường thấy ở các vùng da như bàn chân, nách và bẹn.

Dưới vùng nách có thể bạn sẽ bắt gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn lông nách do nhiễm trùng vi khuẩn Trichomycosis. Vi khuẩn này khiến người mắc bị khó chịu và có mùi chua phát ra trên cơ thể. Tuy nhiên loại vi khuẩn này không hề gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người mắc. Bởi vậy bạn không cần quá lo lắng.

Chứng tăng tiết mồ hôi:

Chứng tăng tiết mồ hôi

Tăng tiết mồ hôi là tình trạng bị đổ mồ hôi nhiều hơn so với bình thường, có thể là bị đổ mồ hôi vùng nách, tay, chân, thậm chí là toàn thân. Mồ hôi đổ càng nhiều càng khiến nguy cơ bị đổ mồ hôi chua càng cao hơn. 

Tăng tiết mồ hôi xuất phát từ chính cơ thể, có thể do các bệnh lý hoặc do di truyền, thời kỳ mãn kinh hay các bệnh liên quan đến tuyến giáp. Bệnh tiểu đường gây đổ mồ hôi chua, vì lượng glucose không được kiểm soát nên cơ thể cần đốt cháy mỡ lấy lại năng lượng. Trong quá trình này sẽ tạo nên các chất chuyển hóa, ví dụ như axeton vào mồ hôi và hơi thở. Chất Axeton khiến cơ thể có mùi chua và tạo cảm giác ngọt trong miệng.

Cách khắc phục mồ hôi có mùi chua đơn giản, hiệu quả:

Đối với mồ hôi chua do các vấn đề về vệ sinh cơ thể, điều trị vô cùng đơn giản. Nhưng nếu nguyên do xuất phát từ các bệnh lý bên trong cơ thể hoặc do chứng tăng tiết mồ hôi. Bạn phải trị khỏi nguyên nhân gây bệnh, sau đó mới có thể khắc phục tình trạng này.

Vệ sinh cơ thể thường xuyên:

Chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Điều đơn giản là bạn chỉ cần tắm rửa sạch sẽ, sau mỗi lần hoạt động thể dục, thể thao, bạn nên chú ý vệ sinh thân thể của mình. Tắm hàng ngày (nhiều lần trong ngày, giúp bạn giảm lượng vi khuẩn phân hủy mồ hôi trên da.

Sử dụng phèn chua sau khi tắm rửa và lau khô người. Giúp ngăn ngừa mồ hôi và mùi mồ hôi chua. Hoặc có thể sử dụng chất chống mồ hôi và khử mùi nhằm ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn gây mùi trên da, đồng thời bít tắc lỗ chân lông để ngăn mồ hôi từ các tuyến mồ hôi.

Các phương pháp điều trị y khoa:

Thuốc kháng sinh:

Nếu cơ thể bạn bị đổ mồ hôi do vấn đề vi khuẩn, nhiễm trùng bạn buộc phải sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và điều hòa lại các chất hóa học trong cơ thể.

Tiêm botox:

Đây là biện pháp phù hợp với các bạn bị mắc chứng tăng tiết mồ hôi nách. Bằng các nghiệp vụ y tế, các bác sĩ sẽ tiêm 1 lượng nhỏ chất độc vào vùng da đổ mồ hôi. Hạn chế đổ mồ hôi. Tuy nhiên, chi phí khá cao và điều trị tốn kém thời gian.

Điện di ion:

Điều trị bằng máy trị mồ hôi Liplop

Máy Liplop ứng dụng phương pháp này vào việc điều trị chứng tăng tiết mồ hôi của mình. Sau 4 - 6 tuần điều trị bạn sẽ thấy mồ hôi giảm đến 90%. Đặc biệt, sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận của Bộ y tế về độ an toàn và hiệu quả của sản phẩm.

Có thể thấy mùi mồ hôi chua xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, song vì bất kì nguyên do nào đi chăng nữa đều khiến chúng ta cảm thấy tự ti về mùi cơ thể của mình. Bởi vậy, hy vọng các bạn sẽ sớm khắc phục được chứng khó chịu này. Nếu bạn bị mắc chứng tăng tiết mồ hôi có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về máy điều trị mồ hôi Liplop.

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.