Giỏ hàng

ĐỔ MỒ HÔI ĐẦU KHI NGỦ Ở NGƯỜI LỚN ❤️✔️

Không chỉ riêng trẻ nhỏ mà ngay cả người trưởng thành cũng bị đổ mồ hôi đầu nhiều khi ngủ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Nó khiến nhiều người phải giật mình thức giấc hằng đêm với đầu tóc ướt sũng mồ hôi, kéo theo một ngày làm việc uể oải, sức khỏe giảm sút vì thiếu ngủ. Vậy nguyên nhân gây đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn là gì và mức độ nguy hiểm của nó ra sao? Tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn

Thời tiết nắng nóng và tập thể dục không phải là những yếu tố duy nhất kích hoạt tuyến mồ hôi hoạt động. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây đổ mồ hôi nhiều, nhất là trong khi ngủ, chẳng hạn như:

Thời tiết nắng nóng và tập thể dục không phải là những yếu tố duy nhất kích hoạt tuyến mồ hôi hoạt động

- Nhiễm trùng: phổ biến là cúm, lao và hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV)…

- Mất cân bằng nội tiết: Khi phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, tiểu đường, bệnh tuyến giáp, dậy thì, mang thai…

- Ngưng thở khi ngủ: Tỷ lệ người có hội chứng này bị đổ mồ hôi đêm cao gấp 3 lần so với người bình thường.

- Trào ngược dạ dày - thực quản: Mặc dù ợ nóng là triệu chứng chính, nhưng đổ mồ hôi đêm cũng rất phổ biến ở người có bệnh dạ dày.

- Ung thư: Đổ mồ hôi đêm có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh ung thư, thường gặp nhất là u lympho và bệnh bạch cầu…

- Tác dụng phụ của thuốc tây: như thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ sốt, thuốc hạ đường huyết…

- Hạ đường huyết: thường gặp nhất là trường hợp người bệnh tiểu đường dùng thuốc nhưng đường huyết bị hạ quá mức.

- Rối loạn hệ thần kinh thực vật: có thể vô căn (không rõ nguyên nhân), hoặc do di truyền, sau chấn thương, đột quỵ…

Đàn ông đổ mồ hôi nhiều hơn phụ nữ, vì sao?

Mặc dù có một lượng lớn các tuyến mồ hôi nhưng cơ thể phụ nữ lại không sản xuất nhiều mồ hôi như nam giới. Theo một nghiên cứu được công bố trên Journal of Strength & Conditioning Research, mặc dù uống cùng một lượng nước và tập thể dục cường độ như nhau, tốc độ đổ mồ hôi của phụ nữ vẫn ít hơn so với nam giới (0,57 lít/giờ so với 1,12 lít/giờ). Ngoài ra, các nghiên cứu mới đây cho thấy rằng phụ nữ luôn có xu hướng đổ mồ hôi ít hơn nam giới, cho dù hình dạng cơ thể như thể nào.

Tốc độ đổ mồ hôi của phụ nữ vẫn ít hơn so với nam giới

Tuy nhiên, dù đổ mồ hôi ít hơn nhưng phụ nữ vẫn có thể duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường. Điều này là do phụ nữ bốc hơi mồ hôi trên da hiệu quả hơn nam giới, do đó có thể hạ thân nhiệt mà không cần đến nhiều mồ hôi. Các nhà nghiên cứu vẫn đang khám phá sự khác biệt về giới tính trong cách đổ mồ hôi toàn thân, tập trung vào sự biến động nội tiết tố và các hormone giới tính.

Cách trị mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn

Lựa chọn phương pháp điều trị chứng mồ hôi khi ngủ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này như điều chỉnh rối loạn hormon, thuốc uống, các bệnh lý mắc phải…

Có cách nào để điều trị căn bệnh này không?

Nếu không thể xác định được nguyên nhân trực tiếp, việc điều trị chủ yếu dựa trên sự thay đổi lối sống tích cực. Bạn nên:

- Ngủ trong phòng thoáng khí, mát mẻ; bố trí đủ quạt và điều hòa trong phòng.

- Lựa chọn chất liệu ga giường, quần áo ngủ thấm hút mồ hôi, tránh đắp chăn quá dày

- Hạn chế uống rượu bia, cà phê, ăn đồ cay nóng... nhất là trước khi ngủ

- Thực hiện chế độ ăn ít chất béo, đường…

- Luyện tập hít thở sâu, thiền tịnh trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.

- Theo dõi cân nặng, điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập để tránh dư cân, béo phì

- Cung cấp đủ nước (1,5 – 2 lít) mỗi ngày.

- Dùng chất chống mồ hôi bôi xoa ngoài tại những vị trí dễ bị tăng tiết mồ hôi như nách, bàn tay, bàn chân, tóc, lưng, ngực, bẹn…

Trị mồ hôi đầu với Máy trị mồ hôi Liplop

Trị mồ hôi đầu với Máy Liplop

Ưu thế vượt trội hơn so với những phương pháp khác, Máy trị mồ hôi Liplop có khả năng trị mồ hôi ở những vùng da khó trị nhất, ngay cả lưng, bụng, trán, và thậm chí là vùng đầu. Người dùng chỉ cần làm ẩm miếng mút có đi kèm với máy, làm theo sách hướng dẫn và điều trị trong khoảng 20 phút. Rất nhiều khách hàng đã sử dụng và ghi nhận kết quả mồ hôi đầu giảm rõ rệt sau 4 - 6 tuần sử dụng.

Với máy trị mồ hôi Liplop, người dùng sẽ không cần phải lo sợ bị đau rát, bỏng, không để lại sẹo, vết thâm do phương pháp điện di ion có dử dụng dòng điện với cường độ cực nhỏ, thông qua nước làm co các tuyến mồ hôi, giúp chúng tiết ra ít hơn. Phương pháp này chỉ làm co các tuyến mồ hôi chứ không bịt kín hoàn toàn, gây ra tình trạng bít tắc, làm đổ mồ hôi bù trừ ở những bộ phận khác. Chính bởi lý do này mà ngày càng có nhiều chuyên gia, bác sĩ đầu ngành ưu tiên cho bệnh nhân điều trị bằng cách điện di ion. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần có sự ngâm duy trì 1 lần/ tuần để kiểm soát mồ hôi tốt hơn.

Hiện Máy trị mồ hôi Liplop có các mã sản phẩm thích hợp với từng bộ phận khác nhau cho người dùng dễ dàng lựa chọn:

MS01 - Trị mồ hôi tay chân

MS02 - Trị mồ hôi tay chân, nách

MS03 - Trị mồ hôi toàn thân (tay chân, nách, đầu, mặt, trán, lưng, bụng,...)

Đa số các trường hợp đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn thường không nguy hiểm, tuy nhiên việc thăm khám để loại trừ một số bệnh lý gây ra tình trạng này là điều cần thiết. Ngoài ra, bạn nên chú ý điều chỉnh lối sống theo những lưu ý trên đây để giảm bớt tình trạng này, tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ và sức khỏe về lâu dài. Liplop chúc các bạn thành công!


BẠN CÓ MUỐN NGỪNG LO LẮNG VỀ VIỆC ĐỔ MỒ HÔI CƠ THỂ VÀ BẮT ĐẦU CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP?

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN THÊM CHO BẠN

 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.