Giỏ hàng

MỒ HÔI TRỘM Ở ĐẦU TRẺ SƠ SINH❤️✔️

Đổ mồ hôi trộm ở đầu trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên nếu các mẹ không chú ý, mồ hôi đổ nhiều có thể ngấm ngược vào da gây viêm phổi rất nguy hiểm. Vậy trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi trộm nhiều ở đầu và lưng cần phải làm gì để khắc phục? Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm về căn bệnh đổ mồ hôi trộm ở đầu trẻ sơ sinh cũng như nguyên nhân, cách trị , tham khảo ngay nhé.

Phân biệt trẻ sơ sinh đổ mồ hôi do sinh lý và đổ mồ hôi do bệnh lý

Mồ hôi trộm sinh lý: Nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi là vì hệ thần kinh đại não của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, trẻ bị đổ mồ hôi trộm là vì sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, nếu tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể. Đây cũng là sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn hằng định. Đây cũng là sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn hằng định.

Khi thân nhiệt tăng do thời tiết ấm hoặc do mặc nhiều quần áo, đắp nhiều chăn thì trẻ chỉ có cách thông qua mồ hôi để điều tiết nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra trẻ uống sữa hay đồ uống khác trước khi đi ngủ cũng dẫn đến sự ra mồ hôi.

Mồ hôi trộm sinh lý xuất hiện do hệ thần kinh đại não của trẻ phát triển chưa hoàn thiện

Tham khảo:

Mồ hôi sinh lý thường ra nhiều ở đầu và cổ, thường phát sinh vào lúc đi ngủ khoảng 30 phút và khoảng 60 phút sau thì không còn nữa. Đổ mồ hôi đầu hay mồ hôi cổ sinh lý thường không gây ảnh hưởng đáng ngại đối với sức khỏe của trẻ, phụ huynh đừng quá lo lắng.

Nhiều mồ hôi bệnh lý: Xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm, biểu hiện là đầu có nhiều mồ hôi. Khi bú hoặc sau khi ngủ, mồ hôi tăng tiết, sau hết dần mà không liên quan đến thời tiết, đồng thời có biểu hiện khác của còi xương như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực dô mình gà…, chân vòng kiềng hoặc có biểu hiện của lao sơ nhiễm (ho kéo dài, ăn uống kém, Xquang có tổn thương lao sơ nhiễm).

Khi đổ mồ hôi đầu quá nhiều và liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn, lỗ chân lông mở rộng là những nguyên nhân làm cho cơ thể bé dễ bị ngấm lạnh, phổ biến thường thấy là các chứng bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, bé thường hay bị cảm, ho, sổ mũi… Nếu hiện tượng đó kéo dài và liên tục ngày này sang ngày khác, cơ thể trẻ sẽ bị suy kiệt.

Nếu đổ mồ hôi kéo dài, cơ thể trẻ sẽ bị suy kiệt

Nhìn chung trẻ nhỏ ra mồ hôi khi ngủ có nhiều nguyên nhân nên cha mẹ phải biết phân biệt giữa mồ hôi sinh lý hay mồ hôi bệnh lý như đã nói ở trên. Khi nghi trẻ có bệnh cần đưa tới cơ sở y tế khám tìm nguyên nhân để chữa trị kịp thời.

Trẻ bị đổ mồ hôi trộm có biểu hiện như nào?

  • Hay bị đổ mồ hôi, đặc biệt vào ban đêm. Một số vị trí đổ mồ hôi trộm thường gặp như: Lưng, đầu, sau gáy, bàn chân, bàn tay, nách.

  • Bé hay giật mình khi ngủ cũng là dấu hiệu nhận biết trẻ bị đồ mồ hôi trộm.

  • Trẻ hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi

Hệ thần kinh chưa phát triển hoàn thiện

Hệ thần kinh là một mạng lưới phức tạp gồm thần kinh và tế bào có chức năng là truyền thông tin đến bộ não, tủy sống và các bộ phận cơ thể, đồng thời kiểm soát và cân bằng nhiệt độ cơ thể.

Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, do đó thân nhiệt của trẻ sẽ thay đổi tùy theo nhiệt độ môi trường. Khi môi trường xung quanh có nhiệt độ cao hoặc sau khi trẻ bú, trẻ sẽ đổ nhiều mồ hôi.

Quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh

Nhịp tim của trẻ sơ sinh nhanh hơn trẻ vị thành niên, nhịp tim của trẻ vị thành niên nhanh hơn người trưởng thành.

Trẻ từ 0 đến 1 tháng tuổi: nhịp tim 70-190 lần/phút.

Trẻ từ 1 đến 11 tháng tuổi: nhịp tim 80-160 lần/phút.

Trẻ từ 1 đến 2 tuổi: nhịp tim 80-130 lần/phút.

Trẻ từ 3 đến 4 tuổi: nhịp tim 80-120 lần/phút.

Trẻ từ 5 đến 6 tuổi: nhịp tim 75-115 lần/phút.

Trẻ từ 7 đến 9 tuổi: nhịp tim 70-110 lần/phút.

Trẻ từ 10 tuổi trở lên và người trưởng thành: nhịp tim 60-100 lần/phút.

Nhịp tim càng nhanh nghĩa là lượng máu vận chuyển đến các tế bào và quá trình trao đổi chất diễn ra càng nhanh, đó cũng là nguyên nhân gia tăng lượng mồ hôi ở trẻ.

Tư thế ngủ của trẻ vào ban đêm

Trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi trộm, đặc biệt là vào ban đêm và một trong những nguyên nhân là do tư thế ngủ của trẻ. Trong quá trình ngủ, trẻ sơ sinh ít trở mình hay cố định vị trí đầu và hiếm khi thay đổi tư thế ngủ như người lớn, đó là lý do đầu trẻ đổ nhiều mồ hôi.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh có giấc ngủ sâu hơn trẻ vị thành niên và người trưởng thành. Trong chu kỳ giấc ngủ sâu, thân thể của trẻ ít cử động, điều này cũng là nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi trộm.

Vị trí tuyến mồ hôi

Người trưởng thành có tuyến mồ hôi phân bố khắp cơ thể, hoạt động hiệu quả và không giới hạn ở một vài bộ phận. Trẻ sơ sinh có điểm đặc biệt là tuyến mồ hôi phân bố khắp cơ thể nhưng bởi vì chưa phát triển hoàn thiện, do vậy trẻ thường đổ nhiều mồ hôi ở phần đầu. Thai nhi khi ở trong tử cung của mẹ không đổ mồ hôi, bởi cơ thể người mẹ đã kiểm soát thân nhiệt của thai nhi. Việc đổ mồ hôi lúc này là không cần thiết và tuyến mồ hôi sẽ không hoạt động cho đến khi trẻ ra đời.

Sau khi trẻ ra đời, chức năng tuyến mồ hôi duy nhất hoạt động tập trung tại phần đầu của trẻ. Hệ thần kinh của trẻ chưa kiểm soát những bộ phận khác, lúc này những tuyến mồ hôi hoạt động mạnh sẽ tiết nhiều mồ hôi, đặc biệt là vào ban đêm.

Chức năng tuyến mồ hôi duy nhất hoạt động tập trung tại phần đầu của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh tiết mồ hôi trải rộng bề mặt hơn người trưởng thành, khu vực tiết mồ hôi tập trung tại phần đầu, do đó phần đầu của trẻ sẽ đổ nhiều mồ hôi. Những tuần tiếp theo, các tuyến mồ hôi phân bố khắp cơ thể trẻ sẽ dần hoạt động. Lúc này không chỉ đầu trẻ đổ mồ hôi, ngay cả cơ thể, cánh tay và chân đều ra nhiều mồ hôi.

Nguyên nhân đến từ môi trường - Nhiệt độ môi trường cao

Nếu trẻ đổ mồ hôi trộm khi đang ngủ, nghĩa là nhiệt độ trong phòng quá cao. Môi trường xung quanh trẻ là yếu tố quyết định, cho dù là vào mùa nào nếu nhà có trẻ con thì bố mẹ phải điều chỉnh nhiệt độ trong phòng thích hợp.

Vào mùa đông, nhiệt độ trong phòng nên giữ ở mức ấm, không nên điều chỉnh quá khô nóng, bởi tình trạng này sẽ khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi và thiếu nước.

Với những thông tin trên đây, các mẹ đã biết được trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi trộm ở đầu có biểu hiện và xuất pháp từ nguyên nhân nào chưa? Đón xem bài viết tiếp theo để biết nên làm gì để điều trị căn bệnh này nhé. Liplop hẹn gặp lại các bạn!

 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.