Giỏ hàng

RA MỒ HÔI NHIỀU Ở MẶT LÀ BỆNH GÌ

Khuôn mặt đại diện cho hình ảnh của mỗi người, bởi vậy sẽ thật phiền toái và thiếu tự tin khi nó luôn ướt đẫm, nhễ nhại mồ hôi. Đầu tóc luôn bết dính do đổ mồ hôi có thể khiến nhiều người trở nên khó chịu và kèm theo là sự lúng túng, xấu hổ khi đứng trước đám đông. Thực tế, ra mồ hôi nhiều ở mặt không phải là tình trạng hiếm gặp và hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng những biện pháp điều trị đơn giản ngay tại nhà. Vậy ra mồ hôi nhiều là bệnh gì? Mọi lời giải đáp đều có trong bài viết ngày hôm nay của liplop, mời các bạn cùng tham khảo.

Đổ mồ hôi mặt thế nào là nhiều?

Mồ hôi mặt ra nhiều là tình trạng đổ mồ hôi quá mức ở trán, hai bên cánh mũi, trên môi, cằm và da đầu. Đổ nhiều mồ hôi đầu làm cho mái tóc luôn ẩm ướt và gây phiền toái khi mồ hôi chảy xuống trán, vào mắt.

Đổ nhiều mồ hôi đầu làm cho mái tóc luôn ẩm ướt và gây phiền toái

Đổ mồ hôi mặt thường xuất hiện không báo trước, đôi khi kèm theo hiện tượng đỏ bừng mặt. Đổ mồ hôi vị giác (gustatory hyperhidrosis) là tình trạng mồ hôi mặt ra nhiều sau khi ăn một hoặc nhiều loại thực phẩm nhất định (như đồ nóng, cay, trà, cà phê, sô cô la). Các khu vực đổ mồ hôi vị giác là trán, mũi, trên môi và xung quanh miệng. Một số người chỉ cần ngửi mùi thức ăn thôi cũng bị toát mồ hôi mặt.

Nguyên nhân gây ra bệnh đổ mồ hôi mặt

Đổ mồ hôi do rối loạn chức năng hệ thần kinh thực vật, cường giao cảm

Nhánh giao cảm của hệ thần kinh thực vật bị hưng phấn quá mức, gửi tín hiệu chỉ huy liên tục kích thích tuyến mồ hôi bài tiết không kiểm soát là nguyên nhân phổ biến nhất gây đổ mồ hôi đầu nhiều.

Không chỉ ra nhiều mồ hôi vùng đầu, hệ giao cảm còn điều khiển về nhịp tim, nhịp thở và các vận động khác, do vậy, những người thường xuyên bị ra nhiều mồ hôi sẽ có những dấu hiệu kèm theo như nhịp tim nhanh, hay hồi hộp, lo lắng, căng thẳng, Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, gen di truyền cũng đóng một vai trò quan trọng việc hình thành chứng tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật. Nếu có bố mẹ hoặc anh chị em trong gia đình cùng bị ra nhiều mồ hôi thì có thể bạn cũng nằm trong những đối tượng mắc bệnh.

Đổ mồ hôi vị giác

Thông thường, mồ hôi sẽ xuất hiện nhiều trên trán, mặt, da đầu và cổ ngay sau khi ăn những thực phẩm cay, nóng như tiêu, tỏi, ớt hoặc đồ uống có tính kích thích như rượu, bia, cafe... Nhưng phần lớn các trường hợp là bị đổ mồ hôi vị giác, đây là kết quả của sự tổn thương dây thần kinh tuyến mang tai, tuyến nước bọt, khi đó vị trí đổ mồ hôi thường xuất hiện ở một bên đầu, còn gọi là hội chứng Frey.

Đổ mồ hôi nhiều ở mặt

Một số bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa - nội tiết

Cường giáp, đái tháo đường cũng có thể khiến mồ hôi ra liên tục trên mặt hoặc khắp cơ thể.

Đổ mồ hôi đầu mặt do thay đổi nội tiết tố

Thường gặp trong thời kỳ tiền mãn kinh ở phụ nữ và mãn dục ở nam. Chính sự sụt giảm nồng độ estrogen (ở nữ) và progesterone (ở nam) là nguyên nhân chính gây nên tình trạng đổ mồ hôi đêm nhiều. Hãy lắng nghe phân tích từ video dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng đổ mồ hôi đầu mặt do thay đổi nội tiết tố ở nữ giới:

Bệnh tim

Đổ mồ hôi kèm theo chóng mặt, đau ngực hoặc khó vận động có thể là dấu hiệu báo trước của một cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Tổn thương thần kinh

Có thể làm rối loạn sự điều khiển hoạt động của các tuyến mồ hôi. Những người trong giai đoạn sớm của bệnh Parkinson, lao, nhiễm trùng nặng, ung thư... có thể gây tổn thương các dây thần kinh khiến mồ hôi toát ra ở đầu và nhiều vị trí khác.

Ngoài ra, đổ mồ hôi đầu còn do tác dụng của một số thuốc điều trị, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tâm thần, huyết áp cao...  

Ra mồ hôi nhiều ở mặt có nguy hiểm không?

Tăng tiết mồ hôi mặt do rối loạn thần kinh thực vật không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng sẽ kéo theo vô vàn bất tiện cho khổ chủ. Bởi mồ hôi mặt rất khó để che dấu, điều này sẽ tạo thành tâm lý mặc cảm, thiếu tự tin khi tiếp xúc với người đối diện, chị em khó khăn khi trang điểm vì mồ hôi làm trôi lớp phấn.

Tăng tiết mồ hôi mặt không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng sẽ kéo theo vô vàn bất tiện cho khổ chủ

Mặt khác, mồ hôi kết hợp cùng bụi bẩn dễ gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn nhọt, mụn trứng cá và các bệnh da liễu phát triển, gây mất thẩm mỹ.

Ra mồ hôi nhiều ở mặt có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Đổ mồ hôi mặt thứ phát do mắc các bệnh lý như cường giáp, tiểu đường, nhiễm trùng,… thì khi điều trị tốt các bệnh này, mồ hôi sẽ hết. Với chứng ra nhiều mồ hôi ở mặt nguyên phát do rối loạn thần kinh thực vật thì rất khó để chữa dứt điểm, bởi bệnh còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động như thời tiết, tâm lý, chế độ ăn uống, sinh hoạt… Tuy vậy nhưng nếu áp dụng đúng biện pháp, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt lượng mồ hôi của mình.

Trên đây là những chia sẻ chúng tôi muốn gửi đến bạn về chứng bệnh ra mồ hôi nhiều ở mặt. Thông thường, ra mồ hôi mặt nói riêng và đổ mồ hôi toàn thân nói chung không quá nguy hiểm nhưng nếu đổ mồ hôi mặt quá nhiều cũng được coi là bệnh lý, bởi vậy đừng để tình trạng này làm ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ xã hội của bạn. Và có những phương pháp nào để chữa trị chứng đổ mồ hôi mặt này? Đón chờ bài viết tiếp theo từ chúng tôi nhé.


BẠN CÓ MUỐN NGỪNG LO LẮNG VỀ VIỆC ĐỔ MỒ HÔI CƠ THỂ VÀ BẮT ĐẦU CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP?

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN THÊM CHO BẠN

 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.