Giỏ hàng

NGUYÊN NHÂN GÂY RA MÙI HÔI CƠ THỂ

Mùi cơ thể là vấn đề không chỉ nam giới mà chị em phụ nữ cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, không như nhiều người nghĩ, mùi cơ thể xuất hiện không phải lúc nào cũng do người mắc phải lười vệ sinh. Một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến cơ thể bạn có mùi như: Căng thẳng, uống rượu bia, thực phẩm ăn hàng ngày hay các loại thuốc bạn uống… Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây mùi cơ thể trong bài viết này của liplop nhé.

Do tuyến mồ hôi tự nhiên 

Cơ thể con người bình thường có đến 4 triệu tuyến mồ hôi và được chia thành 2 loại chính là: tuyến ngoại tiết (eccrine glands) và tuyến đầu tiết (apocrine glands). Các tuyến đầu tiết là những tuyến tiết ra loại mồ hôi có mùi và phân bố nhiều ở những vùng tập trung nhiều nang lông như chân tóc, nách và những vùng niệu sinh dục…. Tuyến đầu tiết có trách nhiệm là sản sinh ra mùi đặc trưng của cơ thể và chức năng của chúng sẽ được điều hòa bởi các tiến trình nội tiết. Nhưng nếu mùi này nặng quá sẽ có thể gây nên mùi hôi cơ thể khó chịu, gây phiền toái và bất tiện trong cuộc sống…

Tóc có mùi

Một số người trong chúng ta mắc hội chứng mang tên “tóc có mùi” với triệu chứng nổi bật là tóc thường có mùi mùi hôi rất khó chịu.

Nếu cơ thể bạn có mùi khó chịu, nhớ kiểm tra xem tóc có phải là nguyên nhân không nhé

Người ta xác định nguyên nhân chính làm cho tóc có mùi là do vi khuẩn hoặc nấm. Các loại vi khuẩn, nấm này khiến mồ hôi ở đầu tăng lên từ việc đổ mồ hôi đầu, làm cho các chất béo trong tuyến đầu tiết bị phá vỡ dẫn đến chúng bám dính vào da đầu và gây ra mùi.

Một số loại gia vị

Tỏi, hành tây, hành tím…  là những gia vị được sử dụng thường xuyên để giúp các món ăn có mùi vị hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, nếu cơ thể của bạn vốn đã có mùi hôi thì tốt nhất nên hạn chế các loại thực phẩm này. Những loại gia vị có mùi đặc trưng này khi tiêu hóa qua dạ dày sẽ tạo ra khí lưu huỳnh. Khí lưu huỳnh sau khi tới ruột già sẽ được hấp thụ vào máu và tỏa mùi thông qua các lỗ chân lông. Điều này có nghĩa là khi bạn đổ mồ hôi, cơ thể sẽ có mùi nồng khó chịu, rất dễ khiến bạn mất tự tin. Trái ngược với tỏi và 

Do xà phòng diệt khuẩn 

Có không ít người trong chúng ta dùng xà phòng diệt khuẩn để tắm nhằm loại bỏ mùi cơ thể, đặc biệt là ở những khu vực nặng mùi như nách, vùng kín… Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học đã chứng minh điều đó có thể làm gia tăng nguy cơ khiến mùi cơ thể nặng hơn. Xà phòng diệt khuẩn có xu hướng làm cho da bị khô, vì vậy, cơ thể sản xuất nhiều mồ hôi hơn và khiến cho mùi cơ thể càng tăng chứ không có dấu hiệu giảm bớt.

Xà phòng diệt khuẩn có thể làm gia tăng nguy cơ khiến mùi cơ thể nặng hơn

Do gen di truyền trong gia đình

Mùi hôi cơ thể có mối liên hệ chặt chẽ với gen di truyền. Đặc biệt, chất trimethylamine trong cơ thể con người có mùi rất đặc trưng, hay còn được gọi là "hội chứng mùi cá thối" - một bệnh biến dưỡng do di truyền. Mặc dù là bệnh di truyền nhưng cũng phải thông qua vi khuẩn, bởi từ lúc bạn chào đời, bạn đã có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn từ mẹ. Các loại vi khuẩn này sẽ khu trú trên da, trong ruột và ở các lỗ tự nhiên của cơ thể.

Do thói quen vệ sinh chưa đúng cách

Những người lười vận động hay lười tắm gội thường có nguy cơ gặp phải tình trạng mùi cơ thể rất cao. Do sự kết hợp từ mồ hôi, vi khuẩn, tế bào chết và bụi bẩn tích tụ lại khiến cơ thể bạn hòa trộn giữa những tác nhân này, từ đó gây ra mùi hôi trên cơ thể.

Do chế độ ăn uống chưa hợp lý

Nhiều người rất thích ăn các món cay nóng, đồ chiên rán. Tuy nhiên, những món ăn này đều mang một điểm chung là có thể kích thích cơ thể tăng tiết ra nhiều dầu. Vào mùa hè, thời tiết thường rất oi bức nên nếu cơ thể tiết ra nhiều dầu sẽ tạo thành mùi cơ thể rất khó ngửi.

Do cơ thể gặp nhiều căng thẳng quá mức

Ít ai nghĩ tới chuyện gặp căng thẳng cũng có thể làm xuất hiện mùi cơ thể. Trên thực tế, tình trạng stress sẽ làm sản xuất hormone cortisol (một loại hormone có khả năng kích thích tuyến mồ hôi sản sinh trên toàn cơ thể và làm tăng cường lượng vi khuẩn sống trên da). Do đó, nếu một người phải đối mặt với nhiều áp lực, căng thẳng thì họ thường đổ nhiều mồ hôi và có mùi cơ thể rất đặc trưng.

Căng thẳng cũng có thể làm xuất hiện mùi cơ thể

Để giải quyết tình trạng trên, bạn có thể dùng một số phương pháp chữa hôi nách dân gian như: dùng phèn chua, chanh, khử mùi bằng mướp đắng, củ gừng, baking soda (bột nở), giấm táo, nha đam... Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ có thể khử được mùi hôi nách, hôi chân tạm thời, không loại trừ được hoàn toàn được mùi cơ thể mà mùi cơ thể sẽ thường tái phát.

Ngoài ra, những phương pháp được sự lựa chọn nhiều nhất có thể kể đến như nạo hút tuyến mồ hôi, phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi,... tuy nhiên chúng cũng tồn tại nhiều điểm hạn chế nhất định. Hiện nay, phương pháp điện di ion cũng được rất nhiều người tin dùng vì tính thuận tiện, an toàn và hiệu quả mà nó mang lại. Chúng tôi sẽ chia sẻ các phương pháp điều trị mùi hôi cơ thể cũng như ưu - nhược điểm của chúng tại bài viết tiếp theo, thường xuyên theo dõi để không bỏ lỡ nó nhé.

Vậy là những nguyên nhân gây ra mùi cơ thể nói chung đã được chúng tôi đề cập ở bài viết ngày hôm nay. Các bạn hãy nhớ rằng, trước khi muốn điều trị một căn bệnh nào đó thì trước tiên nhất định phải hiểu rõ nó đã rồi mới có thể lựa chọn phương pháp phù hợp. Mùi cơ thể của bạn xuất hiện là do nguyên nhân nào? Bạn đã dự định chọn cách điều trị nào chưa? Để lại bình luận cho chúng tôi được biết nhé. 

 


 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.