Giỏ hàng

KIỂM SOẮT CHỨNG ĐỔ MỒ HÔI BAN ĐÊM

Đổ mồ hôi quá nhiều tuy là tình trạng phổ biến nhưng rất khó để sống chung với nó. Điều này còn khó khăn hơn nếu bạn bị đổ mồ hôi quá nhiều và chủ yếu vào ban đêm. Loại này được quy vào chứng tăng tiết mồ hôi thứ phát. Bậy làm sao để kiểm soát chứng đổ mồ hôi ban đêm, để bạn có một giấc ngủ ngon hơn? Tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Theo Hiệp hội chứng tăng tiết mồ hôi quốc tế (IHS), chứng tăng tiết mồ hôi có thể được chia thành hai loại: Nguyên phát (hoặc đổ mồ hôi quá nhiều, không phải do thuốc hoặc tình trạng sức khỏe khác gây ra) và Thứ phát. Chứng tăng tiết mồ hôi thứ phát là do bệnh lý tiềm ẩn - chẳng hạn như bệnh tuyến giáp, mang thai, nghiện rượu, bệnh lao hoặc bệnh tim,... Chứng hyperhidrosis thứ phát cũng có thể do dùng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, liệu pháp hormone và phương pháp điều trị bệnh tiểu đường .

Điều trị chứng bệnh tăng tiết mồ hôi thứ cấp

Điều trị chứng bệnh tăng tiết mồ hôi thứ cấp

Bạn có thức dậy vào ban đêm với bộ quần áo và ga trải giường ướt đẫm mồ hôi không? Sau đó bạn rất khó khăn để ngủ lại, nếu ngủ cũng chập chờn, khó đi vào giấc ngủ không? Đầu tóc, khuôn mặt, thậm chí là toàn thân bạn đều bị đổ mồ hôi? Vậy thì bạn đã bị tăng tiết mồ hôi thứ cấp. cụ thể hơn là đổ mồ hôi ban đêm. Đổ mồ hôi vào ban đêm có thể do nhiều nguyên nhân. Nhưng tin tốt là chứng tăng tiết mồ hôi thứ phát này có xu hướng dễ điều trị hơn so với loại nguyên phát vì có nguyên nhân gốc rễ.

Mẹo ban ngày để giảm đổ mồ hôi vào ban đêm

Mẹo ban ngày để giảm đổ mồ hôi vào ban đêm

Ngoài việc đến gặp bác sĩ để xác định thủ phạm gây đổ mồ hôi vào ban đêm, có một số bước bạn có thể thực hiện vào ban ngày để giúp bạn giữ khô ráo:

  • Tránh thức ăn cay. Lý do phổ biến nhất khiến mọi người đổ mồ hôi khi ăn là các loại thực phẩm cay như ớt. hạt tiêu,... Ớt có một chất hóa học gọi là capsaicin. Chúng kích hoạt các dây thần kinh khiến cơ thể bạn cảm thấy ấm hơn, vì vậy bạn đổ mồ hôi để hạ nhiệt.

  • Hạn chế căng thẳng. Khi cảm thấy căng thẳng cao độ, cơ thể bạn có thể bắt đầu đổ mồ hôi. Đây là “mồ hôi căng thẳng”. Quá nhiều căng thẳng vào ban ngày cũng có thể ảnh hưởng đến bạn vào ban đêm. Vậy nên, hãy cố gắng tiết chế cảm xúc, hạn chế căng thẳng và lo lắng.

  • Không tập thể dục quá muộn. Tập luyện buổi tối có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn, tương tự như ảnh hưởng của việc tắm nước ấm. Cố gắng tập luyện từ sớm để cơ thể bạn có nhiều thời gian để làm mát. Hơn nữa, tập thể dục vào ban ngày có thể giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn vào ban đêm.

  • Bỏ rượu. Uống rượu có vẻ giống như một hoạt động thư giãn buổi tối., Nhưng nó có thể cản trở giấc ngủ và khiến bạn đổ mồ hôi vào ban đêm. Rượu làm giãn nở các mạch máu gần bề mặt da, dẫn đến đổ mồ hôi. Đối với những người uống rượu quá mức và quyết định bỏ rượu, ban đầu họ có thể bị đổ mồ hôi nhiều, nhưng điều này sẽ biến mất sau một thời gian ngắn.

  • Cân nhắc việc bỏ thuốc lá. Hút thuốc có hại cho cơ thể của bạn theo nhiều cách, và nó thậm chí có thể gây ra tình trạng tăng tiết mồ hôi quá nhiều. Khi bạn hút thuốc, nicotine giải phóng acetylcholine, một chất hóa học dẫn đến đổ mồ hôi. Hút thuốc cũng làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn, góp phần làm đổ mồ hôi. Cũng như với rượu, một số người có thể đổ mồ hôi khi mới bỏ thuốc, nhưng cũng sẽ nhanh chóng biến mất.

Mẹo trước khi đi ngủ để tránh đổ mồ hôi suốt đêm

Mẹo trước khi đi ngủ để tránh đổ mồ hôi suốt đêm

Vào buổi tối, hãy chuẩn bị cho mình một giấc ngủ ngon. Bạn sẽ thấy thoải mái và mát mẻ nếu áp dụng một số mẹo sau:

  • Chọn khăn trải giường một cách khôn ngoan. Khăn trải giường dày có vẻ ấm cúng. Nhưng chúng góp phần làm đổ mồ hôi vào ban đêm, ngay cả trong những tháng mùa đông. Bạn có thể mua các tấm hút ẩm được thiết kế đặc biệt để giúp giảm thiểu đổ mồ hôi vào ban đêm. Sử dụng nhiều lớp khăn trải giường và chăn có thể giúp bạn dễ dàng bỏ bớt hoặc thêm vào ban đêm.

  • Quần áo ngủ và vỏ gối. Nên lựa chọn những bộ đồ ngủ thấm ẩm hoặc nhanh khô để mặc. Tránh chất liệu tổng hợp không thoáng khí. Hãy chọn quần áo cotton mỏng để ngủ. Bạn cũng có thể cân nhắc để một túi nước đá dưới gối hoặc bên cạnh để không khí luôn mát mẻ.

  • Nhiệt độ trong phòng ngủ. Căn phòng quá nóng có thể khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn vào ban đêm. Vì vậy, đừng ngại bật điều hòa, máy lạnh. Bạn nên để điều hòa nhiệt độ ở nhiệt độ thấp hơn và để quạt bên cạnh giường của bạn. Nhiệt độ phòng nhất cho giấc ngủ là từ 60 đến 67 độ, nhưng bạn có thể thử chỉnh các mức khác nhau để tìm ra nhiệt độ thích hợp cho mình.

  • Công cụ làm mát. Thử làm lạnh một chiếc khăn ướt và sau đó đắp lên trán của bạn. Một chiếc khăn đông lạnh có tác dụng làm mát đầu, cổ và vai của bạn. Một cốc nước cạnh giường cũng có thể giúp bạn giảm nhiệt nhanh chóng.

Bạn thấy đấy, đổ mồ hôi vào ban đêm không phải là một trải nghiệm thú vị. Nhưng xác định nguyên nhân gốc rễ và đưa ra giải pháp trong ngày và đêm có thể giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn. Hãy thử những mẹo trên đây, bạn có thể kiểm soát chứng đổ mồ hôi đêm của mình. Chúc các bạn thành công!

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.