Giỏ hàng

CÁCH TRỊ CHỨNG NGỦ TOÁT MỒ HÔI TOÀN THÂN

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi tái tạo năng lượng cho các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ. Tuy nhiên, tình trạng đổ mồ hôi khi ngủ đang là nguyên nhân khiến rất nhiều người mất ngủ. Vậy muốn tìm lại giấc ngủ thoải mái, trước tiên, bạn cần phải trị dứt điểm tình trạng trên. Trong bài viết ngay dưới đây, liplop sẽ đề cập tới nguyên nhân gây nên tình trạng ngủ toát mồ hôi và một số phương pháp điều trị. 

Chứng ngủ toát mồ hôi là do đâu?

Chứng ngủ toát mồ hôi

Chứng ngủ toát mồ hôi hay tiết mồ hôi ban đêm, tên khoa học là hyperhidrosis khi ngủ. Đây là tình trạng toát mồ hôi khi ngủ khiến cho quần áo, chăn ga, gối ngủ của bạn ướt nhẹp mà không liên quan đến vấn đề nhiệt độ trong phòng ngủ quá nóng, hay quần áo, đắp chăn quá dày gây nên.

Hội chứng này phổ biến trên thế giới, với khoảng 3% dân số trên toàn thế giới mắc phải hội chứng đổ mồ hôi ban đêm. Và vì thế, trừ bạn, nhiều người trên thế giới cũng đang loay hoay và tìm câu trả lời cho câu hỏi : “Cách trị chứng ngủ toát mồ hôi toàn thân”. 

Đổ mồ hôi là một chức năng của cơ thể, có tác dụng làm mát tự nhiên của cơ thể. Chức năng này được điều khiển bởi “vùng dưới đồi của não” - nó đóng vai trò như một nhạc công và đảm nhận nhiệm vụ điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. Trong điều kiện thời tiết quá nóng, vùng dưới đồi kích thích khoảng hơn hai triệu tuyến mồ hôi tiến hành bài tiết mồ hôi nhằm hạ nhiệt độ cơ thể trước khi nhiệt độ cao ảnh hưởng xấu đến sự hoạt động của các cơ quan.

Khi mồ hôi được bài tiết, chúng giúp giải phóng một lượng nhiệt lớn để làm mát cơ thể. Nhiệt độ thời tiết hay quá trình luyện tập thể dục, thể thao không phải là những nguyên nhân duy nhất dẫn đến tình trạng này. Một số nguyên nhân khác bao gồm cả những vấn đề về sức khỏe cũng có thể khiến tuyến mồ hôi tăng cường hoạt động và khiến bạn tiết nhiều mồ hôi hơn vào ban đêm. Chẳng hạn như: sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá và caffeine); nhiệt độ phòng quá nóng, chật hẹp; tập thể dục mạnh; hay ăn những đồ ăn quá cay hoặc uống những đồ uống quá nóng trước giờ đi ngủ;...

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ đổ mồ hôi toàn thân của bạn mà sẽ có những cách trị liệu khác nhau. 

Cách trị chứng ngủ toát mồ hôi toàn thân

Hạn chế sử dụng các chất kích thích

Hạn chế sử dụng các chất kích thích

Các chất kích thích như rượu, bia, cafein, thuốc lá, ma túy,...làm kích thích hoạt động của các tuyến mồ hôi và khiến chúng tiết ra nhiều mồ hôi hơn. 

Rượu là chất làm giãn nở các mạch máu. Do đó da sẽ cảm thấy nóng lên và ửng đỏ. Điều này sẽ kích thích cơ thể tăng bài tiết mồ hôi. Cafein có thể kích thích hệ thần kinh giao cảm khiến hoạt động bài tiết mồ hôi tăng lên. 

Do đó bạn nên hạn chế việc sử dụng các chất kích thích này, đặc biệt là trước khi ngủ để tránh việc ngủ toát mồ hôi toàn thân. 

Phòng ngủ thông thoáng

Việc phòng ngủ quá nóng là nguyên nhân hiển nhiên làm đổ mồ hôi. Do đó, bạn cần phải duy trì không gian phòng ngủ mát mẻ, thoáng đãng. Điều này không chỉ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ mà còn có thể chữa đổ mồ hôi toàn thân ban đêm. 

Đối với người lớn tuổi, nhiệt độ phòng tốt nhất là 15,5 – 19,4°C. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thì khoảng 18 – 21°C.

Không vận động mạnh trước giờ đi ngủ

Bạn không nên vận động mạnh trước khi đi ngủ, nó không tốt cho cơ thể bạn, nó là nguyên nhân khiến bạn mất ngủ và đổ mồ hôi khi ngủ. Quá trình tập luyện mạnh trước ngủ sẽ khiến bạn trằn trọc trước khi chìm vào giấc ngủ, ngoài ra, nó cũng sẽ khiến bạn thức suốt đêm nếu nhiệt độ cơ thể không thể hạ xuống đủ thấp.

Hạn chế ăn đồ cay, nóng gần giờ đi ngủ

Hạn chế ăn đồ cay, nóng gần giờ đi ngủ

Bạn nên hạn chế ăn các đồ cay trước giờ ngủ, chẳng hạn như ớt. Chất tạo vị cay chính trong ớt là Capsaicin, nó khiến cơ thể của bạn phản ứng giống như khi đang ở trong một môi trường nóng bức. Capsaicin kích hoạt một số thụ thể bên trong cơ thể tạo ra phản ứng làm mát (toát mồ hôi). 

Sử dụng chất chống mồ hôi 

Sử dụng chất chống mồ hôi là một biện pháp khá thuận tiện để ngăn ngừa việc đổ mồ hôi tức thì. Bạn có thể sử dụng chất chống mồ hôi cho một số bộ phận hay bị ướt, chẳng hạn như nách, bàn tay và chân, chân tóc, lưng, ngực hoặc háng để hạn chế mồ hôi và cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ. 

Trị bệnh lý gây đổ mồ hôi khi ngủ

Trị bệnh lý gây đổ mồ hôi khi ngủ

Đổ mồ hôi khi ngủ thường không phải là vấn đề đáng quan tâm và không cần điều trị. Nhưng trong một số trường hợp, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn cần chữa trị. Trong trường hợp này, cách để chữa đổ mồ hôi khi ngủ hiệu quả là điều trị dứt điểm căn bệnh gây ra tình trạng đó. 

Bạn nên đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn phương hướng điều trị phù hợp. Một số bệnh lý khiến đổ mồ hôi khi ngủ và các cách điều trị phổ biến là: 

  • Mãn kinh: điều trị bằng hormone, liệu pháp này có tác dụng giảm số lần gặp phải cơn bốc hỏa, cũng như hạn chế bớt các triệu chứng khác. Bác sĩ cũng có thể kê toa các loại thuốc khác, chẳng hạn như gabapentin, clonidine hoặc venlafaxine, để kiểm soát tình trạng đổ mồ hôi ban đêm.

  • Nhiễm trùng: sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus hoặc các loại thuốc khác để điều trị bệnh nhiễm trùng, từ đó chấm dứt hiện tượng ra nhiều mồ hôi khi ngủ.

  • Ung thư: kết hợp các loại thuốc hóa trị, phẫu thuật hoặc các phương pháp điều trị khác nhau. 

  • Thuốc: trong trường hợp đổ mồ hôi khi ngủ do sử dụng thuốc, bạn sẽ được điều chỉnh liều lượng hoặc đề nghị dùng một loại thuốc thay thế. Các loại thuốc kháng cholinergic cũng có tác dụng giúp giảm tiết mồ hôi, nhưng chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

Đổ mồ hôi khi ngủ thường không phải là vấn đề đáng quan tâm và không cần điều trị. Nhưng nếu bạn thấy một số bất thường sau, bạn nên đi thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và phương hướng điều trị cụ thể: 

  • Ra mồ hôi đêm thường xuyên làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và khiến bạn thức giấc

  • Lo lắng nhiều về tình trạng này

  • Có thân nhiệt rất cao

  • Cảm thấy nóng và run rẩy

  • Gặp các triệu chứng bất thường khác: chẳng hạn như sốt cao, ho, tiêu chảy hoặc giảm cân không rõ lý do có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng. Ở những người bị ung thư hạch hoặc HIV, đổ mồ hôi đêm thường là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang tiến triển xấu.

Bên trên là những chia sẻ của chúng tôi cho câu hỏi: “Cách trị chứng ngủ toát mồ hôi toàn thân”. Hy vọng những chia sẻ về cách điều trị trên sẽ giúp ích cho bạn và giúp bạn tìm lại sự thoải mái trong giấc ngủ. Hẹn gặp lại bạn trong các bài chia sẻ tiếp theo!

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.