Giỏ hàng

CÁCH LÀM GIẢM MỒ HÔI TRÁN

Đổ mồ hôi trán là phản ứng làm mát tự nhiên của cơ thể chịu sự chi phối trực tiếp của hệ thần kinh thực vật. Ở những người bị đổ mồ hôi trán quá mức trong một thời gian dài thì nguyên nhân chính là do rối loạn thần kinh thực vật, làm kích thích tuyến mồ hôi bài tiết không kiểm soát. Tình trạng này còn được gọi là chứng bệnh tăng tiết mồ hôi nguyên phát có liên quan đến yếu tố di truyền.

Ngoài ra, mồ hôi trán nói riêng hay đổ mồ hôi toàn thân nói chung có thể là biểu hiện thứ phát của một số bệnh lý khác như cường giáp, bệnh tiểu đường, nhiễm trùng, rối loạn lo lâu, thay đổi nội tiết tố tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh… Vậy phải làm gì để giảm mồ hôi trán? Đọc bài viết dưới đây để biết rõ nhé.

Các phương pháp điều trị mồ hôi trán

Dùng thuốc chống mồ hôi tại chỗ

Các thuốc này có thành phần chủ yếu là các muối nhôm clorua. Thuốc ngăn mồ hôi bài tiết bằng cách tạo thành các “nút” bịt kín các lỗ chân lông – lối thoát của mồ hôi trên da. Trán là vùng da có diện tích nhỏ nên khá thích hợp với phương pháp điều trị mồ hôi tại chỗ này, mặc dù bạn phải thực hiện hằng ngày mới có được hiệu quả như ý.

Thuốc ngăn mồ hôi bài tiết bằng cách tạo thành các “nút” bịt kín các lỗ chân lông

Thuốc uống tây trị mồ hôi nhiều theo đơn kê

Mồ hôi trán có thể được điều trị bằng các thuốc kê toa nhóm cholinergic. Một số thuốc chống tăng huyết áp cũng đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị mồ hôi trán và mặt. Tuy nhiên, những thuốc này lại làm giảm mồ hôi toàn thân và còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như khô miệng, táo bón, mờ mắt, khó tiểu, tim đập nhanh… nên rất hiếm khi được chỉ định.

Phương pháp điện di ion

Điện ion (iontophoresis) là một phương pháp điều trị dành cho những người bị tăng tiết mồ hôi dựa trên nguyên lý sử dụng dòng điện có cường độ nhỏ làm co các tuyến mồ hôi và giúp giảm lượng mồ hôi được tiết ra. 

Nhiều nghiên cứu lâm sàng với những bệnh nhân bị tăng tiết mồ hôi ở mức độ trung bình nhẹ đến nặng, dù điều trị tại các cơ sở y tế hay tại nhà đều đem lại hiệu quả khả quan.

Điện ion (iontophoresis) trị mồ hôi trán

Hiện nay phương pháp này đã được áp dụng trong máy trị mồ hôi, có thể dùng để điều trị các bộ phận bị ra mồ hôi trên cơ thể, bao gồm cả vùng đầu, mặt, mồ hôi trán và được các chuyên gia đầu ngành đánh giá rất cao.

Đối với căn bệnh đổ mồ hôi trán, hiện nay có 3 phương pháp trên là được sử dụng nhiều nhất. Căn cứ vào ưu - nhược điểm của từng phương pháp, chúc các bạn có thể chọn được một cách điều trị phù hợp nhất. Liplop chúc các bạn thành công!

 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.