Giỏ hàng

TRẺ CÓ MÙI HÔI CƠ THỂ❤️✔️❤️✔️

Đổ mồ hôi là tình trạng bình thường ở bất kỳ người nào nếu phải hoạt động cả ngày, cơ thể và quần áo nặng mùi là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra ở trẻ nhỏ, cơ thể trẻ có mùi dù ít vận động còn có thể phát sinh do nhiều bệnh lý về da như đổ mồ hôi toàn thân và các hội chứng nghiêm trọng khác. Vậy trẻ có mùi hôi cơ thể phải làm sao và làm thế nào để giúp trẻ loại bỏ mùi hôi? Cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây để có câu trả lời cho vấn đề này nhé.

Tuyến mồ hôi ở trẻ

Nguyên nhân khiến cơ thể có mùi là do các vi khuẩn trên da gây ra. Có đến 4 triệu tuyến mồ hôi trong cơ thể nhưng được chia làm 2 loại là tuyến mồ hôi ngoại tiết, phân bố khắp cơ thể và tuyến mồ hôi đầu tiết thường tập trung ở vùng hậu môn và nách. Ở trẻ nhỏ, tuyến mồ hôi ngoại tiết thường hoạt động mạnh mẽ, trong khi các tuyến đầu tiết chỉ hoạt động khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì.

Mùi hôi ở cơ thể trẻ nhỏ có bình thường không?

Cơ thể trẻ nhỏ thường có những mùi mà bạn không nhận thấy được. Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 8 tuổi thường không có mùi cơ thể. Tuy nhiên, những trẻ sắp bước vào tuổi dậy thì, cơ thể sẽ xuất hiện các loại mùi khá đặc trưng. Vì vậy, nếu bạn thấy một đứa trẻ 12 tuổi có mùi cơ thể thì điều này hết sức bình thường vì đơn giản, đây chỉ là một dấu hiệu cho thấy trẻ sắp bước vào tuổi dậy thì.

Mùi hôi ở cơ thể trẻ nhỏ có bình thường không?

Bài viết hay:

Thông thường, các bé gái thường dậy thì sớm hơn các bé trai. Do đó, trẻ sẽ bắt đầu đổ mồ hôi và có mùi như người lớn khi trẻ khoảng 8 tuổi. Đó là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang phát triển bình thường. Trong khi các bé trai sẽ bắt đầu có mùi hôi cơ thể khi lên 9. Do đó, nếu một đứa trẻ 3 tuổi mà có mùi như người lớn thì bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để khám.

Các dấu hiệu của tình trạng cơ thể trẻ có mùi

Mùi hôi cơ thể thường phát ra từ các bộ phận đặc biệt như bàn chân, nách và vùng cổ. Cơ thể phát ra mùi hôi là dấu hiệu chủ yếu của tình trạng này. Ngoài ra, bé còn có một biểu hiện sau:

  • Đổ mồ hôi quá nhiều

  • Đổ mồ hôi vào ban đêm

  • Tay lạnh

  • Sút cân

Các triệu chứng này khá phổ biến khi hệ bài tiết bị ảnh hưởng bởi các bệnh nhiễm trùng hoặc các bệnh khác. Nếu bệnh nặng, bạn cũng có thể thấy các triệu chứng như:

  • Đau, tức ở ngực

  • Các vấn đề về thị giác

  • Hôn mê

  • Khó thở.

Nguyên nhân khiến cơ thể trẻ có mùi

Bạn có thể giúp trẻ loại bỏ mùi hôi cơ thể nếu biết nguyên nhân tại sao con lại bị như vậy. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Lười vệ sinh cá nhân

Lười vệ sinh cá nhân là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến cơ thể trẻ có mùi. Lười tắm, không vệ sinh vùng nách và vùng háng cẩn thận khiến vi khuẩn tích tụ, gây mùi hôi. Nếu trẻ không chịu tắm rửa thường xuyên thì cơ thể trẻ sẽ nặng mùi do các vi khuẩn trên da tiếp xúc với mồ hôi.

Lười vệ sinh cá nhân là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến cơ thể trẻ có mùi

Thói quen ăn uống

Thức ăn mà trẻ ăn có mối tương quan trực tiếp với mùi cơ thể. Cơ thể trẻ có thể có mùi sau khi trẻ ăn các thực phẩm như tỏi và hành. Sau khi tiêu hóa, mùi của những loại thực phẩm này sẽ thoát ra các lỗ chân lông trên da. Một số thực phẩm khác khiến cơ thể trẻ có mùi:

  • Thịt có màu đỏ có chứa axít amin carnitine. Nếu có quá nhiều chất này thì cơ thể sẽ nặng mùi đấy.

  • Sữa chứa nhiều protein khó tiêu hóa hơn so với các loại thực phẩm khác. Do đó, ăn quá nhiều các loại sản phẩm làm từ sữa có thể khiến cơ thể giải phóng hai chất methyl mercaptan và hydrogen sulphide, khiến cơ thể có mùi hôi. Ở những trẻ không dung nạp lactose, nguy cơ này rất cao.

  • Các loại thực phẩm được làm từ bột mì, đặc biệt là những loại không có chất xơ.

  • Những món ăn có chứa đường, hành tây và các loại gia vị khác.

  • Những loại thực phẩm có mùi như cá, trứng và đậu.

Dậy thì

Dậy thì là thời kỳ chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ thơ sang giai đoạn trưởng thành. Các bé gái thường bắt đầu dậy thì từ 10 đến 14 tuổi, trong khi các bé trai bước vào giai đoạn này muộn hơn, khoảng 12 – 14 tuổi. Ở giai đoạn này, cơ thể trẻ có rất nhiều thay đổi về hormone.

Một trong những thay đổi quan trọng nhất mà bạn có thể nhận thấy được là cơ thể trẻ bắt đầu có mùi. Vì vậy, nếu bé cưng đang ở trong độ tuổi này thì việc cơ thể trẻ có mùi là hoàn toàn bình thường nhé.

Hội chứng tăng tiết mồ hôi

Tăng tiết mồ hôi là tình trạng cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi. Tình trạng này khá phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên và nguyên nhân thường là do trẻ uống quá nhiều đồ uống có ga, ăn quá nhiều thức ăn cay, tập thể dục và lo lắng.

Đổ mồ hôi kéo dài cũng khiến cho cơ thể của bé phát ra mùi khó chịu

Tình trạng này xảy ra ở khắp nơi trên cơ thể chứ không phải chỉ ở vùng dưới cánh tay. Ngoài ra, chứng tăng tiết mồ hôi cũng có thể là do nhiễm trùng, rối loạn hormone ở tuổi dậy thì… Những trẻ bị hội chứng này cũng thường gặp phải tình trạng cơ thể có mùi.

Các bệnh tiềm ẩn khác

Nếu cơ thể trẻ có một mùi đặc trưng thì cũng có thể là do trẻ đang mắc phải một căn bệnh tiềm ẩn nào đó, chẳng hạn như tiểu đường ở tuổi vị thành niên hoặc những bệnh có liên quan đến thận hoặc gan. Ví dụ, những người mắc bệnh tiểu đường thường có mùi giống như một quả táo thối. Người bị bệnh thận hoặc gan thường có mùi amoniac. Nếu bị sốt thương hàn, cơ thể sẽ có mùi bánh mì nướng.

Bí quyết giúp ngăn ngừa tình trạng cơ thể nặng mùi ở trẻ

Tình trạng cơ thể có mùi ở trẻ nhỏ có thể được ngăn ngừa bằng những phương pháp dưới đây:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân là điều đầu tiên phải làm. Nếu trẻ dưới 8 tuổi, bạn hãy dạy trẻ cách vệ sinh cá nhân. Còn nếu trẻ đang sắp bước vào giai đoạn dậy thì, hãy giải thích cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc vệ sinh cá nhân trong giai đoạn này.

  • Vệ sinh cơ thể mỗi ngày, đặc biệt là ở vùng háng, nách và bàn chân.

  • Đảm bảo trẻ mặc quần áo sạch sẽ. Bạn không nên cho trẻ mặc lại những bộ quần áo đã mặc ngày hôm trước.

  • Kiểm tra xem quần áo của trẻ có mùi ẩm mốc hay không. Thời tiết ẩm ướt có thể khiến quần áo có mùi dù bạn đã giặt rất cẩn thận. Phơi quần áo của trẻ dưới ánh nắng mặt trời.

  • Hãy chắc chắn rằng quần áo và giày của trẻ hoàn toàn khô ráo trước khi mặc.

  • Uống nhiều nước giúp giải độc cơ thể và giảm mùi hôi.

  • Nếu trẻ uống sữa bò, hãy đổi thành một số loại sữa khác có nguồn gốc từ thực vật như sữa đậu nành hoặc hạnh nhân.

  • Tránh ăn các loại thực phẩm có mùi.

  • Ăn các loại cây có mùi thơm như cây xô thơm hoặc cây hương thảo. Chất diệp lục có trong những loại thực vật này sẽ giúp khử mùi cơ thể.

Ở phần bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ cho bạn những thông tin cần thiết về vấn đề mùi hôi cơ thể ở trẻ, từ nguyên nhân cũng như các dấu hiệu của căn bệnh này, vì vậy các bố mẹ hãy nắm bắt thông tin thật kỹ đồng thời quan sát tình trạng của bé nhà mình, xem tình trạng đó xuất phát từ nguyên nhân nào, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp nhé. Liplop chúc các bạn thành công!

 

BẠN CÓ MUỐN NGỪNG LO LẮNG VỀ VIỆC ĐỔ MỒ HÔI CƠ THỂ VÀ BẮT ĐẦU CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP?

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN THÊM CHO BẠN

 

 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.