Giỏ hàng

Đổ mồ hôi và bệnh tiểu đường có liên quan gì đến nhau

Bệnh tiểu đường được biết đến là một trong số những nguyên nhân thứ phát gây đổ mồ hôi, bên cạnh các nguyên nhân như bệnh ung thư, bệnh cường giáp, hay nhiễm trùng,...Vậy mối quan hệ cụ thể của việc đổ mồ hôi và bệnh tiểu đường là ra sao? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây. 

Mối quan hệ giữa đổ mồ hôi và bệnh tiểu đường 

Bệnh tiểu đường là một bệnh rối loạn nội tiết, hay nói cách khác, nó tác động đến nhiều hệ thống khác nhau trong cơ thể con người. Những thay đổi do bệnh tiểu đường gây ra có thể tác động đến quá trình điều nhiệt. Do đó, những người bị mắc bệnh tiểu đường thường sẽ mất khả năng cân bằng thân nhiệt tự nhiên của cơ thể.

Lượng đường trong máu cao hoặc thấp có thể dẫn đến hyperhidrosis (đổ mồ hôi nhiều) hoặc anhidrosis (thiếu mồ hôi). Hyperhidrosis thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường và có thể báo hiệu sự cần thiết phải quản lý glucose chặt chẽ hơn. Các chứng tăng tiết, giảm hoặc không có mồ hôi có thể gặp ở bàn chân hoặc chân của những người bị bệnh tiểu đường. 

Nghiên cứu cho thấy có tới 84% người mắc bệnh tiểu đường bị đổ mồ hôi khi họ bị hạ đường huyết, với vùng mồ hôi phổ biến nhất là sau cổ. May mắn thay, mồ hôi ở những người mắc bệnh tiểu đường thường là do các đợt đường huyết thấp nhẹ và thường biến mất ngay sau khi bổ sung một ít đường. 

Mối quan hệ giữa đổ mồ hôi và bệnh tiểu đường 

Bệnh tiểu đường tác động đến từng loại đổ mồ hôi như thế nào?

Có ba loại vấn đề đổ mồ hôi khác nhau có thể phát sinh do bệnh tiểu đường là tăng tiết mồ hôi; đổ mồ hôi trộm và đổ mồ hôi đêm. 

Tăng tiết mồ hôi

Tăng tiết mồ hôi hay còn gọi là hyperhidrosis là tình trạng đổ mồ hôi nhiều hơn mức bình thường. Nguyên nhân phổ biến nhất của việc đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt là vào ban đêm, là do hạ đường huyết hoặc lượng đường trong máu thấp. 

Các triệu chứng của hạ đường huyết có thể bao gồm: run rẩy, hồi hộp, ớn lạnh, nhịp tim nhanh; hay cảm giác lâng lâng như sắp ngất xỉu,...

Còn lượng đường trong máu thấp có thể xảy ra vì một số lý do, bao gồm: dùng quá nhiều insulin; không tiêu thụ đủ carbohydrate; bỏ bữa; tập thể dục quá mức hay việc dùng quá nhiều thuốc sản xuất insulin,...

Tăng tiết mồ hôi

Đổ mồ hôi trộm

Đổ mồ hôi trộm là một biểu hiện phổ biến của bệnh đái tháo đường. Bệnh này gây ra các bất thường và được đặc trưng bởi mồ hôi ra nhiều ở mặt, da đầu và cổ sau khi ăn thức ăn hoặc uống đồ uống. 

Đổ mồ hôi trộm gặp trong bệnh tiểu đường lâu đời và có liên quan đến bệnh thận, bệnh thần kinh ngoại biên và các tình trạng khác, gây rối loạn hệ thống tự trị của con người. 

Đổ mồ hôi đêm

Vào ban đêm, cơ thể sử dụng năng lượng từ carbohydrate bạn ăn vào ban ngày để tự sửa chữa và phục hồi chức năng cơ thể. Nếu bạn không tiêu thụ đủ carbohydrate, hệ thống điều hòa nhiệt của cơ thể có thể hoạt động kém.

Chìa khóa để tránh đổ mồ hôi ban đêm là theo dõi các triệu chứng của bạn trước khi đi ngủ. Nếu phát hiện sớm tình trạng đổ mồ hôi ban đêm, bạn chỉ cần điều chỉnh lượng đường trong máu đang ở mức thấp, bằng cách tiêu thụ một loại carbohydrate đơn giản như bánh quy giòn hoặc một miếng trái cây. Lượng mồ hôi bạn đổ ra thường tỷ lệ với lượng đường trong máu, có nghĩa là thời gian lượng đường trong máu thấp càng dài thì bạn càng đổ nhiều mồ hôi. 

Đổ mồ hôi đêm

Một số cách kiểm soát đổ mồ hôi liên quan đến bệnh tiểu đường

  • Trị bệnh tiểu đường của bạn: nếu tình trạng đổ mồ hôi của bạn có liên quan đến bệnh tiểu đường, bạn nên điều trị bệnh tiểu đường để giảm ảnh hưởng của nó đến việc đổ mồ hôi.

  • Mặc đồ thoáng khí: bạn nên mặc các loại vải thoáng khí, như cotton và tránh mặc quần áo chất vải tổng hợp, bó sát vì có thể khiến da bạn khó thở. Vào mùa đông, bạn có thể mặc nhiều lớp áo để dễ dàng mặc vào hoặc cởi ra khi cần thiết, chẳng hạn như áo hoodie có khóa kéo. 

  • Sử dụng chất chống mồ hôi: chất chống mồ hôi thường có thể làm giảm lượng mồ hôi bạn trải qua đến mức không còn gây khó chịu nữa. Chất chống mồ hôi là một giải pháp hiệu quả cho chứng hyperhidrosis (đổ mồ hôi quá nhiều) và đổ mồ hôi ban đêm, nhưng nó không có khả năng giúp giảm mồ hôi mặt hoặc chảy mồ hôi. 

  • Giữ phòng của bạn mát mẻ vào ban đêm: khi đổ mồ hôi ban đêm trở thành vấn đề khiến bạn mất ngủ hay khó chịu, việc giữ phòng mát mẻ, sử dụng quạt, hay dùng chăn nhẹ hơn sẽ có thể giúp bạn thoải mái hơn và tránh tình trạng quá nóng gây đổ mồ hôi. 

Như vậy, tổng kết lại thì việc hạ đường huyết do tiểu đường thường là thủ phạm khiến bạn bị đổ mồ hôi quá nhiều. Hạ đường huyết do tiểu đường xảy ra khi lượng đường trong máu của bạn dưới 70 ml/dL. Thông thường, triệu chứng biểu hiện là đổ mồ hôi ban đêm và hay gặp những cơn ác mộng khiến tỉnh giấc trong tình trạng ướt đẫm mồ hôi. 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.