Giỏ hàng

ĐỔ MỒ HÔI LƯNG KHI NGỦ

Hiện nay, có không ít người gặp phải hiện tượng đổ rất nhiều mồ hôi khi ngủ. Điều đó chứng tỏ cơ thể của họ đang mệt mỏi và rất có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Nếu như bạn bị đổ mồ hôi do nắng nóng, vận động nhiều thì đó là chuyện hoàn toàn bình thường, nhưng nếu như tình trạng này trở nên thường xuyên, mức độ ngày càng nặng, thì nhất định phải chú ý vì cơ thể đang lên tiếng “cảnh báo”. Đổ mồ hôi lưng khi ngủ có thể xuất hiện từ một trong số các nguyên nhân sau:

Nhiệt độ cơ thể và môi trường khi ngủ

Lý do phổ biến nhất khiến bạn bị đổ mồ hôi vào ban đêm là do cơ thể của bạn nóng lên do môi trường xung quanh bị nóng. Nếu phòng ngủ của bạn không có điều hòa hay quạt, bạn mặc áo ngủ hoặc đắp chăn quá dày thì sẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi cơ thể bạn nóng lên và đổ mồ hôi.

Nhiệt độ cơ thể và môi trường khi ngủ cũng là nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi lưng

Khi ngủ, nhiệt độ cơ thể có thể bị thay đổi. Hầu hết thân nhiệt của mọi người sẽ hạ xuống vào buổi sáng. Hơn nữa trong những giai đoạn nhất định của giấc ngủ, hệ thần kinh thực vật có thể bị kích hoạt khiến cơ thể đổ mồ hôi. 

Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ cũng là một nguyên nhân khiến bạn đổ mồ hôi vào ban đêm. Những rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến việc đổ mồ hôi vào ban đêm. Phổ biến nhất của rối loạn giấc ngủ là ngưng thở khi ngủ. Nếu bạn khó thở khi ngủ, bạn sẽ phải tốn nhiều sức lực hơn để thở dễ dàng hơn khi ngủ. Khi đó, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hormone gây căng thẳng để giúp bạn thở bình thường. 

Uống rượu, bia

Một số người sau khi uống rượu, bia thường bị đổ mồ hôi nhiều khi ngủ. Rượu có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp và khiến cho người uống rượu ngáy to hơn và mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ trầm trọng hơn.

Một số người sau khi uống rượu, bia thường bị đổ mồ hôi nhiều khi ngủ

Nguyên nhân khác

- Hạ đường huyết

Khi xảy ra hiện tượng đổ mồ hôi nhễ nhại khi ngủ, bạn cần nghĩ tới khả năng bạn đang mắc phải chứng hạ đường huyết. Nhiều người trong quá trình giảm cân đã áp dụng phương pháp không đúng, kiêng ăn quá mức hoặc những người mắc bệnh tiểu đường sử dụng thuốc không đúng cách sẽ dẫn tới hạ đường huyết.

Khi xảy ra phản ứng hạ đường huyết, nhiều người sẽ đổ mồ hôi. Đi kèm theo đó, cơ thể mệt mỏi, tay bị run. Nếu nguyên nhân là do lượng đường trong máu thấp thì bạn nên bổ sung đường trong đồ ăn, thức uống. Đối với những người bị bệnh tiểu đường, nên nghe theo sự tư vấn của bác sĩ. 

- Khối u ác tính

Đổ mồ hôi có thể xuất hiện ở người đang có khối u phát triển trong cơ thể. Nhiều người cảm thấy mệt mỏi bất thường, ra nhiều mồ hôi trong khi ngủ ở giai đoạn tế bào ung thư phát triển.

Nếu có những biểu hiện đặc biệt này, cần kịp thời tới các cơ sở chuyên khoa để khám

- Tiền mãn kinh

Phụ nữ đến giai đoạn tiền mãn kinh sẽ xuất hiện những biểu hiện đặc biệt. Trong số đó có bốc hỏa và đổ mồ hôi nhiều khi ngủ.

Đổ mồ hôi nhiều khi ngủ hay gặp ở những người tuổi tiền mãn kinh

Dưới ảnh hưởng của thời kỳ mãn kinh, nồng độ hormone trong cơ thể sẽ thay đổi, có thể dẫn tới giãn mạch máu. Tín hiệu cảnh báo phát ra rõ ràng nhất là da đỏ ửng, ra nhiều mồ hôi khi ngủ vào ban đêm. Phụ nữ cần coi trọng giữ gìn sức khỏe thì mới có thể trải qua giai đoạn mãn kinh một cách an toàn.

- Cường giáp

Cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) là tình trạng xảy ra khi hormone tuyến giáp sản sinh ra quá mức, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái thường xuyên nóng và ra nhiều mồ hôi vào ban đêm. Nếu như tình trạng cường giáp ngày càng nghiêm trọng, hệ thần kinh giao cảm sẽ bị kích thích, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn. Do đó, khi đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm mà chưa rõ nguyên nhân, bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín kịp thời để thăm khám và chạy chữa nếu cần.

Toát mồ hôi khi ngủ là quá trình bài tiết bình thường của cơ thể và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu lượng mồ hôi trong cơ thể tiết ra nhiều hơn mức bình thường, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như đời sống tinh thần thì đó lại là biểu hiện của bệnh lý cần được chữa trị.

Nếu bạn thường xuyên bị đổ mồ hôi toàn thân khi ngủ như toát mồ hôi đầu hoặc tay chân thì bạn nên lựa chọn các loại chăn, ga, gối, đệm phù hợp với tình trạng của mình. Đặc biệt, cần lưu ý phải thường xuyên làm sạch chăn, ga, gối để đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe. Điều này cũng sẽ giúp cho bạn có một không gian ngủ thoải mái và dễ chịu hơn giúp bạn cân bằng lại những khó khăn khi bị toát nhiều mồ hôi lúc ngủ. Còn nếu mức độ đổ mồ hôi ở mức nghiêm trọng hơn, bạn cần suy xét đến một số phương pháp để giảm mồ hôi như cắt hạch giao cảm, nạo, hút tuyến mồ hôi, và đặc biệt là phương pháp điện di ion. Tất cả những phương pháp giảm mồ hôi và ưu - nhược điểm của từng phương pháp sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết tiếp theo, các bạn chú ý đón đọc để biết thêm nhiều thông tin hơn nhé. Trân trọng!

 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.