Giỏ hàng

TẠI SAO TRẺ EM LẠI BỊ HÔI NÁCH?

 

Hôi nách có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào, dù là nam giới, nữ giới, người già hay trẻ em. Tuy nhiên, có rất nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng khi thấy bé nhà mình tuổi nhỏ mà bị hôi nách. Vậy bệnh hôi nách ở trẻ em có nguy hiểm không? Nguyên nhân nào gây nên chứng bệnh này? Có phương pháp điều trị nào hiệu quả? Tất tần tật sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây!

Mùi hôi nách ở trẻ em có bình thường không?

Đối với bé sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 8 tuổi thường sẽ không có mùi cơ thể. Tuy nhiên, đối với các bé sắp bước vào tuổi trưởng thành, do những thay đổi về nội tiết tố nên cơ thể bé sẽ xuất hiện mùi khá đặc trưng. Bởi vậy, nếu bé nhà bạn đang trong độ tuổi dậy thì mà có thể có mùi thì đừng quá lo lắng. Vì đây chỉ là một dấu hiệu cho thấy em bé sắp bước vào tuổi dậy thì.

Như chúng ta đều biết, tuổi dậy thì ở bé gái và bé trai sẽ khác nhau. Thông thường, ở bé gái, mùi cơ thể như mùi mồ hôi dưới cánh tay sẽ xuất hiện khi bé khoảng 10 tuổi. Còn bé trai, các dấu hiệu này thường có khi trẻ bước vào 11 - 12 tuổi. Thế nhưng, nếu tình trạng hôi nách xảy ra ở những em bé nhỏ tuổi như 3 - 4 tuổi thì bố mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ.

Mùi hôi nách ở trẻ em có bình thường không?

Nguyên nhân trẻ em bị hôi nách 

Trước hết, bạn cần biết rằng, nguyên nhân hôi nách là do sự hoạt động quá mức của tuyến mồ hôi lớn dưới nách, kết hợp với sự phân giải axit béo trong dịch mồ hôi của các chủng vi khuẩn (chủ yếu là khuẩn tụ cầu) trú ngụ trên bề mặt da nách và tuyến nang lông nách, sinh ra các axit béo không hòa tan và amoniac, gây nên mùi hôi nách khó chịu.

Bệnh hôi nách có tỉ lệ di truyền rất cao. Theo đó, nếu bố hoặc mẹ bị hôi nách thì khả năng 50% con cái cũng sẽ mắc chứng bệnh này, và tỉ lệ di truyền sang con lên tới 80% nếu cả bố và mẹ đều bị hôi nách. Vì vậy, khi mồ hôi nách của trẻ nhỏ có mùi nặng, khả năng cao là di truyền từ các bậc phụ huynh.

Tuyến mồ hôi lớn – tác nhân chính gây hôi nách – thường chỉ bắt đầu hoạt động ở tuổi dậy thì. Bởi lẽ bước vào giai đoạn dậy thì, hormon trong cơ thể có sự thay đổi, kích thích tuyến mồ hôi lớn phát triển mạnh mẽ, gây ra căn bệnh hôi nách. Do đó, khi cơ thể bé, đặc biệt là vùng nách có mùi nặng, khó chịu, có thể bé đã bước vào tuổi dậy thì.

Trên thực tế, có nhiều bé “lớn trước tuổi” và dậy thì khá sớm nên việc xuất hiện mùi hôi nách ở trẻ em cũng là điều dễ hiểu.

Mặt khác, nguyên nhân gây hôi nách ở trẻ em còn do thói quen ăn uống, hoạt động và vệ sinh hằng ngày. Những tác nhân này tuy không tự thân gây ra bệnh hôi nách nhưng lại tác động làm cho mùi mồ hôi có thể càng “đậm đặc” hơn.

Biểu hiện trẻ em bị hôi nách

Trẻ từ sơ sinh đến 1 tuổi:

- Biểu hiện không nguy hiểm: Dưới nách ra mồ hôi có vị chua nhẹ, thoang thoảng.

- Biểu hiện nguy hiểm: Mùi hôi dưới cánh tay nồng, khó chịu như người lớn.

Trẻ từ sơ sinh đến 1 tuổi

Trẻ từ 1 tuổi đến 6 - 7 tuổi

- Biểu hiện không nguy hiểm: Dưới nách ra mồ hôi có vị chua như dấm.

- Biểu hiện nguy hiểm: Nếu trẻ em bị hôi nách có mùi nồng nặc và xen một vài mùi khác thì bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Trẻ từ 8 tuổi đến 15 tuổi

- Biểu hiện không nguy hiểm: Mùi hôi bắt đầu nồng hơn khi vận động mạnh, ở những người bị bệnh từ nhỏ, mùi có thể gắt và khó chịu.

- Biểu hiện nguy hiểm: Ngoài mùi hôi nách đặc trưng có xen lẫn một số mùi lạ khác (Biểu hiện của suy giảm chức năng gan).

Bắt đầu từ 8 tuổi trở đi, bé nữ bắt đầu đi vào tuổi dậy thì nên tuyến mồ hôi phát triển, bệnh sẽ càng ngày càng nặng thêm. Tuổi dậy thì của bé trai là 9 tuổi, chậm hơn 1 năm so với bé gái.

Trẻ từ 8 tuổi đến 15 tuổi

Một số cách điều trị hôi nách ở trẻ

1. Phương pháp tự nhiên

Chanh tươi

Thành phần chính của chanh có chứa axit và vitamin C. Đây đều là các dưỡng chất ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và gây mùi. Đặc biệt chanh còn rất an toàn với trẻ em nên các bé dưới 6 tuổi vẫn có thể áp dụng để ngăn ngừa mùi hôi cơ thể.

- Dùng miếng chanh tươi chà trực tiếp vào vùng da dưới cánh tay khoảng 3 - 5 phút.

- Vệ sinh lại da cho thật sạch sẽ.

- Dùng 2 lần/tuần để có kết quả chữa hôi nách tốt nhất.

Muối tinh

Muối cũng là hợp chất sát trùng hiệu quả thường được dùng trong Đông y. Trẻ con thường có xu hướng vận động chạy nhảy nên tiết mồ hôi nhiều. Bạn có thể hòa nước muối loãng khi tắm cho bé để giảm thiểu vi khuẩn tích tụ vùng da dưới cánh tay dẫn tới mùi hôi khó chịu.

Tuy nhiên, để bảo vệ làn da bé tốt nhất bạn chỉ nên áp dụng phương pháp trên từ 1 – 2 lần/tuần, không nên quá lạm dụng.

Muối tinh

Phèn chua

Phèn chua là bài thuốc dân gian chữa hôi nách tận gốc vô cùng hiệu quả được nhiều người biết tới. Phèn chua không chỉ giúp trẻ giảm tăng tiết mồ hôi mà còn an toàn, không độc hại. Bạn hoàn toàn có thể an tâm dùng cho các bé, kể cả các bé mới 5, 6 tuổi.

- Chưng phèn chua cho đông cứng lại rồi giã nhuyễn thành bột hoặc bạn có thể mua bột phèn chua sẵn ở ngoài chợ, các quầy thuốc đông ý.

- Dùng bột phèn chua xoa vào nách sau khi tắm xong để khử mùi.

Bạn hãy dùng cho trẻ 1 lần/tuần, nếu hôi nặng hơn thì có thể nâng tần suất lên nhiều hơn trong tuần. Sau đó bạn hãy giảm về 1 tuần/lần để bảo vệ làn da mỏng yếu của con trẻ.

Lá ổi tươi

Trong lá ổi có thành phần diệt khuẩn, loại bỏ bã nhờn từ sâu trong nang lông. Tắm bằng nước lá ổi thường xuyên có thể giảm hẳn tình trạng trẻ em bị hôi nách sớm.

Trong lá ổi có thành phần diệt khuẩn, loại bỏ bã nhờn từ sâu trong nang lông. Tắm bằng nước lá ổi thường xuyên có thể giảm hẳn tình trạng trẻ em bị hôi nách sớm.

Lá ổi tươi

2. Thay đổi thói quen hàng ngày

Có thể bạn không để ý nhưng chính những thói quen hàng ngày lại là nguyên nhân chính tạo nên mùi hôi cơ thể khó chịu ở trẻ em. Bạn có thể bắt đầu thay đổi những thói quen sinh hoạt hàng ngày để cải thiện tình trạng trên nhanh chóng, hiệu quả.

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau khi vận động và vào mỗi cuối ngày.

- Hạn chế ăn các thực phẩm có mùi đặc trưng: cá, trứng, sầu riêng, mít…

- Lựa chọn mặc quần áo thông thoáng, hút mùi tốt.

- Tiết chế ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ có gas.

- Ăn nhiều chất xơ, hoa quả chứa vitamin A, B, C…

Bệnh hôi nách ở trẻ em không có nhiều mối nguy hiểm, tuy nhiên ở phòng ngừa những khả năng gây ra những căn bệnh nguy hiểm, bố mẹ hãy áp dụng những phương thức điều trị và cách ngăn ngừa bệnh hôi nách như trên để giúp bé tự tin tham gia các hoạt động với bạn bè.



 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.