Giỏ hàng

ĐỔ MỒ HÔI TAY CHÂN KÈM THEO NGỨA RÁT LÀ BỆNH GÌ?

Nổi mẩn ngứa khi ra mồ hôi là tình trạng phát sinh khi ống dẫn mồ hôi bị bít tắc, dẫn đến tình trạng dầu thừa bị giữ lại dưới da, gây viêm và xuất hiện các nốt mẩn ngứa. Hoặc phổ biến hơn là do người bệnh mắc mề đay cholinergic. Hãy cùng Liplop tìm hiểu nguyên nhân lý giải vấn đề này nhé!

Vì sao da bị ngứa rát khi đổ mồ hôi?

Tuyến mồ hôi giữ vai trò hạ thân nhiệt, làm mát, bảo vệ và dưỡng da. Khi ống dẫn mồ hôi/lỗ chân lông bị bít tắc, lượng dầu được sản sinh bị ứ đọng bên dưới da, dẫn đến tình trạng viêm và hình thành những nốt mụn đỏ. Một số nguyên nhân phải kể đến khiến cho ống dẫn mồ hôi/lỗ chân lông bị bít tắc, bao gồm:

Do ống mồ hôi chưa phát triển toàn diện

Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ở những đối tượng này, ống dẫn mồ hôi còn nhiều khiếm khuyết do chưa phát triển hoàn chỉnh. Đây chính là điều kiện khiến dầu thừa ứ đọng và làm xuất hiện mẩn ngứa trên da.

Do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm

Khí hậu nhiệt đới đặc trưng bởi nhiệt độ và độ ẩm cao. Hai yếu tố này kích thích quá trình sản sinh mồ hôi. Lượng dầu được sinh ra quá mức gây bít tắc lỗ chân lông khiến bụi bẩn và dầu bị đóng chặt bên trong cấu trúc da và gây viêm.

Do bị sốt

Nguyên nhân: Do bị sốt

Sốt khiến thân nhiệt tăng cao. Để hạ nhiệt độ của cơ thể, tuyến dầu sẽ có xu hướng sản sinh mồ hôi. Tuy nhiên điều này lại vô tình gây bít lỗ chân lông và phát sinh triệu chứng mẩn ngứa trên da.

Do vệ sinh kém

Cơ chế tiết mồ hôi là hoạt động thông thường của cơ thể. Tuy nhiên nếu bạn vệ sinh kém, lượng mồ hôi và dầu thừa có thể không được làm sạch, dẫn đến tình trạng ứ đọng trong lỗ chân lông, gây ngứa và viêm trên da.

Do mắc bệnh mề đay Cholinergic

Bệnh lý này xảy ra khi cơ thể sản sinh quá nhiều histamin trong quá trình tăng thân nhiệt hoặc tiết nhiều mồ hôi. Các triệu chứng điển hình là nổi mẩn ngứa, phát ban trên da xuất hiện mỗi khi vận động, ra mồ hôi. Đây là bệnh lý phổ biến nhất gây tình trạng nổi mẩn ngứa khi ra mồ hôi.

Một số triệu chứng thường gặp

Một số triệu chứng thường gặp

Mẩn ngứa là triệu chứng da bị nổi các nốt mẩn đỏ, hồng và gây ngứa. Nổi mẩn ngứa khi ra mồ hôi là một trong những nguyên nhân phổ biến. Tình trạng nổi mẩn ngứa khi ra mồ hôi có xu hướng thuyên giảm sau khi bạn có biện pháp chăm sóc da đúng cách. Nếu không can thiệp, triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và hình thành mủ tại các nốt mẩn ngứa này hoặc gây sốc phản vệ, nghẽn thở nếu mẩn ngứa do mề đay.

Đối với mẩn ngứa do bị nổi mề đay Cholinergic thì có những triệu chứng rõ ràng hơn, nổi nốt mề đay , sưng trong khoảng 5 - 6 phút sau khi bạn tập thể dục, hay do các yếu tố khác kích hoạt. Tình trạng sẽ trở nên trầm trọng hơn như sau:

- Ngứa da và nổi mẩn đỏ xung quanh vết sưng.

- Nổi mề đay với các nốt nhỏ, sưng trên bề mặt da.

- Nốt mề đay có thể sẽ xuất hiện trên toàn bộ cơ thể, tuy nhiên nó thường bắt đầu ở trên ngực và cổ, sau đó những vết sưng, phát ban da này sẽ lan ra các khu vực khác trên cơ thể người bệnh. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ đồng hồ, tùy theo mỗi người.

- Một số triệu chứng khác có thể đi kèm như: Đau bụng đi ngoài, buồn nôn và nôn, tăng tiết nước bọt. Một số người có phản ứng nghiêm trọng như khó thở, đánh trống ngực hoặc co thắt dạ dày

Một số loại thuốc điều trị

Một số loại thuốc điều trị

Các loại thuốc bôi ngoài da có khả năng làm giảm ngứa, sưng viêm và ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn da, bao gồm:

- Salicylic acid (Dibetalic, Beprosalic,…) – Có tác dụng sát khuẩn nhẹ, thẩm thấu vào lỗ chân lông nhằm làm sạch bã nhờn và bụi bẩn tích tụ.

- Calamine lotion – Có tác dụng giảm ngứa và làm dịu vùng da bị nổi mẩn ngứa.

- Thuốc bôi chứa corticoid – Nhóm thuốc này được sử dụng khi triệu chứng ngứa trên da không đáp ứng với những loại thuốc nói trên. Thuốc bôi chứa corticoid giúp giảm sưng và ngứa nhanh chóng nhưng có thể gây mỏng và bào mòn da nếu lạm dụng.

Khi sử dụng những loại thuốc bôi da này, bạn cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế các rủi ro phát sinh. Nếu có ý định dùng cho trẻ nhỏ, cần trao đổi với bác sĩ để lựa chọn loại thuốc có nồng độ thích hợp.

Đối với bệnh mề đay Cholinergic sẽ biến mất ngay sau đó mà không cần đến điều trị, nhưng nó cũng có thể kéo dài dai dẳng, tái phát liên tục và biến chứng thành mề đay cholin mãn tính. Có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị mề đay như: 

-  Một số loại thuốc kháng histamin là nhóm thuốc thường sử dụng để ngăn ngừa và điều trị tình trạng mề đay do cholin.

- Thuốc để kiểm soát lượng mồ hôi như methantheline bromide hoặc montelukast.

- Dùng thuốc chẹn beta, thuốc ức chế miễn dịch, tia UV để điều trị mề đay do cholin.

Tuy nhiên, những loại thuốc điều trị mày đay do cholin đều cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn, người bệnh không được tự ý mua. 

Các bài viết cùng chuyên mục:

Nếu tình trạng nổi mẩn ngứa khi ra mồ hôi tiếp tục kéo dài và có xu hướng nghiêm trọng hơn, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán về nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.