Giỏ hàng

TRẺ SƠ SINH RA NHIỀU MỒ HÔI TAY CHÂN CÓ NGUY HIỂM?

Trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân là một bệnh lý thường gặp. Bệnh không gây nguy hiểm cho trẻ, thế nhưng nhiều trường hợp nó lại dai dẳng, gây khó chịu cho cho trẻ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh ra mồ tay chân, để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp các mẹ nhé!

Trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi tay chân

Tình trạng đổ mồ hôi ở trẻ sơ sinh là rất phổ biến, đặc biệt là hiện tượng đổ mồ hôi trộm. Đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là hiện tượng cơ thể trẻ bị ra mồ hôi mà không liên quan tới yếu tố thời tiết, chỉ xảy ra khi trẻ ngủ (thường vào ban đêm). Tỷ lệ trẻ bị đổ mồ hôi trộm nhiều hơn người lớn.

Mồ hôi gồm các thành phần là nước, muối và các chất cặn bã. Trong đó, nước chiếm tới hơn 90%. Vì vậy, nếu thường xuyên gặp tình trạng đổ mồ hôi thì cơ thể trẻ sẽ bị mất đi lượng lớn nước và muối, có thể dẫn tới mệt mỏi và suy kiệt.

Trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi tay chân

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đổ mồ hôi tay chân

Với trẻ sơ sinh, hiện tượng đổ mồ hôi tay chân nhiều có thể là do hệ thần kinh điều khiển tiết mồ hôi vẫn chưa hoàn thiện. Trong trường hợp này, nếu trẻ vẫn bú tốt, lên cân tốt thì cha mẹ không cần lo lắng vì khi bé lớn hơn sẽ tự khỏi. Cũng có trường hợp vẫn bị đổ mồ hôi tay chân nhiều tới khi lớn lên. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt hạch thần kinh điều khiển việc bài tiết mồ hôi.

Ngoài ra, hiện tượng đổ mồ hôi tay chân ở trẻ sơ sinh còn có thể do các nguyên nhân như:

  • Thiếu vitamin D: Ở trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh, khi xương phát triển mạnh, nếu bị thiếu vitamin D thì trẻ dễ bị đổ mồ hôi nhiều. Đặc biệt, một số trẻ sinh non, bị nhẹ cân, còi xương, mắc bệnh nhiễm khuẩn hoặc rối loạn tiêu hoá thì dễ bị thiếu vitamin D và đổ mồ hôi trộm;

  • Chứng ngưng thở khi ngủ: Trẻ sinh non có thể gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ. Hiện tượng này có thể kéo dài khoảng 20 giây, biểu hiện là da bé tái nhợt, thở khò khè, cơ thể tiết nhiều mồ hôi;

  • Chứng tăng tiết mồ hôi: Hội chứng tăng tiết mồ hôi có thể gặp ở trẻ nhỏ với biểu hiện bàn tay và bàn chân bị ra mồ hôi nhiều dù ở trong không gian mát mẻ, thoáng đãng;

  • Mắc bệnh tim bẩm sinh: Nếu hiện tượng đổ mồ hôi ở trẻ không chỉ xảy ra trong khi ngủ mà còn xuất hiện khi bé tham gia các hoạt động khác thì có thể bắt nguồn từ nguyên nhân trẻ mắc bệnh tim mạch;

  • Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS: Nếu bé ngủ trong không gian quá nóng bức, ngột ngạt, phòng ngủ quá bí thì trẻ có thể ngủ li bì, ra mồ hôi nhiều, có thể ngừng thở - hội chứng đột tử SIDS;

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như: Trẻ bị thiếu canxi, thiếu kẽm, bị rối loạn hệ thần kinh thực vật hoặc cường giao cảm.

Trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi ở tay chân có nguy hiểm không?

Việc trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân quá nhiều có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong trường hợp trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân cùng với tay chân lạnh thì không phải là biểu hiện bệnh lý nên cha mẹ có thể yên tâm. 

Còn nếu trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân liên tục kèm theo các triệu chứng khác nữa. Ví dụ như: rụng tóc, trẻ ngủ thường xuyên bị giật mình thì cha mẹ cần phải chú ý. Lúc này, hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được kiểm tra chính xác và điều trị.

Trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi ở tay chân có nguy hiểm không?

Một số cách điều trị mồ hôi tay chân cho trẻ sơ sinh

Bổ sung vitamin D

Vitamin D là dưỡng chất thiết yếu trong quá trình phát triển của xương. Chúng còn có nhiều vai trò quan trọng khác trong quá trình phát triển của trẻ. Do đó, việc bổ sung vitamin D cho trẻ là điều hết sức cần thiết.

Tăng cường canxi 

Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ. Vì sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng dồi dào nhất đối với bé trong giai đoạn này. Khi bước sang giai đoạn ăn dặm (từ 6 tháng tuổi), mẹ nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa protein, carbohydrate, canxi và axit amin. Đây là những chất dinh dưỡng thiết yếu đối với quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Ngoài ra còn có một số cách khắc phục cho bé đổ mồ hôi tay chân như:

- Cho trẻ ngủ trong phòng có diện tích vừa phải và hạn chế cửa sổ để tránh gió lùa vào.

- Không nên quấn trẻ quá kỹ trong chăn, tã lót. Mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, có thấm hút mồ hôi.

- Giữ cho nhiệt độ phòng luôn thoáng mát để trẻ có thể ngủ ngon và hạn chế đổ mồ hôi.

- Bổ sung nước thường xuyên cho trẻ. Lượng nước tùy thuộc theo cân nặng và nhu cầu hoạt động thường ngày của trẻ.

- Không nên cho trẻ chơi đùa quá nhiều gần giờ đi ngủ. Vì điều này sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể dẫn đến đổ mồ hôi vào ban đêm.

Tăng cường canxi 

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu được tình trạng bé đổ mồ hôi tay chân. Nếu khắc phục tại nhà không giảm đổ mồ hôi, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. Đặc biệt là khi trẻ có những dấu hiệu đáng ngại. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị kịp thời.



 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.