Giỏ hàng

TOP NHỮNG CÁCH THẦN TỐC TRỊ DỨT ĐIỂM MỒ HÔI TAY - CHÂN

Mồ hôi tay chân luôn là nỗi sợ đối với những ai mắc phải chứng tăng tiết mồ hôi. Cũng như ở các bộ phận khác, 2 lòng bàn tay và bàn chân chúng ta tập trung rất nhiều tuyến mồ hôi. Bởi vậy, nguy cơ bị đổ mồ hôi ở những vùng này cao hơn. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng vắt tay chân ra nước thì cùng tham khảo những cách chữa trị thần kì làm giảm mồ hôi tay chân nhé.

Triệu chứng của việc tăng tiết mồ hôi ở tay và chân:

Để xác định xem bạn có đang bị mắc chứng tăng tiết mồ hôi tay chân hay không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những dấu hiệu dưới đây ngay nhé.

Nguyên nhân của bệnh ra mồ hôi tay chân chủ yếu là do rối loạn hệ thần kinh thực vật, các triệu chứng kèm theo đó là:

Đổ nhiều mồ hôi tay chân có tính chất di truyền 

  • Lòng bàn tay và lòng bàn chân thường xuyên ẩm ướt và lạnh, da tay nhăn nheo, trắng toát, hay bị bong tróc, mồ hôi thậm chí nhỏ giọt ở lòng bàn tay và bàn chân.

  • Chứng tăng tiết mồ hôi tay chân đa số xảy ra ở tuổi dậy thì và có xu hướng kéo dài suốt đời.

  • Tuổi dậy thì tình trạng ra mồ hôi tay chân có xu hướng nặng hơn, có thể đổ mồ hôi nhiều ở các vùng như: nách, chân, tay và đầu…

  • Có tính chất di truyền (nếu trong gia đình bạn có người mắc chứng tăng tiết mồ hôi, bạn cũng có nguy cơ bị).

  • Bạn sẽ bị đổ mồ hôi ngay cả trong mùa đông.

  • Khi bạn gặp phải stress, căng thẳng, lo âu sẽ tiết ra nhiều mồ hôi hơn.

Một số khó khăn bạn sẽ gặp phải khi mắc phải hội chứng khó chịu này:

  • Gây khó khăn cho bạn khi cầm nắm đồ vật.

  • Ảnh hưởng đến tâm lý, khiến bạn tự tị, ngại tiếp xúc với người khác, lỡ mất cái nắm tay của crush.

  • Có khả năng dễ bị nhiễm nấm da, gây ngứa, nổi mụn nước, bong tróc da.

Những cách thần kỳ đánh bay mồ hôi Tay - Chân:

Làm cách nào để loại bỏ mồ hôi khó chịu ở lòng bàn tay, bàn chân đây? Dưới đây là 1 số phương pháp mọi người có thể áp dụng nhé:

Sử dụng chất chống mồ hôi: 

Chất chống mồ hôi ngăn tiết mồ hôi từ 24 - 48 tiếng

Bao gồm 2 loại: xịt và lăn, thuốc uống. Các loại thuốc có thành phần hóa học chính là muối nhôm. Khi thuốc tiếp xúc với da, mồ hôi sẽ hòa tan và kéo các hạt muối nhôm này vào lỗ chân lông bịt kín ống dẫn mồ hôi, ngăn tiết mồ hôi. Thời gian tác dụng: từ 24 - 48 tiếng tùy loại. Tuy nhiên, chất chống mồ hôi có một số tác dụng phụ như: kích ứng da, nóng rát, dày sần, hoặc thậm chí là mẩn đỏ khi sử dụng thường xuyên. Với sự tiện lợi cùng hiệu quả nhanh, tức thời chất chống mồ hôi là lựa chọn chân ái cho những ai mắc phải chứng bệnh này. Nhưng biện pháp này chỉ có tác dụng tạm thời, không có tính điều trị, nên bạn chỉ sử dụng khi cần gấp thôi nhé.

Thuốc uống điều trị mồ hôi Tay - Chân: 

Thuốc uống hỗ trợ điều trị mồ hôi tay chân

Thuốc kháng cholinergic như oxybutynin, Glycopyrrolate,... hoặc thuốc chẹn beta như Atenolol,... Cả 2 nhóm thuốc đều có tác dụng làm ức chế hệ thần kinh giao cảm. Hiệu quả thuốc kéo dài từ 4 - 6 tiếng sau khi uống thuốc. Tuy nhiên, thuốc không thể sử dụng bừa bãi, bạn cần có sự kê đơn của bác sĩ. Một số tác dụng phụ của thuốc như: khô miệng, loạn nhịp tim, táo bón, tụt huyết áp, chóng mặt,...

Phương pháp điện di ion: 

Máy Liplop điều trị mồ hôi tay chân an toàn, hiệu quả

Ứng dụng nguyên lý dòng điện, sử dụng thiết bị gọi là máy điện di. Bằng cách cho vùng da bị tiết nhiều mồ hôi tiếp xúc với nước có dòng điện cường độ thấp (khoảng 10 - 30 mA). Cách làm này sẽ vô hiệu hóa tạm thời các tuyến mồ hôi tại chỗ. Thời gian cho mỗi lần sử dụng là từ 20 - 40 phút. Sau từ 4 - 6 tuần điều trị bạn sẽ thấy mồ hôi giảm rõ rệt. Một số tác dụng phụ của phương pháp này: khô da, ngứa hạn chế với những ai bị bệnh tim mạch, thần kinh và những ai có kim loại trong cơ thể.

Phương pháp tiêm botox:

Tiêm botox cũng cải thiện mồ hôi đáng kể

Là bạn sẽ phải tiêm một lượng nhỏ độc tố botulinum A vào lòng bàn chân và lòng bàn tay. Botox sẽ ức chế hệ thần kinh giao cảm tại chỗ, không cho giải phóng Acetylcholine, từ đó làm giảm mồ hôi. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra như: đau sưng tại chỗ, khó cử động, yếu cơ tạm thời… Sau khoảng thời gian điều trị từ 4 - 6 tháng bạn phải thực hiện lại liệu trình một lần nữa, chi phí cho mỗi lần điều trị từ 4 - 10 triệu đồng.

Trên đây là một số phương pháp giúp bạn loại bỏ mồ hôi tay chân khó chịu. Lưu ý những phương pháp trên chỉ mang tính tham khảo và hiệu quả tương đối, còn tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người. Nếu tình trạng đổ mồ hôi vẫn không dứt, bạn nên đến thăm khám ở các cơ sở y tế gần nhất để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.