Giỏ hàng

NGÂM MUỐI TRỊ MỒ HÔI

Bạn đang băn khoăn khi cơ thể ướt nhẹp mồ hôi? Bạn đang không biết phải chấm dứt tình trạng này thế nào? Hãy cùng chúng tôi đến với phương pháp trị mồ hôi bằng muối hiệu quả ngay tại nhà do Liplop giới thiệu dưới đây nhé!

Bệnh đổ mồ hôi nhiều

Bệnh đổ mồ hôi quá nhiều

Bệnh đổ mồ hôi quá nhiều, tiếng Anh là Hyperhidrosis là đổ mồ hôi nhiều đến bất thường không nhất thiết liên quan đến nhiệt độ hoặc tập thể dục. Bạn có thể đổ mồ hôi nhiều đến mức thấm qua quần áo hoặc chảy ra tay. Bên cạnh việc làm gián đoạn các hoạt động bình thường hàng ngày, loại đổ mồ hôi nhiều này có thể gây lo lắng và xấu hổ về mặt xã hội.

Nguyên nhân đổ mồ hôi

Nguyên nhân đổ mồ hôi

Nguyên nhân đổ mồ hôi thường chia làm 2 loại: thứ phát và nguyên phát. Đổ mồ hôi nguyên phát là tình trạng mồ hôi nhiều ở bàn tay, chân, nách, mặt hay các bộ phận khác mà không có bất kỳ lý do rõ ràng nào. Ngược lại, đổ mồ hôi thứ phát là tình trạng mồ hôi xuất hiện trên toàn cơ thể hoặc ở một vùng lớn nào đó và có thể xác định nguyên nhân do nhiệt độ quá cao hay tình trạng bệnh lý hoặc thuốc gây ra.

Nguyên nhân nguyên phát

Điểm chung của những người bị đổ mồ hôi nguyên phát là đều có lượng mồ hôi tiết ra từ tuyến mồ hôi mang tên eccrine. Eccrine là những tuyến mồ hôi xuất hiện nhiều trên bàn chân, lòng bàn tay, mặt và nách. Và thường thấy nhất, bạn sẽ đổ nhiều mồ hôi khi cơ thể nóng lên, khi di chuyển, khi xúc động, tức giận, hay cáu gắt,...Hoặc thậm chí, bạn có thể bị mắc chứng đổ mồ hôi nguyên phát theo yếu tố di truyền từ bố hoặc mẹ, nếu vậy, bạn đã mắc chứng bệnh này từ khi mới sinh ra rồi nhé!

Nguyên nhân thứ phát

Khác so với đổ mồ hôi nguyên phát, những người bị đổ mồ hôi thứ phát có xu hướng đổ mồ hôi ở toàn bộ hoặc một vùng trên cơ thể chứ không phải ở một bộ phận riêng biệt (bàn tay, bàn chân, nách, mặt) nào cả. Thêm nữa, tăng tiết mồ hôi nguyên phát có thể được nhận biết khi người bệnh bị đổ quá nhiều khi đi ngủ.

Người bệnh có thể bị đổ mồ hôi thứ phát do:

  • Thai kỳ: các mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ dễ bị đổ mồ hôi do sự thay đổi hormone khi mang thai. Chính điều này làm kích thích quá trình tỏa nhiệt và cơ thể họ sẽ nhạy cảm hơn với nhiệt độ, kết hợp với sự nóng lên của thời tiết sẽ khiến mồ hôi tiết ra không ngừng.

  • Cường giáp: một điểm chung của những người bị mắc bệnh cường giáp đó là khả năng chịu nhiệt rất kém. Vì họ là những người có thân nhiệt cao sẵn và cơ thể sản sinh ra nhiều nhiệt. Do đó, nếu bạn bị đổ mồ hôi nhiều, đó có thể là dấu hiệu của bệnh cường giáp.

  • Thời kỳ mãn kinh: Tình trạng đổ mồ hôi có thể thấy nhiều ở những phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh với những cơn nóng trong, bốc hỏa đi kèm. Nhóm người này chủ yếu thường bị đổ mồ hôi vào ban đêm. 

  • Stress: Khi bạn căng thẳng mệt mỏi, phần dưới của não bộ kích thích làm sản sinh hàng chục hormon trong đó có epinephrine (adrenaline). Hormon này kích thích các tuyến mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Nguyên nhân đổ mồ hôi do stress thường thấy ở những người trẻ là chủ yếu.

  • Bệnh Parkinson: Đổ mồ hôi có thể là nguyên nhân của bệnh Parkinson do nó ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh tự chủ và làm mất cân bằng của da và tuyến mồ hôi. Nhiều bệnh nhân Parkinson có biểu hiện đổ mồ hôi nhiều, một số trường hợp cũng cảm giác miệng tiết ra nhiều nước bọt, nhưng thực chất là do khó nuốt.

  • Nhiễm trùng: viêm nội tâm mạc, viêm van tim và hiện tượng đổ mồ hôi nhiều cũng có thể là một dấu hiệu dễ nhận biết của tình trạng nhiễm trùng.

  • Lạm dụng rượu hoặc chất kích thích: Rượu và các chất kích thích nói chung đều có ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn và hầu như mọi bộ phận trong cơ thể con người. Bạn bị đổ mồ hôi có thể xuất phát từ việc các chất kích thích làm tăng nhịp tim và mở rộng mạch máu trên da. Chỉ một lượng nhỏ rượu được phân hủy trong niêm mạc dạ dày, phần còn lại sẽ được đào thải  thông qua quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể.

Ngâm muối trị mồ hôi 

Trị mồ hôi bằng phương pháp ngân muối

Như đã nói ở trên thì có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đổ mồ hôi. Điều quan trọng là bạn phải biết tình trạng đổ mồ hôi của mình là do loại nguyên nhân nào để tìm ra cách điều trị phù hợp. Phương pháp ngâm muối để trị mồ hôi mà chúng tôi giới thiệu sau đây chỉ là một phương pháp giúp bạn khắc phục tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều, đặc biệt là đổ mồ hôi tay, chân gây bất tiện tới sinh hoạt hằng ngày hoặc khi bạn chưa có điều kiện đến thăm khám ở các cơ sở y tế. Các cách ngâm muối được thực hiện như sau:

  • Cách 1: Dùng muối hạt hòa tan vào nước ấm và ngâm ngập bàn chân. Thực hiện như thế mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ bạn sẽ thấy chứng ra mồ hôi chân tay được thuyên giảm đáng kể. 
  • Cách 2: Dùng 5g muối với 20g gừng tươi. Gừng tươi đem thái lát rồi đun với 1 lít nước, sôi khoảng 5 phút bắc ra cho muối vào. Để ấm ngâm chân trong khoảng 10 phút. Ngày thực hiện 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Thực hiện trong 7-10 ngày. Phương pháp này không chỉ giúp khử mùi hôi, mà còn có thể giảm stress, đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Cách ngâm muối được dùng chủ yếu để giảm mồ hôi ở tay, chân. Nếu bạn bị đổ mồ hôi ở những vùng cơ thể khác hoặc ở toàn thân thì có thể tham khảo các phương pháp khác như: dùng lá ngải cứu, lá lốt, dùng chanh, baking soda,...Chúc các bạn sớm ngày xóa tan nỗi lo vì mồ hôi nhé! Trân trọng!


 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.