Giỏ hàng

ĐỔ MỒ HÔI TAY CHÂN LÀ BỆNH GÌ?

Đồ mồ hôi tay chân là trạng thái hoàn toàn bình thường của cơ thể.  Tuy nhiên, lại rất nhiều người lo lắng vì mồ hôi tay chân bị tăng tiết bất thường. Liệu đây có phải bệnh lý nguy hiểm? Hay đơn giản là một chứng bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm lý của người mắc? Nhiều người mắc phải rất tự ti và gặp nhiều khó khăn khi làm quen kết bạn mới cũng như sinh hoạt hằng ngày. Cùng tìm hiểu xem liệu mồ hôi tay chân có phải là bệnh và nguyên do gây nên chứng bệnh này là gì nhé.

Đổ mồ hôi tay chân có phải là bệnh?

Đổ mồ hôi tay chân có phải là bệnh?

Có rất nhiều người hiểu lầm rằng đây là một căn bệnh, tuy nhiên, theo các bác sĩ đây chỉ là một chứng bệnh chứ không thể định nghĩa là bệnh. Chứng bệnh này gây nhiều phiền toái cho người mắc, nặng hơn là về tinh thần và tâm lý người mắc. Để xem rằng bạn có mắc phải chứng bệnh tăng tiết mồ hôi này cùng tìm hiểu:

Tăng tiết mồ hôi: là trường hợp tay chân bị đổ mồ hôi nhiều và liên tục so với thông thường bất kể là trời nóng hay lạnh. Kể cả không chịu tác động gì từ các yếu tố bên ngoài như trời nóng bức, ăn đồ ăn cay nóng, vận động mạnh, thể dục thể thao,... mà bạn vẫn bị đổ mồ hôi. Vậy chắc chắn là bạn đã bị mắc chứng tăng tiết mồ hôi do rối loạn hệ thần kinh thực vật. Theo đông y còn được gọi là phong thấp tay, chân.

Biểu hiện cả chứng tăng tiết mồ hôi:

Bàn tay ẩm ướt và lạnh

- Lòng bàn tay, bàn chân luôn ẩm ướt và lạnh.

- Da bị bong tróc, có màu nhợt nhạt.

- Có mùi hôi chân, nặng thì có thể bị đổ mồ hôi nhỏ giọt ở chân.

- Có thể do di truyền nên bị mắc chứng bệnh từ nhỏ hoặc đa số là ở các tuổi thiếu niên khi bắt đầu vào tuổi dậy thì.

- Có xu hướng kéo dài đến hết đời và nặng hơn ở tuổi dậy thì.

- Có tính chất di truyền (nếu trong gia đình có người mắc chứng tăng tiết mồ hôi thì con cái có nguy cơ mắc cao hơn)

- Đổ nhiều mồ hôi hơn khi gặp phải căng thẳng, áp lực, lo lắng, sợ hãi hoặc giận dữ.

- Đổ mồ hôi ngay cả mùa đông

Nguyên nhân gây đổ nhiều mồ hôi tay chân:

Để kể đến nguyên do bị đổ mồ hôi tay chân có rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường được chia thành 2 loại: 

  • Nguyên nhân nguyên phát: 

Xuất phát từ chính cơ thể của người mắc như di truyền từ cha mẹ và người thân trong gia đình.

  • Nguyên nhân thứ phát:

Do sự hưng phấn quá mức của hệ thần kinh giao cảm. Xuất phát từ tác động từ các yếu tố bên ngoài hoặc đây là dấu hiệu một số bệnh lý nguy hiểm đang diễn ra trong cơ thể.

Đổ nhiều mồ hôi tay chân có trị dứt điểm được không?

Liệu mồ hôi tay chân có trị dứt điểm được không?

Đổ mồ hôi không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người mắc nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người mắc. Bởi vậy, rất nhiều người bệnh tìm đến các phương pháp trị bệnh hy vọng sẽ trị tận gốc căn bệnh này.

Đổ mồ hôi không thể điều trị hoàn toàn khỏi được. Bởi bệnh liên quan đến hệ thần kinh trong cơ thể, là mã gen, nơ ron trong hệ thần kinh, bởi vậy không có cách nào trị dứt điểm được căn bệnh này. Chỉ có những phương pháp giúp bạn hạn chế tình trạng đổ mồ hôi. Một số biện pháp hiện nay có thể giảm đến 80 - 90% mồ hôi giúp bạn có thể sinh hoạt như bình thường.

Một số phương pháp trị mồ hôi hiệu quả hiện nay:

Chất chống mồ hôi tại chỗ:

Chất chống mồ hôi tại chỗ

Có thể là dạng xịt, bôi, lăn, thoa ngoài da có chứa muối nhôm. Được sử dụng vào ban đêm giúp bít tắc lỗ chân lông làm giảm mồ hôi ngay tại chỗ. Có tác dụng ngắn và giảm mồ hôi tạm thời.

Tiêm botox:

Bằng cách tiêm một lượng nhỏ độc tố botulinum dưới da vùng bàn tay và bàn chân sẽ ức chế được hoạt động của dây thần kinh giao cảm. Từ đó giúp giảm mồ hôi. Phương pháp điều trị này có giá thành khá cao từ 4 - 10 triệu/lần điều trị. Nhưng lại có hiệu quả trong 6 tháng, sau đó buộc bạn phải đi điều trị lại để giữ được hiệu quả của phương pháp này.

Cắt hạch giao cảm:

Cắt hạch giao cảm được nổi lên như một hiện tượng bởi tác dụng điều trị đến 100%. Tuy nhiên đây là phương pháp xâm lấn, và sau khi điều trị bệnh nhân sẽ bị đổ mồ hôi bù trừ, tức là bán ẽ không bị đổ mồ hôi tay chân nữa mà bị đổ mồ hôi vùng khác trên cơ thể. Bởi lượng mồ hôi tiết ra vẫn không đổi, nó chỉ chuyển từ vùng này sang vùng khác. Một số tác dụng phụ bạn gặp phải khi sử dụng phương pháp này như vết sẹo, khô da,...

Điện di ion:

Máy Liplop MS01 điều trị mồ hôi tay chân

Đây là phương pháp ứng dụng tác dụng của dòng điện ion, ức chế sự hưng phấn quá mức của hệ thần kinh giao cảm, đồng thời bít tắc các lỗ chân lông bằng các ion có trong dòng điện. Phương pháp này được cho hiện đại nhất, được các bệnh viện lớn trong nước ứng dụng trong việc điều trị chứng tăng tiết mồ hôi.

Hiện nay, máy điều trị mồ hôi Liplop đang ứng dụng phương pháp này, cho ra đời máy trị mồ hôi Liplop MS01. Có tác dụng giảm mồ hôi ở tay và chân đến 80% chỉ sau 4 - 6 tuần điều trị.

Trên đây là câu hỏi trả lời cho tiêu đề, liệu đổ mồ hôi tay chân là bệnh gì? Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về chứng bệnh này. Chúc bạn sớm khỏi bệnh và lấy lại tự tin trong cuộc sống.

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.