Giỏ hàng

TẠI SAO KHI ĂN CAY LẠI ĐỔ MỒ HÔI NHIỀU HƠN?

Ớt không chỉ là một gia vị thường xuyên có mặt trong các bữa ăn của mỗi gia đình Việt mà còn có những công dụng trong việc chữa bệnh. Ớt dùng làm gia vị, thực phẩm vì chứa nhiều vitamin A, vitamin C gấp 5 - 10 lần cà chua và cà rốt. Tuy nhiên, khi ăn ớt nói riêng và những quá cay sẽ khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi hơn bình thường, dẫn đến các trường hợp khó xử trong giao tiếp. Bài viết dưới đây sẽ lý giải nguyên nhân của hiện tượng này. Mời các bạn cùng đón đọc.

Chất tạo vị cay trong ớt

Capsaicin có trong ớt

Chất tạo vị cay chính trong ớt là Capsaicin, nó khiến cơ thể của bạn phản ứng giống như khi đang ở trong một môi trường nóng bức. Capsaicin kích hoạt một số thụ thể bên trong cơ thể tạo ra phản ứng làm mát (toát mồ hôi).

Theo một nghiên cứu của Arizona State University, Mỹ thì Capsaicin là một phân tử được tìm thấy nhiều trong ớt gây ra hương vị cay. Bên trong cơ thể cũng có một số thụ thể Capsaicin được tìm thấy trong một số dây thần kinh rất nhạy với nhiệt. Khi bị kích hoạt, các dây thần kinh này gửi tín hiệu đến tủy sống và não, các cơ quan này sẽ tạo ra nhận thức đau, nóng liên quan đến nhiệt. Bộ não phản ứng bằng cách kích hoạt các phản ứng hóa học để làm mát cho cơ thể và một trong số đó là đổ mồ hôi.

Hiện tượng đổ mồ hôi nhiều khi ăn cay

Hiện tượng đổ mồ hôi nhiều khi ăn cay

Hiện tượng này xảy ra bởi vì capsaicin gửi tín hiệu đến não bộ của bạn cảnh báo về việc quá nóng từ đó não sẽ cố gắng làm mát cơ thể thông qua một số cơ chế nhất định. Cụ thể, vùng dưới đồi là trung tâm thermoregulation của cơ thể (trung tâm điều khiển nhiệt). Khu vực này của não kích hoạt các tuyến mồ hôi trong cơ thể bắt đầu sản xuất mồ hôi sau khi ăn phải capsaicin. Mồ hôi được tiết ra và cuối cùng bay hơi làm mát cơ thể. Tuy nhiên, nhiệt độ môi trường có thể đang mát nên mồ hôi sẽ tốn một thời gian để bay hơi toàn bộ.

Một số mẹo giúp chữa cay cấp tốc để giảm đổ mồ hôi khi ăn cay

1. Giảm cay với sữa

Giảm cay với sữa

Uống sữa là một cách tuyệt vời để làm dịu cảm giác cay vì nó tác động đồng thời lên cũng lưỡi lẫn cuống họng. Casein, một loại protein tìm thấy trong sữa, có tác dụng như một chất tẩy rửa sẽ làm cảm giác cay xè trên lưỡi bị tan biến.

2. Giảm cay với cơm hoặc bánh mì

Chất bột trong cơm hay bánh mì cũng trị cay vô cùng tốt. Sau khi ăn phải ớt, chỉ cần nhai thật kỹ một miếng bánh mỳ hay một nắm cơm nhỏ thì chất capsaicin trong ớt sẽ nhanh chóng được “gột sạch” khỏi lưỡi.

3. Giảm cay với nước ấm

Nghe có vẻ vô lý nhưng súc miệng nước ấm là một cách hữu hiệu để làm giảm cay nhanh chóng. Bởi vì nước ấm có thể hòa tan chất capsaicin - thành phần gây cay có trong ớt. Nhưng chú ý chỉ dùng nước ấm chứ không quá nóng vì có thể gây bỏng và bạn nên thực hiện súc miệng với nước ấm vài lần liên tục.

4. Giảm cay với nước chanh

Giảm cay với nước chanh

Axit trong nước chanh sẽ phản ứng với các chất capsaicin làm cho vị cay giảm nhanh chóng.

5. Giảm cay với muối

Hãy ngậm chút muối trong miệng và bạn sẽ thấy vị cay giảm nhanh chóng.

Bài viết cùng chuyên mục:

TẠI SAO KHI UỐNG RƯỢU LẠI RA NHIỀU MỒ HÔI?

TẠI SAO ĂN CAY LẠI KHIẾN CƠ THỂ ĐỔ NHIỀU MỒ HÔI?

Thông qua bài viết này, có lẽ bạn đã phần nào hiểu được nguyên nhân khiến bạn đổ mồ hôi nhiều khi ăn cay. Vậy nê, dù ngon miệng những bạn hãy biết ăn sao cho điều độ và thực hiện những biện pháp chữa cháy để cứu nguy trong những trường hợp khẩn cấp nhé!

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.