Giỏ hàng

ĐỔ MỒ HÔI MẶT CÓ PHẢI LÀ DẤU HIỆU CẢNH BÁO NGUY HIỂM?

Đổ mồ hôi mặt là tình trạng phổ biến ở nhiều người, gây ra nhiều tình trạng khó chịu như khuôn mặt lúc nào cũng nhễ nhại mồ hôi, bóng nhẫy, dễ bị trôi lớp trang điểm,... Theo thống kê cho thấy có khoảng 2 - 3% dân số thế giới đang gặp phải tình trạng này. Vậy đổ mồ hôi mặt có phải là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm hay không? Và có cách điều trị tình trạng này không? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu ở bài viết ngay sau đây nhé!

Nguyên nhân đổ mồ hôi mặt

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi mặt

Trước khi đi trả lời câu hỏi: “Đổ mồ hôi mặt có nguy hiểm hay không?” thì chúng ta cần làm rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này. 

Đổ mồ hôi là một quá trình lành mạnh, tự nhiên của con người, giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Đổ mồ hôi mặt cũng là tình trạng khá phổ biến, nó do nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như: 

  • Nhiệt độ môi trường cao

  • Vận động mạnh

Nếu bạn bị đổ mồ hôi bởi hai nguyên nhân này, thì việc đổ mồ hôi của bạn là hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu đã loại bỏ khả năng tồn tại hai loại nguyên nhân trên. Chẳng hạn như bạn đang ở một nơi thoáng đãng, đang trong thời tiết lạnh hay bạn đang thư giãn không hề vận động mạnh, mà bạn vẫn bị đổ mồ hôi mặt nhiều thì đó có thể là dấu hiệu của một loại bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Một số bệnh lý thường gây ra tình trạng đổ mồ hôi mặt nhiều như: 

  • Bệnh tiểu đường

  • Bệnh cường giáp

  • Suy dinh dưỡng

  • Rối loạn nội tiết tố

  • Bệnh tim

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc tim mạch…

Nếu việc bạn đổ mồ hôi mặt nhiều xuất phát bởi nguyên nhân bệnh lý, thì việc điều trị dứt điểm bệnh lý đó cũng sẽ chấm dứt tình trạng đổ mồ hôi mặt. Và tương tự, đổ mồ hôi cũng sẽ hết nếu bạn ngưng việc sử dụng những loại thuốc gây tăng tiết mồ hôi (như thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc tim mạnh,...). 

Sau khi bạn đã loại bỏ tất cả nguyên nhân trên mà tình trạng đổ mồ hôi mặt vẫn còn tiếp diễn. Bạn có thể đã mắc chứng hyperhidrosis nguyên phát - chứng ra mồ hôi nhiều ở mặt do rối loạn hệ thần kinh thực vật. Chứng bệnh này khá phổ biến và ảnh hưởng đến khoảng 1 - 3% số người trên thế giới. Do vậy, bạn không cần quá lo lắng về nó. Hyperhidrosis nguyên phát không nguy hiểm, ngược lại nó gây ra nhiều phiền phức về tâm lý hơn là tình trạng bệnh lý. Bạn sẽ cảm thấy rất mất tự tin khi mồ hôi cứ liên tục chảy ra ngay cả khi bạn không hề muốn nó một chút nào. Ngoài ra, đây là một căn bệnh khá phiền phức vì việc điều trị nó thường khó khăn và mất khá nhiều thời gian. 

Cách chữa trị đổ mồ hôi mặt

Duy trì lối sống lành mạnh 

Duy trì lối sống lành mạnh

Việc đổ mồ hôi mặt gây cho bạn rất nhiều bất tiện, kèm theo những bất ổn về mặt cảm xúc (xấu hổ, lo lắng, tự ti,..). Do đó, duy trì một lối sống lành mạnh vừa giúp bạn giảm thiểu việc đổ mồ hôi mặt vừa giúp bạn có tinh thần thoải mái. Bạn có thể làm một số việc sau: 

  • Uống đầy đủ nước: uống đầy đủ nước sẽ giúp cơ thể của bạn dễ hạ nhiệt hơn và bù đắp lại lượng nước đã mất từ việc đổ mồ hôi mặt.

  • Thư giãn: Stress gây rối loạn hormone và làm tăng tiết mồ hôi ra. Bạn có thể thư giãn bằng các hình thức như: tập thể dục, yoga hoặc ngồi thiền. Trong trường hợp bạn bị đổ mồ hôi quá mức do lo lắng, căng thẳng, bạn có thể sử dụng những thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua hoặc phô mai nhé! Nó sẽ giúp bạn giảm đáng kể mồ hôi đó. 

  • Ăn nhiều rau xanh: Rau có nhiều tác dụng giúp cơ thể hoạt động trơn tru hơn. Ngoài việc thúc đẩy sự cân bằng, rau có thể hỗ trợ tiêu hóa và giúp giảm tiết mồ hôi.

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa caffeine: caffeine thúc đẩy việc giải phóng adrenaline và kích thích hệ giao cảm tăng bài tiết mồ hôi. 

  • Hạn chế uống rượu: Rượu có thể làm tăng nhịp tim và làm giãn mạch máu. Điều này có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và khiến mồ hôi đổ nhiều hơn bình thường.

  • Bổ sung vitamin: vitamin B giúp cơ thể bạn thực hiện các chức năng trao đổi chất quan trọng và giao tiếp giữa các dây thần kinh để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường. Từ đó ít đổ mồ hôi hơn.

  • Tránh thức ăn cay nóng: thức ăn cay nóng đánh lừa cơ thể rằng nhiệt độ đang tăng lên và sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn.

  • Ở nơi thoáng mát, đắp mặt nạ trà xanh, đất sét 2 – 3 lần mỗi tuần, đồng thời hạn chế dùng các loại kem dưỡng da, trang điểm chứa nhiều dầu để giảm mụn trứng cá, viêm da do tiết mồ hôi mặt nhiều. 

Thuốc bôi ngoài da và thuốc uống

Cần tìm hiểu kỹ thành phần trước khi bôi bất kỳ loại thuốc nào lên mặt

Clorua nhôm có khả năng hút ẩm làm giảm tiết mồ hôi mặt. Nó thường có trong một số loại phấn rôm, phấn bột, thuốc xoa bôi ngoài da. Việc sử dụng thuốc bôi để trị đổ mồ hôi mặt cần phải thực hiện thường xuyên, hàng ngày. Bên cạnh đó, những chất này còn có nguy cơ gây kích ứng da hoặc ảnh hưởng đến đường hô hấp khi hít phải quá nhiều. Do vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ thành phần và thử trên một vùng da nhỏ trước khi dùng cho toàn bộ khuôn mặt.

Thuốc chữa bệnh ra nhiều mồ hôi ở mặt được chỉ định hiện nay là các thuốc kháng Cholinergic. Loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, nhìn mờ, táo bón... Bên cạnh đó, chúng không tác động được vào căn nguyên gây bệnh, chỉ có tác dụng giảm triệu chứng trong vài giờ sau khi uống, do vậy thường chỉ được dùng để giảm tiết mồ hôi mặt tạm thời trong những dịp quan trọng như thi cử, họp hành,...

Tiêm botox

Vẫn còn nhiều tranh cãi trong việc tiêm botox trị mồ hôi mặt

Tiêm botox là phương pháp điều trị cao hơn của thuốc, thường được sử dụng khi các sản phẩm bôi xoa không có tác dụng. Đây là phương pháp đã được FDA công nhận trong điều trị chứng tăng tiết mồ hôi. Nó dựa trên cơ chế ức chế hoạt động của các dây thần kinh chịu trách nhiệm bài tiết mồ hôi ở mặt. Đây là phương pháp hiệu quả nhưng phương pháp này thường chỉ có tác dụng trong khoảng 6 tháng, thời gian có thể khác nhau tùy cơ địa, và bạn phải lặp lại điều trị sau thời gian đó. Hơn nữa, tiêm botox thược được áp dụng nhiều trong trị mồ hôi tay và nách, vẫn còn rất nhiều quan điểm trái chiều khi dùng để trị mồ hôi mặt.

Phẫu thuật

Phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm là cách điều trị khá hiệu quả, thường được áp dụng cho những người bị ra mồ hôi mặt trầm trọng. Phẫu thuật này được thực hiện bằng nội soi, người bệnh sẽ được cắt bỏ những hạch thần kinh giao cảm trực tiếp “chỉ huy” tuyến mồ hôi ở vùng thân trên của cơ thể, bao gồm cả mặt. Tuy nhiên phẫu thuật có nguy cơ gây ra một số biến chứng như tăng tiết mồ hôi bù trừ ở phần dưới cơ thể (chân, bụng, bẹn…), đồng thời có thể gây khô rát, bong da vùng đầu cổ, tay, vai.... Do vậy, người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện bởi đã cắt hạch giao cảm thì không thể nối lại được.

Phương pháp điện di ion

Trị mồ hôi mặt bằng phương pháp điện di ion từ máy Liplop

Phương pháp điện di ion trị mồ hôi bằng cách sử dụng một dòng điện nhỏ (dưới 30-35mA) thông qua nước để đưa điện ion vào cơ thể, tác động trực tiếp đến hệ dây thần kinh giao cảm, giúp cân bằng ion và làm co các tuyến mồ hôi, khiến chúng tiết ra ít mồ hôi hơn. Đặc biệt, quá trình kiểm soát này chỉ làm co các tuyến mồ hôi, để mồ hôi tiết ra là ít, không đáng kể chứ không hoàn bịt kín các tuyến mồ hôi. Vì vậy, người dùng không cần lo xảy ra tình trạng đổ mồ hôi bù trừ. Phương pháp này được đánh giá cao bởi sự an toàn, không có tác dụng phụ. 

Ngoài ra, chi phí sử dụng phương pháp này cũng khá thấp, chỉ cần mua thiết bị và bạn hoàn toàn có thể điều trị đổ mồ hôi mặt tại nhà, sử dụng được lâu dài. Mới đầu, số tiền bạn có thể bỏ ra chỉ dao động từ 1.500.000 VNĐ đến 2.500.000 VNĐ, tuy nhiên có thể sử dụng trong thời gian dài, điều trị nhiều bộ phận phù hợp với tình trạng đổ mồ hôi của cơ thể, hơn nữa khi lượng mồ hôi được kiểm soát thì chỉ cần điều trị duy trì tuần 1 lần,... Nếu suy nghĩ về lâu dài, phương pháp này vừa tiết kiệm chi phí, lại vừa tiện lợi cho người dùng.

Bài viết cùng chuyên mục:

Bên trên là giải đáp cho câu hỏi:“Đổ mồ hôi mặt có phải là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm?”. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giải đáp được thắc mắc trong lòng bạn. Một số phương pháp trị liệu đổ mồ hôi mặt chúng tôi đã liệt kê ở trên, bạn có thể tham khảo và thực hiện. Tuy nhiên, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào nhé! Chúc bạn thành công và hẹn gặp lại. 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.