Giỏ hàng

TRẺ RA NHIỀU MỒ HÔI TRỘM❤️✔️CHA MẸ CHỚ NÊN CHỦ QUAN

Liplop xin kính chào tất cả các bạn đang theo dõi bài viết. Các bạn thân mến, trẻ con chạy nhảy ra nhiều mồ hôi là điều bình thường nhưng nếu lúc nào chúng cũng đầm đìa ngay cả đổ mồ hôi khi ngủ thì rất có thể là do chứng đổ mồ hôi trộm gây ra. Các bạn đã hiểu gì về nguyên nhân và làm cách nào để khắc phục dứt điểm tình trạng này? Tất cả sẽ có trong bài viết ngày hôm nay.


Nguyên nhân khiến trẻ ra nhiều mồ hôi

Đổ mồ hôi trộm là hiện tượng phổ biến ở trẻ

Xem thêm:


Đổ mồ hôi trộm là hiện tượng phổ biến ở trẻ, đặc biệt xuất hiện vào ban đêm và tập trung nhiều ở vùng đầu, sau gáy, lưng hoặc lòng bàn tay, bàn chân. Ngược lại, khi đã loại bỏ các yếu tố ngoại cảnh trên mà trẻ vẫn ra mồ hôi trộm nhiều quá mức, lúc này cha mẹ cần hết sức lưu ý, bởi đây có thể là dấu hiệu của một số tình trạng tiềm ẩn sau:
– Thiếu canxi, thiếu vitamin D: Trẻ ra nhiều mồ hôi trộm kèm theo biểu hiện quấy khóc, đêm ngủ hay trằn trọc, giật mình, rụng tóc vành khăn…, thường gặp nhất ở giai đoạn sơ sinh.
– Rối loạn thần kinh thực vật: Đây là hệ thần kinh điều khiển hoạt động bài tiết mồ hôi của cơ thể. Ở trẻ nhỏ, hệ thần kinh thực vật chưa phát triển hoàn thiện, do vậy trẻ thường ra nhiều mồ hôi hơn người lớn. Tuy nhiên, cũng có nhiều trẻ mắc chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát do rối loạn thần kinh thực vật.
– Rối loạn tâm lý: Trẻ bị hoảng loạn, sợ hãi hoặc quá căng thẳng, lo lắng trước khi ngủ.
– Bệnh lý khác: Một số ít trường hợp, trẻ ra nhiều mồ hôi trộm có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tim mạch, bệnh tuyến giáp, chứng ngưng thở lúc ngủ, còi xương, lao sơ nhiễm,…
– Tác dụng phụ của thuốc đang dùng như kháng sinh, thuốc hạ sốt,…


Cách khắc phục tình trạng đổ mồ hôi ở trẻ nhỏ

Cha mẹ cần lưu tâm và nên đưa con đến viện khám nếu trẻ bị đổ mồ hôi kèm theo những biểu hiện bất thường


Nếu trẻ chỉ bị đổ mồ hôi trộm sinh lý, vẫn phát triển khỏe mạnh bình thường, cha mẹ không nên quá lo lắng. Trong trường hợp, lượng mồ hôi tiết nhiều quá mức kèm theo những biểu hiện bất thường khác như quấy khóc, biếng ăn, mệt mỏi, chậm tăng cân,… lúc này cha mẹ cần lưu tâm và nên đưa con đến viện khám để được đánh giá đúng nguyên nhân gây ra.
Bên cạnh đó, một số biện pháp dưới đây sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng mồ hôi trộm của trẻ:
– Đảm bảo nhiệt độ phòng ngủ của con phù hợp, thoáng mát bằng cách sử dụng điều hòa hoặc quạt.
– Cho con mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt khi ngủ.
– Không đắp quá nhiều chăn, mền trừ khi cần thiết.
– Khuyến khích con nên đi dạo trước khi ngủ, điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, thư giãn tinh thần.
– Cho con uống đủ nước, lượng nước cần bổ sung sẽ tính theo cân nặng của trẻ.
– Tránh cho con ăn đồ cay nóng hoặc ăn quá no, nhất là vào buổi tối trước khi ngủ. Ăn đồ cay nóng khiến trẻ dễ bị đổ mồ hôi đầuđổ mồ hôi toàn thân. Tăng cường các loại rau xanh, trái cây tươi trong bữa ăn hằng ngày của con.
– Nếu trẻ bị thiếu vitamin D, nên tăng cường bổ sung vitamin D, canxi qua một số thực phẩm như sữa, cá biển, tôm, cua, đậu nành,…
– Khi trẻ lên 7 tuổi, nếu tình trạng mồ hôi vẫn tiếp tục xảy ra thì có khả năng cao là chứng tăng tiết mồ hôi do rối loạn hệ thần kinh thực vật. Lúc này cha mẹ có thể tham khảo cho con sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ giảm tiết mồ hôi lành tính từ thảo dược.

Thật vậy việc trẻ ra nhiều mồ hôi trộm sẽ không còn là nỗi bận tâm quá lớn khi cha mẹ thực sự hiểu rõ về nguyên nhân và chủ động áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp. Còn bây giờ liplop xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.
 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.