Giỏ hàng

MỒ HÔI ĐẦU RA NHIỀU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Đừng vội coi thường mồ hôi đầu vì đó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm. Đổ mồ hôi đầu được nhiều người coi nhẹ và thường ít chú ý đến dấu hiệu này. Đổ mồ hôi đầu là cơ chế hoàn toàn bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu bị đổ mồ hôi đầu quá mức liệu có còn bình thường như chúng ta nghĩ? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đổ mồ hôi đầu do đâu?

Hiện tượng đổ mồ hôi đầu

Đổ mồ hôi là hiện tượng sinh lý vô cùng bình thường của con người. Tuyến mồ hôi đóng vai trò điều hòa nhiệt độ trong cơ thể chúng ta bằng cách tiết ra nước và các chất cặn bã. Cơ thể chúng ta có hàng triệu tuyến mồ hôi, trong đó bao gồm 2 tuyến chính: tuyến mồ hôi nhỏ và tuyến mồ hôi lớn. Tuy nhiên, mật độ phân bố của các tuyến mồ hôi trên cơ thể không đồng đều, tập trung chủ yếu ở mặt và đầu.

Đầu là một khu vực dễ bị đổ mồ hôi. Khi bị đổ mồ hôi quá mức thường là biểu hiện của chứng bệnh tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis). Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là mồ hôi tăng nhiều ở khu vực da đầu, trán, má, cằm, trên môi, và cả trên chân tóc.

Vậy, nguyên nhân gì gây nên tình trạng tăng tiết mồ hôi đầu?

Nguyên nhân đổ mồ hôi đầu quá mức

Nguyên nhân gây nên tình trạng đổ mồ hôi đầu được chia ra làm 2 nguyên nhân chính sau đây:

  • Tăng tiết mồ hôi đầu nguyên phát: Nguyên nhân này xuất phát từ chính cơ thể của chúng ta. Mặc dù cơ thể không chiu tác động nào từ bên ngoài hay bất kì bệnh lý nào nhưng cơ thể vẫn bị đổ mồ hôi đầm đìa. Một nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện trạng này là do yếu tố di truyền. Với tình trạng bệnh này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của chúng ta. Tuy nhiên, nếu kéo dài sẽ gây ảnh hướng lớn đến đời sống tinh thần, cuộc sống sinh hoạt. Nặng hơn nữa còn ảnh hưởng đến nhịp tim, nhịp thở, tăng tiết vị dạ dày…

  • Tăng tiết mồ hôi đầu thứ phát: Đổ mồ hôi đầu nhiều do các tác động từ yếu tố bên ngoài. Ví dụ như hoạt động mạnh, thời tiết nóng bức, ăn đồ cay nóng, do cơ thể đang căng thẳng, stress… Ngoài ra, do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc điều trị trầm cảm, thuốc kháng sinh…; do người bệnh đang mắc bệnh tim hoặc đang ở giai đoạn đầu của căn bệnh Parkinson. Một số bệnh nguy hiểm khác cũng gây nên tình trạng đổ mồ hôi đầu nhiều như bệnh: ung thư, nhiễm trùng, lao phổi. 

Mồ hôi đầu ra nhiều quá mức có gây nguy hiểm hay không?

Có thể thấy, đổ mồ hôi đầu nhiều không quá gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của chúng ta. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, học tập của người bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể là triệu chứng của một số căn bệnh nguy hiểm như: ung thư, lao phổi. Đối với trường hợp này bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị. 

Các phương pháp khắc phục tình trạng này

Dùng máy Liplop trị đổ mồ hôi đầu

Mồ hôi đầu ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta, như da đầu lúc nào cũng trong tình trạng ướt nhẹp, dễ bết và dễ bị gàu. Bởi vậy, bạn có thể hạn chế tình trạng này bằng một số phương pháp dưới đây.

  • Uống nhiều nước

  • Tập thể dục điều độ

  • Ăn uống đủ chất và nhiều rau xanh, bổ sung vitamin cho cơ thể; hạn chế ăn các đồ ăn có nhiều dầu mỡ và có tính cay nóng

  • Sử dụng các loại phấn rôm trẻ em

  • Gội đầu bằng các loại dầu gội thảo dược, lành tính hoặc có thể sử dụng các phương pháp dân gian như gội bồ kết…

  • Uống thuốc điều trị giảm mồ hôi. Tuy nhiên, loại thuốc này có tác dụng trên toàn cơ thể. Những loại thuốc này được gọi là thuốc kháng cholinergic. Chúng gây ra phản ứng làm khô vì vậy hạn chế được việc tiết mồ hôi.

  • Phương pháp tiêm botox

  • Điện di ion: Đây là phương pháp được tin dùng nhất hiện nay bởi sự an toàn và lành tính của nó.

Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào mức độ đổ mồ hôi đầu mà bạn hãy lựa chọn đúng phương pháp phù hợp với mình.

Mồ hôi đầu không nguy hiểm, chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của chúng ta. Nếu việc đổ mồ hôi đầu khiến bạn khó chịu có thể thử các cách trên, tuy nhiên nếu vẫn không thuyên giảm, bạn nên suy nghĩ đến một số nguyên nhân khác như dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm nào đó. Nếu nhận thấy dấu hiệu đó, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời.

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.