Giỏ hàng

ĐIỀU TRỊ MỒ HÔI SAO CHO HIỆU QUẢ?

Bạn bị đổ mồ hôi nhiều không ngớt? Bạn thường xấu hổ khi quần áo luôn ướt đẫm và ố vàng? Thật may cho bạn, 17 cách chữa ra mồ hôi nhiều toàn thân dưới đây sẽ giúp bạn chấm dứt tình trạng này chỉ sau 2 tuần. Tất cả đều có thể thực hiện tại nhà mà bạn không cần đến bất kỳ cơ sở y tế nào.

1. Bình tĩnh, thư giãn tinh thần

Căng thẳng là yếu tố kích thích gây đổ mồ hôi toàn thân. Vì vậy, bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh trong mọi tình huống. Tập yoga, thiền, hít sâu thở chậm… có thể giúp bạn bình ổn tâm lý tốt hơn.

2. Giảm sử dụng chất kích thích

Bạn cần hạn chế sử dụng các chất kích thích thần kinh như caffein có trong cà phê, trà, nước ngọt có ga; cồn trong rượu, bia… Bởi những chất này sẽ “kích hoạt” tuyến mồ hôi của bạn tăng tiết nhiều hơn.

3. Uống nước ép cà chua

Vitamin, khoáng chất trong loại nước trái cây này sẽ giúp bạn chữa đổ mồ hôi toàn thân hiệu quả. Bạn hãy uống mỗi ngày một ly nước cà chua để cảm nhận sự khác biệt.

4. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước có thật sự tốt cho sức khỏe?

Uống nhiều nước có thể giảm lượng mồ hôi tiết ra

Nước giúp đào thải chất cặn bã và làm mát cơ thể, ngăn mệt mỏi do đổ mồ hôi quá nhiều. Các chuyên gia khuyên bạn nên uống trung bình từ 6 – 8 ly tương ứng 1,5 – 2 lít mỗi ngày để bù lại nước đã mất do đổ mồ hôi.

5. Tắm nước lạnh

Mặc dù tắm nước nóng có thể hữu ích để loại bỏ các chất cặn bã trên da, nhưng tắm nước lạnh lại thích hợp với những người bị đổ mồ hôi toàn thân hơn. Bạn có thể dùng thêm xà phòng để làm sạch và khử mùi cho cơ thể. Nhưng lưu ý là lau khô mồ hôi trước khi tắm để tránh bị cảm lạnh.

6. Tránh thực phẩm nhiều gia vị cay nóng

Gia vị cay nóng như hồ tiêu, mù tạt, ớt, gừng, tỏi… khiến việc thưởng thức món ăn thêm phần thú vị, nhưng chúng lại gây đổ mồ hôi nhiều hơn sau ăn, đặc biệt là đổ mồ hôi đầu, mặt. Do đó, bạn hãy hạn chế thêm chúng vào bữa ăn hằng ngày.

7. Ăn thực phẩm giàu vitamin B

Thực phẩm giàu vitamin B giúp tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, giảm bớt căng thẳng. Những thực phẩm giàu vitamin bạn nên ăn đó là:

- Hạt nguyên vỏ: các loại đậu, gạo lứt, yến mạch…

- Trái cây tươi: anh đào, dưa hấu, táo, cam, mận, chuối… 

- Rau: rau cải, đậu Hà Lan, dưa chuột, ớt xanh, cà chua…

- Protein: từ các loại đậu, trứng, thịt trắng…

8. Dùng nước soda và nước chanh

Dung dịch được pha chế đơn giản từ nước soda và nước chanh tươi có thể giúp kiểm soát mùi mồ hôi hiệu quả. Bạn có thể thoa dung dịch này lên vùng nách, lòng bàn chân, tay mỗi tối trước khi đi ngủ và rửa sạch vào sáng hôm sau.

9. Sử dụng phương pháp điện di ion

Phương pháp điện Ion được tích hợp trong máy điều trị tăng tiết mồ hôi và khử mùi cơ thể LIPLOP

Các tuyến mồ hôi ở tay và chân bị ức chế hoạt động dưới tác động của xung điện có cường độ thấp (cường độ 10 miliampe). Dòng điện này được cho chạy qua dung dịch có chứa các ion của các muối như glycopyrrolate 0,01%, aluminum chloride 20%. Nhược điểm của phương pháp này là tốn thời gian vì thường phải điện di 3-4 lần/tuần và có thể gây tê ngứa chân tay. phương pháp này sẽ hiệu quả hơn rất nhiều khi bạn kết hợp sử dụng cùng máy điều trị tăng tiết mồ hôi lilop.

10. Lựa chọn trang phục dệt từ sợi tự nhiên

Bạn nên chọn quần áo được dệt từ sợi bông, lông cừu để thấm hút mồ hôi, ngăn mồ hôi ứ đọng sinh ra mùi khó chịu, thay vì các loại vải từ nylon, polyester có khả năng thấm hút kém.

11. Mặc đồ thoáng rộng

Quần áo rộng giúp mồ hôi bay hơi dễ dàng hơn. Trong thời tiết nóng bức, bạn nên giữ cổ áo của mình luôn mở hoặc chỉ mặc quần áo đơn giản, nhẹ nhàng như áo thun, quần lanh…

12. Mang vớ

Vết hằn khi mang vớ có thể do phù nề, cảnh báo bệnh nguy hiểm ...

Đừng quên mang vớ (tất) nhé

Vớ (tất) giúp thấm hút mồ hôi chân và khiến mồ hôi bay hơi nhanh hơn. Bạn nên lựa chọn loại vớ được làm từ sợi thiên nhiên và chú ý thay vớ thường xuyên ít nhất 1 lần/ngày.

13. Cạo râu, cắt bớt tóc

Mồ hôi được tiết ra tại lỗ chân lông, chân tóc. Vì vậy, cạo bớt râu và cắt tóc ngắn sẽ giúp lỗ chân lông được thông thoáng hơn, nhờ đó sẽ bớt lượng mồ hôi và ngăn vi khuẩn sinh mùi phát triển.

14. Đội mũ khi ra ngoài trời nắng

Mũ rộng vành giúp bảo vệ đầu tránh khỏi bức xạ nhiệt trực tiếp từ ánh nắng mặt trời. Bạn nên lựa chọn 1 chiếc mũ sáng màu và coi nó như vật bất ly thân khi ra ngoài trời nắng để ngăn đổ mồ hôi đầu hiệu quả.

15. Giảm cân

90% những người bị đổ mồ hôi nhiều đều có hiện tượng thừa cân. Và thực tế là ở người béo, họ thường cảm thấy nóng hơn người khác nếu ở trong cùng một môi trường. Do vậy bạn cần lên kế hoạch giảm cân để duy trì cân nặng hợp lý.

16. Dùng thêm chất chống mồ hôi

Chất chống mồ hôi bôi xoa ngoài da có chứa muối nhôm clorua giúp bịt kín lỗ chân lông, ngăn mồ hôi tiết ra tại bàn chân, bàn tay, nách, lưng… tạm thời. Tốt nhất, bạn hãy dùng 1 lần vào ban đêm và 1 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy.

17. Dùng miếng dán ở nách

Với những người bị đổ mồ hôi nhiều ở nách, việc dùng miếng dán “phòng thủ” ngay dưới nách áo là giải pháp tối ưu để che dấu đi vết mồ hôi loang lổ gây mất tự tin cho bạn.

Đổ mồ hôi là hiện tượng sinh lý tự nhiên, nhưng nó có thể trở thành nỗi ám ảnh đáng sợ nếu vượt qua tầm kiểm soát của bạn. Với 17 cách chữa ra mồ hôi nhiều toàn thân mà Lilop vừa chia sẻ cho bạn, bạn có thể tự tin tận hưởng cuộc sống mà không còn phải bận tâm về mồ hôi nhiều. Chúc bạn thành công!

 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.