Giỏ hàng

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI GIẢM MỒ HÔI BẰNG THUỐC

Đổ mồ hôi là phản ứng bình thường của cơ thể giúp điều hòa thân nhiệt và thải độc tố ra ngoài. Tuy nhiên, đổ mồ hôi quá mức vào những thời điểm không thích hợp có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Việc điều trị như thế nào hay sử dụng thuốc gì đang là những câu hỏi lớn đối với người bệnh? Phương pháp sử dụng thuốc liệu có an toàn và hiệu quả không? Chúng có những ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng liplop đi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé!

Đổ mô hôi quá nhiều

Đổ mô hôi quá nhiều

Đổ mồ hôi quá nhiều (tăng tiết mồ hôi) là sự đổ mồ hôi quá mức, có thể tại chỗ hoặc lan tỏa và có nhiều nguyên nhân dẫn đến. Đổ mồ hôi ở nách, lòng bàn tay và lòng bàn chân thường là phản ứng bình thường do căng thẳng, tập thể dục, hoặc nhiệt độ môi trường; đổ mồ hôi lan tỏa thường tự phát, ở những bệnh nhân có biểu hiện kèm theo, nên tăng sự nghi ngờ về ung thư, nhiễm trùng và bệnh nội tiết.. Chẩn đoán là rõ ràng, nhưng các xét nghiệm tìm các nguyên nhân có thể được chỉ định.

Các phương pháp điều trị bao gồm các phương pháp điều trị dân gian, dùng clorua nhôm tại chỗ, dùng thuốc điều trị, iontophoresis băng nước, botox, glycopyrrolate đường uống và, trong trường hợp nặng dùng phẫu thuật… 

Phương pháp điều trị mồ hôi bằng thuốc và ưu, nhược điểm

Có rất nhiều phương pháp điều trị đổ mồ hôi, tuy nhiên cho đến nay vẫn không có một phương pháp cố định nào dành cho tất cả mọi người trong điều trị chứng tăng tiết mồ hôi. Việc điều trị phụ thuộc vào từng cá nhân, lứa tuổi, địa lý, mức độ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Thế nhưng, nhìn chung có một số thuốc được sử dụng nhằm hạn chế tình trạng này như:

Muối nhôm

Muối nhôm được thoa trực tiếp lên vùng da tiếp mồ hôi, nó sẽ bít các ống tuyến lại và giảm tiết mồ hôi. Muối nhôm có thể có trong nhiều sản phẩm chống mồ hôi trên thị trường. Thoa ngày 2 lần vào buổi sáng và trước khi ngủ tối để cho da được khô. Nếu con bạn dễ bị kích ứng da thì có thể thoa cách ngày.

Thuốc kháng cholinergic

Thuốc kháng cholinergic

Các thuốc này được sử dụng nhiều nhất trong điều trị đổ mồ hôi nhiều. Bao gồm: glycopyrrolate, oxybutynin, benztropine, propantheline,… Thuốc giúp giảm tiết mồ hôi toàn bộ cơ thể, thậm chí ở những vùng ít bị. Thuốc điều trị hiệu quả, một số có thể sử dụng cho trẻ em. Những thuốc này có thể  ức chế tín hiệu thần kinh tới tuyến mồ hôi. Thuốc này có thể thoa phủ lên da, nó có dạng cream, lotion, miếng đắp hoặc uống. Khi dùng các thuốc này phải uống đủ nước và tránh nắng, nóng. Nếu dùng dạng thoa nách thì nhớ rửa tay ngay sau thoa và không đụng chạm vào mắt.

Đối với việc sử dụng thuốc có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn, nhất là ở trẻ nhỏ và người trên 65 tuổi:

  • Người lớn tuổi có thể bị sa sút trí tuệ hay teo não,…

  • Trẻ em có thể bị chóng mặt, co thắt cơ, đau đầu, nôn ói, yếu mệt, da xanh xao.

  • Một số triệu chứng khác như khô miệng, giảm vị giác, táo bón, nhìn mờ, đánh trống ngực, tiểu khó,…

Thuốc chẹn beta và thuốc an thần benzodiazepines

Các thuốc này giúp giảm lo lắng cho người bệnh – đây là một trong những nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi. Thuốc phù hợp với người bị tiết mồ hôi từng cơn, đặc biệt là những đối tượng lo âu thường xuyên. Song, thuốc vẫn có thể gây ra một vài tác dụng phụ, do đó không nên sử dụng lâu dài. Các thuốc phải được sử dụng riêng chứ không được kết hợp; ngoài ra, các thuốc an thần có thể gây nghiện.

Độc tố botulinum A

Độc tố botulinum A

Độc tố này là một chất độc thần kinh làm giảm sự giải phóng acetylcholin khỏi các dây thần kinh giao cảm tác động lên các tuyến eccrine. Tiêm trực tiếp vào nách, lòng bàn tay, hoặc trán, độc tố botulinum ức chế đổ mồ hôi khoảng 5 tháng tùy theo liều. Đáng chú ý, độc tố botulinum được FDA chấp thuận chỉ cho tăng tiết mồ hôi nách và có thể không hiệu quả cho các vùng khác của tăng tiết mồ hôi. Các biến chứng bao gồm yếu cơ và đau đầu cục bộ. Mỗi vùng da có thể cần vài mũi tiêm để đạt được hiệu quả, tác dụng kéo dài vài giờ. Điều trị phải lặp lại mất nhiều thời gian và có thể gây đau hoặc yếu cơ vị trí tiêm.

Trên đây là một vài loại thuốc điều trị tăng tiết mồ hôi với những ưu nhược điểm riêng của nó. Bạn có thể tham khảo sự đánh giá và chỉ định của bác sĩ để được kê những loại thuốc phù hợp với tình trạng đổ mồ hôi hiện tại của mình. Điều trị bằng thuốc không phải biện pháp duy nhất để điều trị đổ mồ hôi, vì thế để có được sự phù hợp nhất, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn rõ hơn và nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.