Giỏ hàng

TRỊ TĂNG TIẾT MỒ HÔI MÃN TÍNH LIỆU CÓ CÁCH?

Nếu bạn rơi vào trường hợp tăng tiết mồ hôi lâu năm, nếu bạn luôn nghĩ rằng căn bệnh này sẽ mãi không thể trị khỏi, nếu bạn đã hết hy vọng vào việc điều trị mồ hôi thì ở đây có giải pháp cho bạn. Bệnh tăng tiết mồ hôi mới hay mãn tính đều có cách chữa trị chỉ là bạn chưa tìm thấy cách mà thôi. Hôm nay hãy cùng Liplop tìm hiểu các cách trị chứng bệnh tăng tiết mồ hôi mãn tính luôn khiến bạn đau đầu này nhé.

Tăng tiết mồ hôi là gì?

Tăng tiết mồ hôi là gì?

Tăng tiết mồ hôi được gọi là một chứng bệnh thay vì được gọi với cái tên bệnh tăng tiết mồ hôi như một số nơi nhắc đến. Chứng tăng tiết mồ hôi là hệ quả của một số bệnh hoặc có thể do di truyền. 

Tiết mồ hôi là hiện tượng tự nhiên nhằm cân bằng nhiệt độ của cơ thể luôn ở mức 37 độ C. Là quá trình đảo thải nhiệt lượng và độc tố tự nhiên, do hệ thần kinh thực vật gồm hệ giao cảm và phó giao cảm chi phối. Khi hệ giao cảm hưng phấn quá mức khiến tuyến mồ hôi hoạt động liên tục không kiểm soát được. Đây được gọi là tăng tiết mồ hôi vô căn do rối loạn thần kinh thực vật. Đổ mồ hôi vô căn xảy ra ở khoảng 3 – 5% dân số thế giới, đây cũng là căn nguyên chính gây bệnh ra nhiều mồ hôi. Hoặc cũng có thể do sự di truyền từ thế hệ trước. 

Ngoài ra một số vấn đề sức khỏe khác như cường giáp, nhiễm trùng, ung thư, mắc bệnh tim mạch, rối loạn đường huyết, thay đổi nội tiết thời kỳ mãn kinh, hạ đường huyết… cũng gây ra mồ hôi nhiều.

Phương pháp trị chứng tăng tiết mồ hôi mãn kinh:

Chữa mồ hôi bằng thuốc uống:

Thuốc uống ức chế mồ hôi

Thuốc uống có tác dụng ức chế tuyến mồ hôi tại chỗ, khiến mồ hôi không thể tiết. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng tạm thời, sau khi sử dụng 30 phút thuốc bắt đầu phát huy tác dụng, và chỉ có hiệu lực từ 4 - 6 tiếng. Sau khi hết thời gian đó, bạn sẽ lại phải dùng thuốc. 

Ngoài các thuốc muối nhôm tác dụng tại chỗ, thì một số thuốc có thể được kê đơn: Glycopyrolat, benzotropin, propanthelin, oxybutynin… Đây là nhóm thuốc kháng cholinergic có tác dụng ức chế hoạt động của hệ thần kinh giao cảm nhằm giảm tiết mồ hôi toàn thân.

Thuốc uống có nhiều tác dụng phụ, bởi vậy trước khi mua và sử dụng bạn cần sự kê đơn và chỉ định của bác sĩ về liều và thời gian sử dụng. Thuốc nên chỉ sử dụng khi có tình huống khẩn cấp như có cuộc hẹn hò, gặp mặt đối tác,... không nên sử dụng lâu dài vì sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là rất hại cho dạ dày.

Một số tác dụng phụ mà thuốc có thể mang lại: khô miệng, mắt mờ, gây buồn ngủ, khó tiểu, hạ huyết áp, chóng mặt,... Bởi vậy bệnh nhân cần thận trọng khi sử dụng. Một số người mắc bệnh tăng nhãn áp, có tiền sử tắc nghẽn đường niệu, liệt ruột, nhược cơ,... không được sử dụng nhóm thuốc này.

Trị chứng tăng tiết mồ hôi mãn tính bằng tiêm botox:

Tiêm botox trị mồ hôi

Đây là phương pháp đã được cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp nhận trong việc điều trị tăng tiết mồ hôi nhiều ở tay, chân, nách. Bằng cách tiêm một lượng nhỏ chất độc tố Botulinum A có nguồn gốc từ vi khuẩn C.botulinum dưới vùng da bị đổ nhiều mồ hôi theo nhiều liệu trình nhỏ. Độc tố này có tác dụng kìm hãm sự giải phóng chất kích thích tuyến mồ hôi hoạt động và có tác dụng trong vòng 6 tháng. Khi hết 6 tháng bạn phải đi điều trị lại từ đầu.

Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp phải là gây đau, yếu cơ tại vùng điều trị, gây sụp mí, chóng mặt, đau đầu,... ngoài ra, tiêm botox có giá thành khá đắt bởi phải được thực hiện bằng cách bác sĩ chuyên gia có kinh nghiệm nhiều năm, đồng thời vì tác dụng chỉ kéo dài từ 4 - 12 tháng thôi, nên khá tốn kém.

Sử dụng phương pháp điện di ion:

Máy Liplop trị mồ hôi bằng điện di ion

Đây là phương pháp hiện đại, an toàn, được tin dùng sử dụng tại các bệnh viện lớn trên toàn quốc. Được chứng nhận của Bộ y tế về độ an toàn và hiệu quả.  Biện pháp này ứng dụng tác dụng của dòng điện ion để trị mồ hôi, có thể sử dụng ở các vùng như bàn chân, bàn tay, nách, thậm chí là toàn thân. 

Bằng cách cho dòng điện có cường độ nhỏ đi qua vùng da bị đổ mồ hôi ngâm nước. Trong khoảng thời gian từ 20 - 40 phút, dòng điện ion sẽ tác động tạm thời dừng hoạt động của các tuyến mồ hôi. Liệu trình điều trị cần ít nhất 2 - 4 lần/ tuần để thấy hiệu quả rõ rệt. Lộ trình điều trị từ 4 - 6 tháng tùy cơ địa mỗi người. 

Biện pháp này khá an toàn, tuy nhiên, chống chỉ định với phụ nữ mang thai, người có tiền sử bệnh tim, bệnh động kinh, trẻ em dưới 6 tuổi, người có kim loại trong cơ thể,...

Máy trị mồ hôi Liplop ứng dụng cơ chế này trong việc điều trị mồ hôi, đã được chứng nhận an toàn và hiệu quả của bộ y tế, với 3 dòng máy trị mồ hôi sau đây bạn có thể tham khảo:

MS01: Trị mồ hôi Tay - Chân

MS02: Trị mồ hôi Nách - Tay - Chân

MS03: Trị mồ hôi toàn thân

Với những ai bị mắc chứng tăng tiết mồ hôi mãn tính vẫn có thể yên tâm sử dụng vì sự hiệu quả và an toàn của phương pháp này.

Trên đây là những phương pháp trị chứng tăng tiết mồ hôi vô căn. Nếu bạn bị đổ nhiều mồ hôi do bệnh lý nào đó, nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.