Giỏ hàng

TOP 5 PHƯƠNG PHÁP THẦN KỲ ĐÁNH BAY MỒ HÔI LƯNG

Có thể bạn chưa biết, lưng là vị trí ít tuyến mồ hôi nhất, vậy nên, lượng mồ hôi bài tiết ở lưng khá ít. Bởi vậy, nếu bạn bị đổ nhiều mồ hôi ở lưng có thể đó là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó, hoặc do bạn đã mắc chứng tăng tiết mồ hôi ở lưng rồi. Vậy, làm cách nào để biết mình đang bị đổ mồ hôi lưng do bệnh lý hay do chứng tăng tiết mồ hôi và cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé.

Đổ nhiều mồ hôi lưng do đâu?

Nguyên do bị đổ nhiều mồ hôi lưng

Mồ hôi lưng có thể xảy ra do các yếu tố tâm lý, nội tiết tố, nhiễm trùng hoặc có thể là bệnh thần kinh cũng như khi sử dụng và tiêu thụ một số loại thuốc và chất. Hoặc có thể, do yếu tố lối sống ảnh hưởng nhất định đến việc đổ mồ hôi lưng. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân tiêu biểu nhé:

  • Lối sống:

Hoạt động nhiều sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn, hoặc do thời tiết nắng nóng, khi đó cơ thể sẽ kích hoạt tác dụng điều hòa thân nhiệt, gây đổ nhiều mồ hôi hơn.

  • Tâm lý: 

Khi cơ thể trải qua cảm xúc mạnh, bị căng thẳng, stress, lo âu quá độ, sẽ xảy ra những phản ứng sau đây:

  • Tim đập nhanh hơn

  • Đồng tử giãn ra

  • Lượng đường trong máu tăng

  • Tiết mồ hôi nhiều hơn

Ngay cả khi một số tác động này là do nội tiết tố, mồ hôi lưng có thể liên quan đến các tâm lý như lo lắng, tức giận, sợ hãi, xấu hổ,...

  • Tuyến yên:

Đổ mồ hôi lưng cũng có thể do hoạt động của tuyến yên hoạt động quá mức, hoặc khi bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường bị giảm đường huyết đột ngột. Hoặc phụ nữ trong thai kỳ cũng bị đổ mồ hôi kèm những cơn bốc hỏa.

Phương pháp trị mồ hôi lưng:

Đối với những ai bị đổ mồ hôi lưng do các bệnh lý, cần tìm ra căn nguyên của bệnh sau đó điều trị, điều trị khỏi sẽ hết đổ mồ hôi không cần dùng thuốc. Đối với những ai bị đổ mồ hôi vô căn do rối loạn hệ thần kinh thực vật, chứng tăng tiết mồ hôi,... có thể thử 5 cách dưới đây:

  • Thuốc chống ra nhiều mồ hôi chứa muối nhôm:

Sử dụng thuốc ngăn mồ hôi

Phương pháp này phù hợp với những trường hợp bị tăng tiết mồ hôi ở mức độ nhẹ, trên vùng da nhỏ như nách, tay, chân, đầu trán,... có thể áp dụng cho vùng lưng nhưng có nhược điểm là tốn nhiều thuốc hơn.

Những loại thuốc này có chứa nhôm clorua, nhôm zirconi, nhôm chlorohydrate,... khi dùng sẽ xịt trực tiếp lên bề mặt da. Như thế các hoạt chất sẽ trở thành những chiếc nút bịt kín lỗ chân lông và đọng lại trong các ống dẫn mồ hôi khiến mồ hôi không thể tiết ra bên ngoài.

Nhược điểm của phương pháp này là: không có tác dụng điều trị, có tính tạm thời chỉ để ngăn chặn mồ hôi trong 24 - 48 tiếng, sau đó thuốc bị rửa trôi và mất tác dụng. Không để dính vào các vùng niêm mạc và mắt. Người dùng có thể bị kích ứng da khi sử dụng dài ngày nhất là đối với ai có cơ địa nhạy cảm.

Bạn nên sử dụng vào buổi tối, sau khi tắm, lau khô người rồi sử dụng để đem lại hiệu quả tốt nhất.

  • Sử dụng thuốc uống trị mồ hôi:

Sử dụng thuốc uống trị mồ hôi

Một số loại thuốc được kê đơn để trị mồ hôi như:  Glycopyrolat, benzotropin, propanthelin, oxybutynin… Đây là các nhóm thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của hệ thần kinh giao cảm nhằm giảm tiết mồ hôi toàn cơ thể.

Thuốc có tác dụng sau 4 - 6 tiếng, hiệu quả phát huy sau 30 phút. Sau khi ngừng thuốc mồ hôi sẽ quay trở lại.

Một số tác dụng phụ có thể xảy đến như: khô miệng, mắt mờ, khó tiểu, táo bón, mất ngủ, chóng mặt,... Bởi vậy nên chỉ được phép sử dụng khi có sự kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn.

  • Tiêm Botox:

Tiêm botox trị mồ hôi

Đây là phương pháp trị mồ hôi hiệu quả, an toàn được sử dụng phổ biến hiện nay. Thuốc chứa độc tố botulinum toxin A có tác dụng ngăn chặn hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine.

Mặc dù hiệu quả cao nhưng botox phải tiêm theo liệu trình dài, tiêm từng lượng rất nhỏ vào nhiều vị trí khác nhau trên vùng da đổ mồ hôi. Sau 4 - 5 ngày tiêm, thuốc sẽ phát huy hiệu quả. Tác dụng thuốc có thể lên đến 4 tháng (tối đa 12 tháng) sau khi thuốc mất tác dụng bạn có thể tiêm lại liệu trình điều trị mới.

Một số tác dụng phụ thường gặp là: đau yếu cơ tại vùng điều trị, sụp mí, chóng mặt, đau đầu,...

  • Phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm:

Đây là phương pháp trị chứng tăng tiết mồ hôi toàn thân chứ không riêng gì ở vùng lưng. Các bác sĩ sẽ phẫu thuật nội soi, loại các mạch giao cảm ở ngực. Ở đây chính là nơi trung gian tiếp nhận tín hiệu từ hệ thần kinh thực vật trước khi gửi đến các tuyến mồ hôi.

Đây là biện pháp cuối cùng khi những biến pháp khác không hiệu quả. Một số biến chứng có thể gặp phải sau khi phẫu thuật: khô rát da tay quá mức, tràn khí, tràn dịch màng phổi, giảm nhịp tim, sụp mí mắt, đau ngực, dị ứng thuốc gây mê,...

Máy Liplop trị mồ hôi an toàn, hiệu quả

Đây là phương pháp đã được chứng minh bởi bộ y tế về tính an toàn và hiệu quả của nó, được nhiều chuyên gia và bệnh viện lớn áp dụng.

Bằng cách sử dụng dòng điện có cường độ nhỏ qua vùng da bị đổ mồ hôi, dòng điện di ion sẽ ức chế tạm thời tuyến mồ hôi. Liệu trình điều trị sau 4 - 6 tuần bạn sẽ thấy mồ hôi của mình giảm rõ rệt.

Biện pháp này khá an toàn, một số tác dụng phụ có thể xảy đến như khô rát da, mẩn ngứa. Nghiêm cấm sử dụng với phụ nữ mang thai, người có tiền sử bệnh tim, bệnh thần kinh và những ai có kim loại trong cơ thể.

Trên đây là top 5 phương pháp trị mồ hôi lưng phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về căn bệnh mồ hôi lưng đau đầu này. Các bạn lưu ý, những phương pháp trên tuy hiệu quả nhưng trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn và đi khám để tìm ra nguyên nhân để điều trị kịp thời.

 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.