Giỏ hàng

TIÊM BOTOX TRỊ MỒ HÔI CÓ NHƯỢC ĐIỂM GÌ?

Khi bạn bị đổ mồ hôi quá nhiều dẫn đến trạng thái tự ti, lo lắng trong các hoàn cảnh hàng ngày, tình trạng này thường được gọi là hyperhidrosis - chứng tăng tiết mồ hôi. Điều này có nghĩa là bất kể nhiệt độ cơ thể hoặc mức độ tập thể dục, bạn sẽ bị đổ mồ hôi nhiều. Các khu vực đổ mồ hôi thường ở nách hoặc trên bàn tay, bàn chân, lưng, mặt hoặc trán,… Một trong những phương pháp điều trị được biết đến rộng rãi là tiêm botox để trị mồ hôi. Vậy tiêm botox có phải là giải pháp tốt nhất cho chứng đổ mồ hôi không?  Tiêm botox có để lại rủi ro gì hay không? Hãy cùng liplop tìm hiểu về phương pháp này nhé!

Botox là gì?

Botulinum Toxin

Botox là một loại độc tố - tức là Botulinum Toxin. Loại độc tố này hoạt động bằng cách gián đoạn dây thần kinh ở khu vực cụ thể mà nó được tiêm vào. Trong trường hợp điều trị hyperhidrosis, tiêm botox bằng một cây kim nhỏ sẽ chặn các tín hiệu thần kinh và ngăn chặn việc kích hoạt tuyến mồ hôi.

Botox là một chất độc thần kinh được sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau. Việc sử dụng với liều lượng phù hợp đã giúp botox trở nên hữu ích trong việc điều trị một số loại bệnh lý về thần kinh như chứng đau nửa đầu, co thắt cơ và chứng tăng tiết mồ hôi.

Tiêm botox là một lựa chọn điều trị tốt để chữa tăng tiết mồ hôi, khi lựa chọn sử dụng chất khử mùi và chất chống mồ hôi mà không đạt được hiệu quả như mong muốn. Tiêm botox được FDA chấp thuận cho những người đổ mồ hôi quá nhiều từ cách vùng như nách, bàn tay, bàn chân và mặt.

Botox chữa tăng tiết mồ hôi bằng cách nào?

Các tuyến mồ hôi trên da chịu sự chi phối của các dây thần kinh giao cảm. Khi được tiêm botox, các dây thần kinh giao cảm này bị “khóa chặt”, khiến chúng không còn khả năng chỉ huy hoạt động của các tuyến mồ hôi. Điều này giúp người bệnh có thể thoát khỏi tình trạng đổ mồ hôi nhiều.

Trong khoảng từ 6 – 12 tuần, cơ thể sẽ phát triển các dây thần kinh mới để chi phối tuyến mồ hôi nhưng hiệu quả hoạt động rất kém, lượng mồ hôi tiết ra là rất ít. Từ 4 – 12 tháng trở đi, các dây thần kinh mới này sẽ dần “làm quen” với các tuyến mồ hôi, tiếp nhận quyền kiểm soát hoàn toàn các tuyến mồ hôi này, khiến cho mồ hôi nhiều tái phát trở lại. Khi đó, người bệnh cần phải lặp lại một liệu trình mới.

Hiệu quả của tiêm botox

Botox có khả năng điều trị mồ hôi thành công cao

Các nghiên cứu đã chỉ ra botox có khả năng điều trị mồ hôi tay thành công tới 80 - 90% trường hợp. Tuy nhiên, tác dụng điều trị ngắn hơn so với mồ hôi nách. Đối với mồ hôi trán, botox có thể làm giảm mồ hôi lên tới 75% trong khoảng 5 tháng. Các hoạt động có thể diễn ra bình thường ngay sau khi tiêm botox. Hiệu quả điều trị thường đến sau 2 - 7 ngày điều trị, và ngừng đổ mồ hôi hoàn toàn sau 2 tuần điều trị.

Tuy nhiên, tác dụng của tiêm botox chỉ đến tạm thời, muốn hiệu quả lâu dài bạn cần tiêm theo từng đợt khi có nhu cầu. Đối với vùng dưới cánh tay, hiệu quả điều trị có thể kéo dài từ 4 - 14 tháng và khoảng 6 tháng đối với cùng bàn tay và bàn chân.

Tác dụng và rủi ro của tiêm botox

Một trong những tác dụng phụ khi tiêm botox là yếu cơ

Hầu hết khi tiêm botox mọi người đều phải trải qua cảm giác đau đớn và các vết bầm tím, sưng tấy. Các tác dụng phụ này thường ở mức độ nhẹ và mọi người có thể chịu đựng được. Cần lưu ý thêm về các tác dụng phụ nghiêm túc khác ở một số người thường gặp phải bao gồm:

- Nhức đầu và các triệu chứng giống như cảm cúm

- Yếu cơ ở cùng bị ảnh hưởng và các bộ phận khác của cơ thể

- Khó thở

- Có vấn đề với thị lực

Và botox bản thân là một chất độc. Trên thực tế, Botulinum Toxin là một trong những chất độc hại nhất đến sức khoẻ của con người. Do đó, không phải tự nhiên mà nó được tiêm vào người, ngay cả với liều lượng nhỏ. Dù các tác dụng nghiêm trọng do điều trị bằng botox rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra.

Một số lưu ý sau khi tiêm botox điều trị đổ mồ hôi

Có thể bạn sẽ phải mất đến một tuần sau khi tiêm botox thì mới thấy hiệu quả. Bạn không nên xoa bóp hoặc đè vào vết tiêm trong một vài ngày, hạn chế tối đa các hoạt động gắng sức. Các vết bầm tím có thể xuất hiện nhưng chúng sẽ nhanh chóng biến mất sau một vài ngày.

Mặc dù an toàn nhưng tiêm botox không được sử dụng cho những trường hợp như:

- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú

- Những người mắc rối loạn vận động cơ hoặc thần kinh

- Những người đang dùng thuốc trị bệnh thần kinh và các bệnh lý về cơ bắp

Để biết chính xác cơ thể của mình có phù hợp với phương pháp tiêm botox để điều trị mồ hôi hay không, hãy tham khảo và nhờ sự tư vấn của bác sĩ và các chuyên gia. Ngoài ra, trước khi quyết định điều trị bằng phương pháp tiêm botox, bạn nên thử điều trị bằng các biện pháp dân gian, sử dụng thuốc… Nếu quyết định tiêm botox, hãy xác định đó là một sự lựa chọn an toàn, bạn nên chuẩn bị kỹ về chi phí, sức khỏe và tinh thần. 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.