Giỏ hàng

MỒ HÔI TRỘM VÀ MỒ HÔI ĐẦU Ở TRẺ LIỆU CÓ KHÁC NHAU?

Đổ mồ hôi đầu ở trẻ là tình trạng khá phổ biến vì mỗi đứa trẻ đều gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên bị đổ mồ hôi ở đầu ban đêm là tình trạng đổ mồ hôi trộm, bố mẹ nên để ý triệu chứng này. Đây là trường hợp cảnh báo tình trạng sức khỏe của trẻ. Cùng chúng tôi tìm hiểu các triệu chứng của trường hợp này cũng như đề xuất những cách chữa trị hiệu quả nhé.

Mồ hôi đầu khác với mồ hôi trộm:

Đổ mồ hôi đầu ở trẻ:

Trẻ thường bị đổ mồ hôi đầu lúc ngủ

Đây là loại khác hoàn toàn với đổ mồ hôi trộm. Đầu tiên là về nguyên nhân của bệnh:

Đổ mồ hôi đầu là hiện tượng hoàn toàn bình thường của cơ thể. Nguyên do bởi vì trẻ chưa có khả năng tự thay đổi thân nhiệt hoàn thiện như người lớn chúng ta. Bởi vậy, khi gặp các yếu tố ngoại cảnh tác động như phòng ngủ chật chội, thời tiết nóng bức, hoạt động quá nhiều sẽ khiến trẻ bị đổ mồ hôi đầu. Hiện tượng này không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, bởi vậy bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi đầu ở trẻ là:

  • Hệ thần kinh trẻ chưa thực sự hoàn thiện.

  • Trẻ có những vấn đề về tim mạch.

  • Tuyến mồ hôi chưa phát triển, vì ở trẻ em chưa có tuyến mồ hôi nách, các ống mồ hôi tập trung nhiều nhất ở đầu nên trẻ rất dễ bị đổ mồ hôi đầu.

  • Trẻ mắc chứng tăng tiết mồ hôi có thể do di truyền từ các thành viên trong gia đình.

  • Đang bú sữa mẹ, vì khi bú sữa mẹ sẽ bế bé, trong khoảng thời gian dài truyền nhiệt khiến bé nóng và bị đổ mồ hôi đầu.

Và một số nguyên nhân khác nữa như nhiệt độ phòng cao, trẻ bị còi xương,...

Mồ hôi trộm ở trẻ:

Trẻ bị đổ mồ hôi trộm trong lúc ngủ

Mồ hôi trộm ở trẻ là hiện tượng đổ mồ hôi không do bất kì yếu tố bên ngoài nào tác động. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi trẻ ngủ, chủ yếu là vào ban đêm. Mọi lứa tuổi đều có thể bị đổ mồ hôi trộm nhưng ở trẻ em dễ mắc hơn. Đổ mồ hôi trộm kéo dài sẽ khiến trẻ bị mất nước, suy kiệt cơ thể, bởi vậy ba mẹ cần hết sức để ý. Một số nguyên nhân khiến trẻ bị đổ mồ hôi trộm là:

  • Trẻ bị thiếu vitamin D. Đặc biệt ở những trẻ bị sinh non, nhẹ cân, còi xương hay nhiễm khuẩn rất dễ dẫn đến việc thiếu vitamin D. Biểu hiện có thể thấy là đổ mồ hôi vùng trán.

  • Trẻ mắc chứng tăng tiết mồ hôi. Có thể do di truyền từ 1 thành viên trong gia đình. Đặc điểm nhận biết là trẻ thường xuyên bị đổ mồ hôi không vì bất kì nguyên nhân nào.

  • Trẻ có nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh: nếu trẻ bị đổ mồ hôi trộm nặng và kéo dài, bố mẹ nên lưu ý cho con đi khám để kiểm tra nguyên nhân đến từ các bệnh lý về tim mạch.

  • Chứng ngưng thở khi ngủ

  • Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS

Bởi vậy, ba mẹ cần phân biệt rõ 2 trạng thái đổ mồ hôi này để có thể chữa trị kịp thời cho bé. Đổ mồ hôi đầu không gây nguy hiểm. Nhưng mồ hôi trộm lại rất nguy hiểm, cảnh báo tình trạng sức khỏe của trẻ. 

Cách trị mồ hôi trộm ở trẻ:

Bổ sung vitamin D:

Bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng cho trẻ

Là một nước có khí hậu nóng ẩm gió mùa. Bởi vậy ánh sáng mặt trời chính là nguồn bổ sung vitamin D dồi dào nhất. Bạn nên cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng bằng cách tận dụng nắng ấm của mặt trời mà không quá gắt như buổi trưa và chiều. Cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng trước 10 giờ với thời gian tăng dần từ 10 đến 30 phút. Ba mẹ đảm bảo cho da trẻ tiếp xúc được ánh nắng càng nhiều càng tốt nhưng tuyệt đối không để mắt trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. 

Cho bé ở môi trường thoáng mát:

Ba mẹ nên cho bé mặc quần áo thoáng mát, thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt. Giữ gìn phòng ngủ luôn sạch sẽ, thoáng mát, tạo thói quen tốt cho trẻ, để ánh sáng tự nhiên vào phòng. Trẻ bị đổ mồ hôi ba mẹ nên thường xuyên lau cơ thể cho bé, tránh nhiễm khuẩn, bí da. Lưu ý là không cho trẻ tắm khi đang bị đổ mồ hôi.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý:

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho bé

Ba mẹ có thể cho trẻ ăn nhiều rau củ quả có tính mát như rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, thanh long, cam… xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng và khoa học. Không nên cho bé ăn thức ăn có tính nóng, sinh nhiệt như dầu mỡ, tôm, cua, cá,... bởi vì khiến trẻ bị đổ nhiều mồ hôi, có thể bị đổ mụn, rôm, sảy… Có thể bổ sung dinh dưỡng cho trẻ như uống ác - ti - sô, củ sen, bột sắn dây, các bài thuốc lục vị ẩm…

Đưa bé đi khám:

Nếu bạn đã thử mọi cách nhưng tình trạng đổ mồ hôi ở trẻ không cải thiện, bạn nên đưa bé đi khám. Đến các trung tâm y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn và thăm khám kịp thời.

Có thể thấy mồ hôi trộm và mồ hôi đầu ở trẻ là hoàn toàn khác biệt. Khác về nguyên nhân cũng như tính chất nguy hiểm của bệnh. Bởi vậy, ba mẹ cần chú ý hơn, quan tâm đến tình trạng sức khỏe của bé hơn. Phát hiện bệnh sớm sẽ khiến bé được lớn lên an toàn và khỏe mạnh. Hy vọng bài viết hôm nay đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết lần sau.




 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.