Giỏ hàng

GEN GÂY TĂNG TIẾT MỒ HÔI

Gần đây có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh câu hỏi liệu Bệnh ra mồ hôi có di truyền qua gen hay không? Được đặt ra trong hội thảo Sức khỏe Châu Mỹ Khiến các chuyên gia và giáo sư đau đầu trước những lời giải thích của công chúng vì ai nói cũng có ý đúng.Chính vì lý do này mà hàng laotj những cuộc nghiên cứu được thành lập và triển khai.
Cuối cùng người lên tiếng cho cuộc khảo sát này là tiến sĩ Samuel S. Ahn, trường Đại học California tại Los Angeles nghiên cứu và công bố trước hội thảo. 
Trước khi đến với kết quả của khảo sát chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem mồ hôi là gì mà nó ghê gớm đến vậy? Biết người biết ta trăm trận trăm thắng.


Mồ hôi nhiều là gì?


Cơ thể chúng ta là bộ máy tuyệt vời, tinh vi và tất cả các quá trình trong cơ thể đều làm việc theo quy định sẵn có. Bài tiết mồ hôi cũng vậy, điều hòa quá trình này là hệ thống thần kinh giao cảm.  Khi não nhận được tín hiệu kích thích sẽ gửi thông tin đến các hạch giao cảm gây tiết mồ hôi nhằm mục đích đào thải chất cặn bã, ổn định thân nhiệt và cung cấp độ ẩm cho da. 
Nhưng khi não liên tục gửi tín hiệu cho hệ thần kinh này, cơ thể sẽ bị tiết quá nhiều mồ hôi. Mồ hôi tiết ra có thể chỉ một, hai hay thậm chí là đổ mồ hôi toàn thân.
Việc này không những gây ảnh hưởng đến cơ thể do mất điện giải, mất nước hay một số vitamin tan trong nước, gây viêm da… Nhưng trên hết tâm lý của người bệnh lại là vấn đề đáng quan tâm nhất.
Nguyên nhân thường gặp khi bị mồ hôi nhiều là do căng thẳng, stress kéo dài, phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh, mắc một số bệnh mạn tính như tiểu đường, lao…  Nhưng thực tế, trong quá trình điều trị, nhiều bác sĩ thấy rằng ngày càng có nhiều trẻ em cần điều trị căn bệnh này do bố mẹ chúng mang bệnh.

Infographic: Trị mồ hôi mặt bằng giấm táo và mật ong

Khi liên tục gửi tín hiệu cho hệ thần kinh giao cảm, cơ thể sẽ bị tiết quá nhiều mồ hôi


Phát hiện mới - Gen gây bệnh mồ hôi nhiều


Nhằm mục đích tìm hiểu mồ hôi có liên quan đến yếu tố di truyền hay không, một nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Samuel S. Ahn, trường Đại học California tại Los Angeles đứng đầu, đã tiến hành đánh giá trên số liệu đã thu thập được. Nghiên cứu được tiến hành ở những trẻ em bị ra nhiều mồ hôi ở lòng bàn tay. Kết quả cho thấy 63% người bệnh điều trị chứng tăng tiết mồ hôi bằng phương pháp phẫu thuật cắt hạch giao cảm có các thành viên trong gia đình cũng bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.
Nghiên cứu cũng cho rằng, khoảng 25% con của những người bị ra nhiều mồ hôi cũng sẽ có những biểu hiện tương tự. Điều này khiến các nhà nghiên cứu cho thấy tình trạng ra nhiều mồ hôi sẽ phổ biến nhiều hơn so với con số chiếm 1% dân số bị bệnh được công bố trước đây. Phát biểu tại buổi công bố nghiên cứu của mình, Tiến sĩ Ahn hy vọng: “Những người không mắc bệnh nên đồng cảm và loại bỏ tư tưởng kỳ thị với người bị bệnh. Bởi vì, đồng cảm chính là cách giúp họ vượt qua nỗi mặc cảm và khuyến khích họ tìm đến các giải pháp điều trị nếu thấy cần thiết”.
Như vậy theo khảo sát thì bệnh tăng tiết mồ hôi có khả năng di truyền theo gen nhưng không có nghĩa là không điều trị được. Tùy từng cơ địa mỗi người và mức độ của bệnh thì mỗi phương pháp đều có những cách điều trị hợp lý.

Vì sao điều trị ung thư có thể gây tăng tiết mồ hôi đêm? | Vinmec

Bệnh tăng tiết mồ hôi có khả năng di truyền theo gen


Hãy thường xuyên theo dõi các bài viết của liplop để chúng tôi có thể chia sẻ cho bạn những giải pháp tốt nhất trong cách trị ra mồ hôi tay chân và đổ mồ hôi toàn thân nhé. Chúc bạn thành công.

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.