Giỏ hàng

ĐỔ MỒ HÔI SAU ĂN, NGUYÊN NHÂN TỪ ĐÂU?

Hãy tưởng tượng bạn sẽ cảm thấy xấu hổ như thế nào khi bạn bị đổ mồ hôi quá mức trên khuôn mặt giữa lúc hẹn hò ăn tối lãng mạn cùng người yêu; hoặc khi đang ký kết hợp đồng cùng đối tác kinh doanh tại một nhà hàng sang trọng?

Đổ mồ hôi sau ăn không phải là trường hợp hiếm gặp khi bạn ăn những đồ cay, nóng. Tuy nhiên, nếu mồ hôi ra liên tục thiếu kiểm soát không những làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày mà còn là một dấu hiệu của nhiều bệnh lý ít người biết đến. Hãy cùng Lipop tìm hiểu qua để đi tìm lời giải cho vấn đề này nhé.

Tại sao bị đổ mồ hôi sau ăn uống?

Khi chúng ta ăn nhiều thực phẩm cay, nóng hoặc sử dụng các loại đồ uống như rượu, bia,... sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao và theo phản xạ tự nhiên, hệ thần kinh thực vật sẽ kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh mẽ hơn so với bình thường theo cơ chế tự làm mát.

Nhưng với một số người bị đổ mồ hôi ngay khi ăn bất kỳ loại thực phẩm nào (bao gồm cả đồ lạnh như kem) hoặc chỉ nghĩ về chúng thôi cũng khiến mồ hôi túa ra liên tục từng giọt trên đầu, mặt, cổ.. thậm chí là toàn thân. Hiện tượng này được gọi là “đổ mồ hôi vị giác” liên quan đến hương vị hay mùi vị của thực phẩm.

Ăn ớt cay nhất thế giới, người đàn ông bị đau đầu như búa bổ, phải ...

Đổ mồ hôi sau ăn, nguyên nhân do đâu?

Nhiều trường hợp đổ mồ hôi vị giác có thể xuất hiện sau khi phẫu thuật hoặc chấn thương vùng mang tai. Hầu hết mỗi người sẽ có một cặp tuyến mang tai, một tuyến nằm ở trên khuôn mặt và một tuyến ở bên dưới của tai ngoài. Các tuyến mang tai là những tuyến nước bọt lớn nhất của cơ thể. Như bạn đã biết, nước bọt là một chất lỏng tiết ra từ tuyến nước bọt để hỗ trợ cho việc nhai, nuốt và tiêu hóa thức ăn; nó được sản xuất ngay cả khi bạn đang nghĩ về một bữa ăn ngon miệng. Khi tuyến mang tai bị tổn thương do viêm, nhiễm trùng, quai bị hoặc các khối u cần phải phẫu thuật... sẽ làm ảnh hưởng đến dây thần kinh auriculotemporal điều khiển việc sản xuất nước bọt và tuyến mồ hôi, làm cho chúng truyền tín hiệu bị lẫn lộn. Khi  đang ăn, thay vì kích thích sản xuất nước bọt để tạo vị giác thì chúng lại kích thích tuyến mồ hôi, dẫn đến việc bài tiết ra quá nhiều mồ hôi nhiều. Sự kết hợp giữa bài tiết mồ hôi liên quan đến chấn thương vùng mang tai này được gọi là hội chứng Frey, thường ảnh hưởng chỉ một bên khuôn mặt.

Đổ mồ hôi vị giác cũng có thể xảy ra không rõ lý do hoặc liên quan đến bệnh khác, hay còn gọi là tăng tiết mồ hôi thứ phát sau bệnh tiểu đường, đau đầu, parkinson, zona thần kinh... Trong trường hợp này, mồ hôi có thể ra ở cả hai bên của khuôn mặt, đặc biệt là ở trên đầu, trán, má, cổ hoặc ngực, xung quanh môi.

Do vậy, khi cơ thể bạn bắt gặp những triệu chứng này thì nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm để tránh những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Đổ mồ hôi lâu ngày sẽ ảnh hưởng nhiều đến hệ thần kinh thực vật, gây rối loạn hoạt động của nhiều cơ quan như nhịp tim nhanh, hay hồi hộp, căng thẳng, lo âu, tính tình hay cáu gắt, mệt mỏi không rõ lý do,...

Giải pháp khắc phục tình trạng đổ mồ hôi sau ăn

Khuôn mặt đỏ bừng, ướt đẫm mồ hôi có thể khiến bạn cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp và các mối quan hệ xã hội, không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà còn là sự tác động không nhỏ trong vấn đề tình cảm với người khác giới. Chính vì vậy, nếu bạn bị tăng tiết mồ hôi vị giác, bạn cần tìm ra nguyên nhân từ đâu để có phương pháp điều trị đúng cách. Việc tìm đến bác sĩ để tham khảo ý kiến là điều bạn nên làm, lúc này bạn cần trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng, số lần, tần suất đổ mồ hôi sau ăn mà bạn đang gặp phải. 

Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị sau đây:

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

6 lời khuyên ăn uống lành mạnh mà dân văn phòng không nên bỏ qua

Chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho sức khỏe

Đồ ăn cay nóng, gia vị có mùi… là những thực phẩm có thể làm tăng thân nhiệt, kích thích hệ thần kinh thực vật hưng phấn khiến mồ hôi ra nhiều hơn, do đó bạn cần tránh tiêu thụ.  

- Hạn chế hoặc bỏ hoàn toàn các chất kích thích như bia, rượu, cafe, thuốc lá… bởi chúng là thủ phạm kích thích tuyến mồ hôi. Rượu làm tăng nhiệt độ bằng cách tăng lưu lượng máu tuần hoàn và lượng đường cơ thể, vì vậy, mồ hôi phải bài tiết nhiều hơn để bù đắp lại hoạt động đó. Cơ thể cũng coi rượu như một chất độc, vì vậy, cơ thể sẽ cố gắng đào thải nó qua gan, thận, tăng bài tiết qua nước tiểu và mồ hôi.

- Uống nhiều nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh và trái cây

Sử dụng phương pháp điện ion

 

Các tuyến mồ hôi ở tay và chân bị ức chế hoạt động dưới tác động của xung điện có cường độ thấp (cường độ 10 miliampe). Dòng điện này được cho chạy qua dung dịch có chứa các ion của các muối như glycopyrrolate 0,01%, aluminum chloride 20%. Nhược điểm của phương pháp này là tốn thời gian vì thường phải điện di 3-4 lần/tuần và có thể gây tê ngứa chân tay. phương pháp này sẽ hiệu quả hơn rất nhiều khi bạn kết hợp sử dụng cùng máy điều trị tăng tiết mồ hôi lipop.

 Phương pháp tây y điều trị đổ mồ hôi sau ăn

Một số phương pháp tây y có thể được dùng để điều trị đổ mồ hôi vị giác, chẳng hạn như tiêm botox, thuốc kháng cholinergic uống, chất chống mồ hôi bôi xoa ngoài da…. Tuy nhiên vì vấn đề tác dụng phụ nên việc sử dụng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Đổ mồ hôi sau ăn gây ra nhiều bất tiện, phiền toái nhưng không phải là không có cách giải quyết, mong rằng những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn chấm dứt được tình trạng này. Hi vọng qua video mà Liplop vừa chia sẻ sẽ giúp chúng ta yên tâm hơn về phương pháp điều trị ra mồ hôi sau khi ăn. Chúc bạn thành công!

 

 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.