Giỏ hàng

ĐỔ MỒ HÔI Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ

Xin chào tất cả các bạn đọc giả của LIPLOP. Các bạn thân mến, bạn đang trong độ tuổi 40+, bạn tỉnh dậy trong đêm với mồ hôi ướt đẫm còn kỳ “đèn đỏ” thì đến và đi bất thường? Rất có thể, đó là dấu hiệu của đổ mồ hôi ở phụ nữ tiền mãn kinh.  Tiền mãn kinh là mốc quan trọng trong cuộc đời của phụ nữ, khiến họ trở nên khác biệt rất nhiều so với trước đó. Một trong những điều khó chịu nhất mà tiền mãn kinh gây ra là những cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi.

 

Đổ mồ hôi ở phụ nữ tiền mãn kinh và cơn bốc hỏa đi kèm

Bốc hỏa, còn gọi là nóng bừng, hay triệu chứng vận mạch, là dấu hiệu phổ biến nhất của thời kỳ tiền mãn kinh. Cơn bốc hỏa thường xuất hiện nhanh chóng và kéo dài khoảng 1 đến 5 phút. Bốc hỏa nghiêm trọng gây đỏ bừng trên mặt và cơ thể, đổ mồ hôi mặt, ớn lạnh và đôi khi gây lú lẫn. 

Đổ mồ hôi, bốc hỏa thực sự gây rắc rối khi xảy ra trong những tình huống nhạy cảm, chẳng hạn như khi bạn đang phát biểu trước đám đông, phỏng vấn xin việc hoặc hẹn hò. Bốc hỏa xảy ra trong đêm có thể gây rối loạn giấc ngủ và thường kéo dài trong một hoặc hai năm sau khi mãn kinh.

Bốc Hỏa Tiền Mãn Kinh - Triệu Chứng Của 9/10 Phụ Nữ, Cách Giải Quyết

Tình trạng "bốc hỏa" ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh

 

Nguyên nhân gây bốc hỏa, đổ mồ hôi ở phụ nữ tiền mãn kinh

Estrogen được cho là có liên quan đến nhưng cơn nóng bừng, đổ mồ hôi đêm của phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Trong những năm cuối cùng của tuổi 30, cơ thể phụ nữ không sản xuất nhiều . Đồng thời, số lượng và chất lượng nang trứng cũng bị giảm sút, làm giảm sản xuất estrogen và rụng trứng ít hơn. Kết quả là, từ 40 tuổi, chu kỳ “đèn đỏ” và lượng kinh nguyệt cũng thay đổi theo thời gian và trở nên bất thường (estrogen giảm chóng mặt hoặc tăng vọt). Sự biến đổi hormone này góp phần gây tăng nhiệt độ cơ thể, dẫn đến đổ mồ hôi, nóng bừng.

 

Làm gì để giảm bốc hỏa, đổ mồ hôi ở phụ nữ tiền mãn kinh?

Thay đổi lối sống

Nguyên tắc đầu tiên trong điều trị triệu chứng vận mạch là tránh các yếu tố có thể gây bốc hỏa, bao gồm nhiệt độ, đổ ẩm không khí, đồ uống nóng và thức ăn cay. Ngoài ra, hít thật sâu và thở ra chậm cũng giúp làm dịu cơn nóng bừng.

Kiểm soát bệnh đái tháo đường bằng cách thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống

Liệu pháp bổ sung estrogen

Điều trị hiệu quả nhất cho tình trạng bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm ở phụ nữ tiền mãn kinh là liệu pháp estrogen. Estrogen liều thấp hiện nay được bào chế dưới dạng miếng dán, gel, kem bôi có ít rủi ro khi sử dụng lâu dài.

Sử dụng thuốc tránh thai liều thấp

Nếu bạn có nhu cầu tránh thai và không hút thuốc lá, bạn có thể uống thuốc tránh thai liều thấp cho đến khi mãn kinh để giảm triệu chứng bốc hỏa. Một tác dụng khác của thuốc tránh thai là điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và ngăn chặn sự tăng/giảm bất thường của estrogen liên quan đến thời kỳ mãn kinh.

 

Một số thuốc khác dùng trong điều trị đổ mồ hôi ở phụ nữ tiền mãn kinh

Phụ nữ bị bốc hỏa dữ dội không muốn hoặc không thể điều trị bằng liệu pháp hormone có thể được xem xét chỉ định một số loại thuốc sau:

– Thuốc chống trầm cảm thế hệ mới, như Effexor (venlafaxine)

– Chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, ví dụ, Prozac (fluoxetine) và Paxil (paroxetine);

– Thuốc chống động kinh Neurontin 

– Thuốc hạ huyết áp clonidine

 

Các bạn ơi trong chương trình ngày hôm nay bạn lĩnh hội và nhận được những kiến thức gì bổ ích hay là có những thắc mắc nào không? Hãy để lại bình luận để liplop biết nhé. Đừng quên bấm đăng ký like và chia sẻ bài viết của liplop đến mọi người để kênh ngày càng phát triển nhé. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở chương trình lần sau. 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.