Giỏ hàng

ĐỔ MỒ HÔI KHI SỐT CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?❤️✔️

Rất nhiều người có quan niệm đổ mồ hôi khi sốt giúp nhanh hạ cơn sốt hơn. Điều này cũng có lợi cho sức khỏe hơn. Quan điểm này có đúng với khoa học và đời sống thực tế không? Đọc ngay bài viết của Liplop để biết câu trả lời nhé.

Bạn có thể đổ mồ hôi khi sốt không?

Bạn có thể đổ mồ hôi khi sốt không?

Sốt là hiện tượng gia tăng nhiệt độ cơ thể so với bình thường. Nếu nhiệt độ của bạn cao hơn một độ trở lên, đó có thể chỉ là một sự dao động ngắn hạn. Bạn bị coi là sốt khi nhiệt độ của bạn trên 38°C). Ở nhiệt độ 39°C, bạn bị sốt cao. Trẻ em được coi là bị sốt khi nhiệt độ của chúng là:

  • Trên 38°C với nhiệt kế ở trực tràng

  • Trên 37°C với nhiệt kế ở miệng

  • Trên 37°C đo dưới nách

Mồ hôi là một phần của hệ thống làm mát cơ thể, vì vậy không có gì lạ khi nghĩ rằng việc đổ mồ hôi khi bị sốt có thể giúp ích. Quấn thêm quần áo và chăn, xông hơi và di chuyển xung quanh chắc chắn sẽ khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn.

Nhưng không phải việc đổ mồ hôi sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Hãy nhớ rằng sốt không nhất thiết phải điều trị. Bạn chỉ cần hiểu rõ nguyên nhân cơ bản của cơn sốt. Sốt thường là dấu hiệu của nhiễm trùng, cúm, hoặc thậm chí là COVID-19 .

Nguyên nhân nào khiến bạn bị sốt?

Hạ sốt là phản ứng của cơ thể để chống lại nhiễm trùng do vi rút hoặc vi khuẩn gây ra. Sốt cũng có thể do cháy nắng hoặc do chủng ngừa . Bất cứ ai cũng có thể bị sốt, bất kể tuổi tác. Những người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại có thể có xu hướng bị sốt thường xuyên hơn những người khác. Ngoài ra, nếu bạn bị sốt thì có thể là do một trong những nguyên nhân dưới đây:

  • Kiệt sức vì nhiệt

  • Viêm  khớp dạng thấp

  • Các khối u ác tính

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc (thuốc kháng sinh, thuốc điều trị huyết áp cao, co giật,...)

Bạn cũng nên xem xét khả năng tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm trong thời kỳ dịch bệnh như hiện nay. Điều này bao gồm nhiều loại bệnh nhiễm trùng do vi rút và vi khuẩn, một số bệnh mà bạn có thể vô tình lây cho người khác, chẳng hạn như:

  • COVID-19

  • Thủy đậu

  • Cúm

  • Sởi

  • Viêm họng hạt

Nếu bạn cho rằng mình có thể bị nhiễm COVID-19 hoặc đã tiếp xúc với người nhiễm, hãy cách ly bản thân với những người khác. Đừng đến trực tiếp văn phòng bác sĩ hoặc bệnh viện mà hãy gọi thông báo cho họ trước.

Đổ mồ hôi có nghĩa là đang sốt?

Đổ mồ hôi có nghĩa là đang sốt?

Cơ thể của bạn có cơ thế điều hòa nhiệt độ riêng. Mặc dù nhiệt độ có thể dao động trong ngày, nhưng nó vẫn nằm trong một phạm vi cho phép. Nhiệt độ cơ thể tăng lên khi bạn đang cố gắng chống lại các tác nhân nguy hại. Đôi khi để chống chọi lại với tác nhân này, bạn có thể gặp hiện tượng ớn lạnh, sốt lạnh. 

Khi cơ thể chống chọi với các tác nhân gây hại thành công, nhiệt độ sẽ giảm trở lại bình thường. Nhưng nhiệt độ cơ thể của bạn vẫn cao hơn, vì vậy bạn cảm thấy nóng. Lúc này, các tuyến mồ hôi của bạn hoạt động và bắt đầu tiết ra nhiều mồ hôi hơn để giải nhiệt. Điều này có nghĩa là cơn sốt của bạn đang thuyên giảm và bạn đang hồi phục. Nhưng làm cho bản thân đổ mồ hôi nhiều hơn không điều trị được sốt hoặc nguyên nhân của nó.

Cơn sốt có thể trở lại sau khi bạn đã trải qua một giai đoạn đổ mồ hôi và thân nhiệt trở lại bình thường. Ví dụ, trong trường hợp nhiễm COVID-19, bạn có thể cảm thấy tốt hơn trong vài ngày sau khi hết sốt, nhưng các triệu chứng có thể quay trở lại.

Đổ mồ hôi khi sốt là tốt hay xấu?

Khi bị sốt, bạn thường đổ mồ hôi. Bản thân sốt không phải là bệnh. Mà đó là phản ứng với các tác nhân gây hại: nhiễm trùng, viêm hoặc bệnh tật. Đó là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang chống lại bệnh tật. Làm cho bản thân đổ mồ hôi nhiều hơn không có khả năng giúp bạn phục hồi, mặc dù nó không hẳn là không tốt cho sức khỏe. Tốt hay không còn phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân như:

  • Mất nước

  • Nhu cầu trao đổi chất( cơ thể cần nhiều năng lượng và nguồn lực hơn để tăng nhiệt độ)

  • Rối loạn điều hòa nhiệt độ cơ thể, khiến bạn khó duy trì nhiệt độ chính xác khi tập thể dục

Sốt gây ra một số tác động bất lợi cho hệ cơ, xương khớp như giảm sức bền, dẻo dai và gây mệt mỏi. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng tập thể dục quá sức khi bị sốt có thể làm trầm trọng thêm bệnh của bạn.

Dự kiến ​​sẽ có một số người đổ mồ hôi kèm theo sốt. Nhưng nếu bạn tự làm đổ mồ hôi nhiều hơn bằng cách tập thể dục hoặc tăng nhiệt độ phòng thì lại không tốt. Có một số tác dụng phụ tiềm ẩn cần lưu ý như:

  • Sốt cao hơn: Nếu bạn đã sốt cao, việc đổ mồ hôi có thể thực sự làm tăng nhiệt độ của bạn. Bạn bị mất nhiệt qua da, vì vậy tốt hơn hết là bạn nên cởi bỏ chăn và quần áo thừa sau khi qua cơn lạnh.

  • Mất nước. Ngay cả khi bạn chỉ nằm trên giường, mồ hôi do sốt có thể làm bạn mất nước. Đó là lý do tại sao lời khuyên nhiều nhất khi bị sốt là uống nhiều nước. Tự làm đổ mồ hôi nhiều chỉ khiến bạn bị mất nước nhiều hơn mà thôi. 

  • Kiệt sức: Chống lại nhiễm trùng và nhiệt độ cơ thể cao hơn có thể khiến bạn mất rất nhiều thời gian và sức lực. Tập thể dục để tăng tiết mồ hôi có thể khiến bạn cảm thấy yếu hơn.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Không phải lúc nào cũng cần đến gặp bác sĩ khi bị sốt. Nhưng sốt có thể là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng, vì vậy bạn cần lưu ý một số điều khi xác định xem đã đến lúc cần đi khám hay chưa.

Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi

Sốt không rõ nguyên nhân nên là một nguyên nhân đáng lo ngại. Đi khám ngay nếu trẻ em có các dấu hiệu dưới đây:

  • Trẻ em từ 3 tháng tuổi trở xuống có nhiệt độ trực tràng từ 38°C trở lên

  • Trẻ em từ 3 đến 6 tháng có nhiệt độ trực tràng trên 39°C

  • Trẻ em mới biết đi từ 6 đến 24 tháng có nhiệt độ trên 39°C với các triệu chứng như ho hoặc tiêu chảy

  • Trẻ em mới biết đi từ 6 đến 24 tháng có nhiệt độ trực tràng trên 39°C kéo dài hơn 1 ngày, ngay cả khi không có các triệu chứng khác

Trẻ lớn

Khi nào cần đưa trẻ sốt đi khám?

Bạn không cần phải quá lo lắng nếu con bạn đã hạ sốt, uống đủ nước và có phản ứng bình thường. Nhưng bạn nên đi khám bác sĩ khi cơn sốt của con bạn đã kéo dài hơn 3 ngày hoặc kèm theo một số dấu hiệu:

  • Tiêu chảy

  • Đau đầu

  • Cáu gắt

  • Bơ phờ, mệt mỏi

  • Đau bụng

  • Nôn mửa

Người lớn

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu sốt từ 103 ° F (39 ° C) trở lên và có cá triệu chứng:

  • Đau bụng

  • Đau ngực

  • Co giật hoặc động kinh

  • Ho ra máu

  • Đau khi đi tiểu

  • Nhức đầu dữ dội

  • Khó thở

  • Cứng cổ hoặc đau khi nghiêng đầu về phía trước

  • Phát ban da bất thường

  • Nôn mửa

Một số cách hạ sốt nhanh chóng

Bù nước khi cơ thể bị sốt

Nếu bạn hoặc người mà bạn đang chăm sóc bị sốt, hãy làm theo các bước sau để hạ sốt:

  1. Đo nhiệt độ và đánh giá các triệu chứng. Nếu nhiệt độ tăng từ 38°C trở lên, bạn đang bị sốt.

  2. Nằm trên giường và nghỉ ngơi.

  3. Uống nước, trà đá hoặc nước trái cây loãng để bổ sung chất lỏng bị mất qua mồ hôi. 

  4. Dùng thuốc không kê đơn như acetaminophen ibuprofen

  5. Giữ bình tĩnh, cởi thêm nhiều lớp quần áo và chăn nếu không bị ớn lạnh

  6. Tắm nước ấm hoặc chườm lạnh để giúp thoải mái hơn. Nên tránh tắm nước lạnh, ngâm nước đá, ngâm rượu hoặc thuốc xoa bóp.

  7. Nếu bạn có bất kỳ mối lo ngại nào, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Kết luận lại, sốt và mồ hôi thường có xu hướng xuất hiện cùng nhau. Nhưng cố tình làm cho bản thân đổ mồ hôi nhiều hơn KHÔNG khiến bạn hết sốt sớm hơn. Bạn có thể bị sốt vì nhiều lý do khác nhau, vì vậy, điều quan trọng là bạn phải nhận biết được các triệu chứng của mình rồi mới chữa trị. Còn điều gì thắc mắc, hãy để lại lời nhắn trong hộp thoại tin nhắn dưới đây. Chúng tôi sẽ phản hồi tới bạn một cách sớm nhất. Trân trọng!


BẠN CÓ MUỐN NGỪNG LO LẮNG VỀ VIỆC ĐỔ MỒ HÔI CƠ THỂ VÀ BẮT ĐẦU CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP?

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN THÊM CHO BẠN

 


 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.