Giỏ hàng

CƠ THỂ CÓ MÙI KHÓ CHỊU SAU SINH PHẢI LÀM SAO?

Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng của mọi phụ nữ. Tuy nhiên, với một nghĩa vụ cao cả như vậy, thường phụ nữ phải chịu rất nhiều tổn thất về mặt sức khỏe và tinh thần. Trong đó có “mùi bà đẻ” sau sinh. Có rất nhiều nguyên do khiến cho cơ thể phụ nữ có mùi khó chịu sau sinh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tại sao cơ thể phụ nữ có mùi sau sinh?

Sau sinh cơ thể phụ nữ trở nên nặng mùi

Người ta thường nói, phụ nữ sinh con là đặt cược 1 nửa tính mạng, bởi vậy, những tổn thương về mặt thể xác và tinh thần của họ là không sao kể xiết. Mùi hôi sau sinh khiến phụ nữ e ngại, tự tin, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của họ, đặc biệt là sau sinh, phụ nữ rất dễ mắc chứng trầm cảm. Trước khi đi đến giải pháp cho tình trạng này. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng cơ thể có mùi sau sinh:

  • Mùi sữa tiết ra. Sữa mẹ thường có mùi tanh nồng, sau khi sinh, tuyến sữa sẽ phải liên tục hoạt động, tiết ra sữa. Điều này dẫn đến tình trạng sữa bị dây vào áo, quần, khiến cơ thể phụ nữ sau sinh luôn luôn có mùi.

  • Sau sinh, cơ thể các mẹ thường sẽ tiết ra một lượng sản dịch nhất định. Mỗi người sẽ tiết ra lượng sản dịch khác nhau, tùy vào cơ địa. Lượng sản dịch sẽ kéo dài từ 1 - 2 tháng. Khiến cơ thể các mẹ có mùi khó chịu.

  • Sau sinh, các tuyến mồ hôi cũng trở nên hoạt động mạnh mẽ hơn bình thường do có sự thay đổi về nội tiết tố. Cùng với việc tăng cân sau sinh, ít vận động, chăm bé cả ngày khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi hơn. Mồ hôi thường bị tăng quá mức ở các vùng như vùng nách, chân, tay, bẹn,...

  • Phụ nữ sau sinh cần phải “kiêng nước” khiến cho cơ thể không được làm sạch, dẫn đến một số mùi hôi khó chịu

Các cách khắc phục mùi mồ hôi sau sau sinh:

Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng cơ thể có mùi khó chịu này đây? Nếu việc sống chung với mùi hôi suốt mấy tháng cực kỳ ảnh hưởng đến tâm lý các bà mẹ thì hãy cùng tham khảo các cách dưới đây:

Xông tắm:

Xông tắm làm sạch cơ thể

Các bà, các mẹ xưa đã luôn cho rằng phụ nữ sau sinh cần phải “kiêng nước”. Vì sau sinh, cơ thể phụ nữ rất yếu, dễ mắc phải các bệnh cảm mạo, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này. Tuy nhiên, việc kiêng tắm rửa trong vòng 1 tháng khiến cơ thể chúng ta không được vệ sinh sạch sẽ, bốc mùi thậm chí là mắc một số bệnh về da. Theo lời các bác sĩ, phụ nữ sau sinh cũng cần được làm sạch, vệ sinh cơ thể bởi người mẹ sau sinh dễ ra rất nhiều mồ hôi. Nếu để lâu, có thể nhiễm khuẩn, gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

Vậy nên phương pháp xông tắm được áp dụng. Với nhiều lợi ích như sau: đào thải các chất độc trong cơ thể, khử mùi hôi, giúp da khỏe mạnh, làm hạn chế bít tắc lỗ chân lông, kích thích sản dịch ra nhanh chóng hơn…

Với những ưu điểm vượt trội như vậy, các mẹ bỉm có thể áp dụng để hạn chế mùi hôi trên cơ thể. Tuy nhiên, sau sinh cơ thể chúng ta rất nhạy cảm, bởi vậy cần tuân thủ đúng đủ thời gian xông, và không sử dụng các loại cây thuốc không rõ nguồn gốc.

Sử dụng các loại lăn khử mùi, sáp khử mùi:

Trước khi sử dụng các mẹ bỉm cần tìm hiểu sản phẩm có an toàn lành tính cho da hay không, có phù hợp với mẹ bỉm và bé hay không, để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Một số sản phẩm uy tín, được nghiên cứu và chứng nhận an toàn với mẹ bầu và phụ nữ sau sinh có thể kể đến lăn khử mùi của Aquaselin Intensive Women, Vichy, Nuxe… hoặc có thể tìm kiếm các loại lăn khử mùi cho da nhạy cảm.

Sử dụng các phương pháp từ thiên nhiên:

Các mẹ bỉm có thể tham khảo một số loại lá cây với tác dụng làm sạch, làm dịu da để xông tắm, gội rửa. Một số loại cây an toàn, lành tính, phù hợp với mẹ sau sinh là: lá trà xanh và lá trầu không. Những loại thực vật chứa hoạt chất tanin có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Trong lá trà xanh còn có chất chống oxi hóa, giảm tiết mồ hôi, ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Chị em còn có thể sử dụng lá trà xanh để khử mùi mồ hôi vùng kín cũng rất hiệu quả.

Lá trầu không chứa một lượng lớn các chất kháng khuẩn, giúp làm sạch cơ thể và ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn nấm. Tuy nhiên, để ngăn tình trạng mùi hôi khó chịu, chị em phụ nữ cần duy trì thói quen sử dụng hàng ngày.

Một số phương pháp khác:

Ngoài những phương pháp kể trên, các mẹ bỉm cần lưu ý những điều sau:

Tập các bài thể dục nhẹ nhàng

  • Uống đủ nước mỗi ngày

  • Ăn uống đủ chất, đặc biệt là ăn nhiều rau xanh

  • Thường xuyên thay giặt đồ cho mẹ và bé

  • Giữ cho không gian sống luôn khô thoáng, ngăn nắp

  • Quan tâm đến sức khỏe, tránh bị căng thẳng và kích động mạnh

Trên đây là một số nguyên nhân và cách giảm mùi khó chịu cho phụ nữ sau sinh. Hy vọng rằng đã cung cấp hiểu biết cho bạn về chứng mùi khó chịu này. Đồng thời có những biện pháp hạn chế mùi hôi khó chịu sau sinh cho chị em phụ nữ chúng ta.



Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.