Giỏ hàng

CHỮA MỒ HÔI TRỘM BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÂN GIAN

Mồ hôi trộm là tình trạng thường thấy ở trẻ nhỏ và không do bất kì yếu tố thời tiết nào gây ra vì trẻ thường xuyên bị quanh năm. Tình trạng mồ hôi trộm không giống với mồ hôi bình thường, có thể là dấu hiệu trẻ không được khỏe, kéo theo nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Hãy cùng tham khảo cách trị mồ hôi trộm ở trẻ bằng phương pháp dân gian vô cùng an toàn này nhé.

Mồ hôi trộm là gì?

Đổ mồ hôi trộm

Mồ hôi trộm thường hay xuất hiện ở trẻ em, trên khắp các vùng cơ thể mà không xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào bên ngoài (ví dụ như trời nóng, lạnh, hoạt động vui chơi mạnh, ăn đồ ăn cay nóng…). Hầu hết mọi lứa tuổi đều có thể bị đổ mồ hôi trộm nhưng trẻ em là đối tượng dễ bị đổ mồ hôi nhiều hơn. 

Phân loại mồ hôi trộm:

Mồ hôi trộm sinh lý: Đây là trường hợp bình thường của mồ hôi trộm, nguyên nhân xuất phát từ việc cơ thể diễn ra sự trao đổi chất mạnh hơn khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn thông thường. Đây là trường hợp không gây hại cho cơ thể.

Mồ hôi trộm bệnh lý: đây là trường hợp thường xảy ra đối với trẻ bị mắc bệnh còi xương. Các dấu hiệu của trẻ mà các mẹ có thể kiểm tra xem bé có đang bị đổ mồ hôi trộm hay không: sau khi bú mẹ hoặc khi ngủ bé có bị đổ mồ hôi nhiều không?, trẻ bị chán ăn, đầu xương to, ngực nhô cao… Những nơi trẻ hay bị đổ nhiều mồ hôi như: trán, nách, lưng, bàn tay, bàn chân,....

Nguyên nhân khiến trẻ bị mồ hôi trộm:

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đổ mồ hôi trộm. Dù do bất kì nguyên nhân nào đi chăng nữa, nếu trẻ bị đổ mồ hôi trộm rất nguy hiểm, vì có thể bị mất nước dẫn đến suy kiệt cơ thể. Nếu không điều trị kịp thời thì về lâu về dài trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển,... Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ bị đổ mồ hôi trộm:

Thiếu vitamin D: Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh khi thiếu vitamin D sẽ khó chuyển hóa canxi dẫn đến tình trạng còi xương và bị đổ mồ hôi trộm. Nhất là trẻ bị sinh non, nhẹ cân sẽ hay bị thiếu vitamin D, rối loạn tiêu hóa và tiết ra nhiều mồ hôi hơn.

Thiếu Vitamin D dễ bị đổ mồ hôi

Chứng tăng tiết mồ hôi: hội chứng này thường xuất hiện ở người lớn nhiều hơn, đây là hội chứng tăng tiết mồ hôi quá đà, khi hệ thần kinh giao cảm bị hưng phấn quá mức gây tăng tiết mồ hôi. Bạn có thể bị đổ mồ hôi nhiều ở bất kì nơi đâu như tay, chân, nách,... Đây cũng là một trong số những nguyên nhân gây nên tình trạng đổ mồ hôi trộm.

Do hội chứng tăng tiết mồ hôi gây nên

Bệnh tim bẩm sinh: thông thường, trẻ sẽ bị đổ mồ hôi trộm bị ngủ hoặc sau khi bú mẹ. Nhưng nếu trẻ bị đổ mồ hôi suốt một ngày dài và bất cứ nơi đâu thì có thể trẻ bị ảnh hưởng bởi bệnh lý tim mạch.

Nguy cơ từ bệnh tim bẩm sinh

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS: khi trẻ bị bao bọc quá kỹ trong chăn hay vải quấn, môi trường nóng bức làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh và làm đổ nhiều mồ hôi hơn.

Cách trị mồ hôi trộm từ phương pháp thiên nhiên:

Sử dụng lá đinh lăng để làm gối trị mồ hôi trộm:

Sử dụng lá đinh lăng trị mồ hôi trộm

Phương pháp này áp dụng nguyên tắc thẩm thấu. Đầu tiên, các mẹ cần chọn lá đinh lăng tươi, sau đó đem phơi khô, lựa chọn gối có chất liệu mềm, thấm hút tốt. Trộn đinh lăng đã phơi khô với bông gòn làm gối, sau một thời gian dài sử dụng các tinh chất từ trong lá đinh lăng sẽ ngấm dần vào cơ thể.

Cách thực hiện:

Bước 1: Phơi lá đinh lăng

Bước 2: Làm khô và hạ thổ

Bước 3: Nhồi lá và khâu gối

Cách sử dụng: sử dụng thường xuyên trong thời gian 8 tháng đến 1 năm thì sẽ giải quyết dứt điểm chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ em. Đặc biệt lưu ý trong quá trình sử dụng cần phải thường xuyên phơi phóng ruột để tránh tình trạng ẩm mốc.

Chữa mồ hôi trộm bằng thức ăn chế biến từ lá dâu tằm

Chữa mồ hôi bằng lá dâu tằm

Dâu tằm là lá cây kết hợp được với nhiều loại thuốc bổ rất tốt cho sức khỏe, sử dụng an toàn đối với cả trẻ nhỏ. Để trị chứng mồ hôi trộm bạn có thể áp dụng cách nấu sau đây: kết hợp lá dâu tằm với hến biển. Sự kết hợp từ tính an thần của dâu tằm, cùng sự bổ dưỡng và tính hàn của hến biển sẽ giúp trẻ giảm mồ hôi. 

Cách thực hiện: Rửa sạch hến biển sau đó luộc chín. Mẹ nấu cháo cùng nước hến, ruột hến và lá dâu tằm để cung cấp chất dinh dưỡng cho bé.

Cách sử dụng: Sử dụng cho bé liên tục từ 5 - 15 ngày sẽ thấy mồ hôi trộm giảm đi rõ rệt.

Chữa mồ hôi trộm bằng rau má:

Rau má có tác dụng thanh nhiệt, giảm mồ hôi

Rau má mát, có tác dụng thanh lọc cơ thể, được nhiều người ưa thích sử dụng như trà rau má, sinh tố rau má,... Có rất nhiều cách để chế biến rau má:

Cách thực hiện: Có thể ăn sống, nấu trà hay xay thành sinh tố, nấu cháo cho bé…

Cách sử dụng: sử dụng đều đặn và lâu dài, vì rau má lành tính nên duy trì thói quen sử dụng thường xuyên.

Trên đây là bài viết cung cấp những hiểu biết về mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ và cách sử dụng các loại thuốc dân gian để chữa trị. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết sắp tới. 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.