Giỏ hàng

BỊ ĐỔ MỒ HÔI BAN ĐÊM DO COVID?

Covid - 19 đến giờ vẫn là cơn ác mộng đối với mọi người chúng ta. Covid đem đến nhiều hệ lụy cả về mặt cơ thể lẫn tinh thần. Có thể kể đến như suy nhược sức khỏe, hậu covid, khiến chúng ta phải gặp mặt, học tập online… Và trong đó là chứng đổ mồ hôi ban đêm.

Đổ mồ hôi ban đêm là gì?

Đổ mồ hôi ban đêm khi ngủ

Đổ mồ hôi là trạng thái hoàn toàn bình thường của cơ thể. Tuy nhiên bị đổ mồ hôi nhiều quá so với mức bình thường được gọi là chứng tăng tiết mồ hôi. Đổ mồ hôi ban đêm hay còn được gọi với cái tên hyperhidrosis. Với triệu chứng của bệnh là khi ngủ khiến cho quần áo, chăn, gối, ga giường bị ướt sũng mà không chịu bất kỳ tác động nào từ yếu tố bên ngoài như nóng bức hay nhiệt độ phòng ngủ quá cao.

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi ban đêm:

Người lớn và trẻ em đều có thể bị đổ mồ hôi ban đêm khi ngủ. Điều này ảnh hưởng đến 3% dân số. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đổ mồ hôi khi ngủ, có thể kể đến những nguyên nhân sau:

  • Thời kỳ mãn kinh:

Đây là nguyên nhân phổ biến thường gặp ở phụ nữ. Ở thời kỳ mãn kinh phụ nữ thường gặp phải các cơn bốc hỏa. Điều này xảy ra ở họ ngay cả trong lúc ngủ, bởi vậy nên họ thường hay bị đổ mồ hôi ban đêm. Bên cạnh đó, có thể do bệnh trầm cảm, chán ăn, sự thay đổi nội tiết khiến họ lo lắng cũng dẫn đến tình trạng này.

  • Đổ mồ hôi đêm vô căn:

Tức là không vì vấn đề sức khỏe hay yếu tố bên ngoài nào tác động họ vẫn bị đổ mồ hôi ban đêm. Đây là trường hợp thường thấy ở người bệnh bị chứng tăng tiết mồ hôi do di truyền bởi thành viên trong gia đình.

  • Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc có thể gây đổ mồ hôi ban đêm

Một số loại thuốc cũng gây nên tác dụng phụ không mong muốn như đổ mồ hôi thường xuyên, buồn ngủ… Thuốc chống trầm cảm là loại thuốc phổ biến gây nên tình trạng đổ mồ hôi ban đêm nhiều nhất hiện nay. Theo thống kê có đến 8 - 22% số người sử dụng thuốc chống trầm cảm bị đổ mồ hôi ban đêm. 

Một số loại thuốc khác cũng gây nên tình trạng đổ mồ hôi ban đêm như: các loại thuốc tâm thần, thuốc hạ sốt, thuốc tăng nhãn áp và khô miệng…

  • Ung thư:

Có rất nhiều dấu hiệu của bệnh ung thư, trong đó đổ mồ hôi ban đêm cũng là một trong những dấu hiệu sớm. Phổ biến nhất là ung thư hạch. Đây là loại ung thư bắt đầu từ hạch bạch tuyết, lá lách, tủy xương và tuyến ức của người bệnh. Khoảng 25% số người mắc bệnh này bị sốt và đổ mồ hôi ban đêm. 

  • Hạ đường huyết:

Lượng đường trong máu cũng gây ảnh hưởng đến tình trạng đổ mồ hôi. Những bệnh nhân điều trị sử dụng insulin điều trị bệnh đái tháo đường hoặc các loại thuốc điều trị tiểu đường khác có thể bị hạ đường huyết kèm theo đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm.

Covid khiến nhiều người mất ngủ, đổ mồ hôi

Biến chủng mới Omicron gây ra nhiều triệu chứng khác biệt đó là sốt và bị đổ mồ hôi ban đêm. Theo thống kê, rất nhiều bệnh nhân bị đổ mồ hôi ban đêm. Thậm chí không vì bất kì nguyên nhân thời tiết nào cả vẫn bị đổ mồ hôi ướt sũng giường, quần áo. Bên cạnh đó người bệnh còn gặp phải tình trạng đau nhức cơ thể.

Theo các bác sĩ, bị đổ mồ hôi ban đêm là triệu chứng không xuất hiện ở chủng covid trước đây mà xuất hiện ở biến thể mới Omicron. Bởi vậy, khi bản thân bị đổ mồ hôi ban đêm, có thể đây là dấu hiệu của bệnh Covid - 19, chúng ta đừng nên xem nhẹ bệnh hay coi thường nó.

  • Một số nguyên nhân khác:

Có thể kể đến như: cơ thể bị nhiễm trùng, nhiễm trùng máu, hoặc là dấu hiệu của các bệnh thần kinh khác như đột quỵ, chứng khó đọc, chấn thương…

Những lưu ý cho người bệnh để hạn chế đổ mồ hôi ban đêm:

Rèn luyện cho mình thói quen sống khoa học

  • Ăn uống đủ chất, không thức khuya

  • Tránh ăn các loại đồ ăn cay nóng, đồ uống có chứa các chất cafein

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

  • Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, điều độ

  • Giữ cho nhà cửa, phòng ngủ luôn được thoáng mát, sạch sẽ…

Nếu cơ thể bị đổ mồ hôi ban đêm kèm theo các triệu chứng như ốm, sốt, đau đầu, mệt mỏi bạn nên đến các trung tâm y tế gần nhà để khám phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Tóm lại, đổ mồ hôi ban đêm do nhiều nguyên nhân gây ra. Covid - 19 cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh này. Để chắc chắn bạn nên tìm hiểu thêm các dấu hiệu khác của bệnh covid như mất vị giác, ngạt mũi, khó thở… Và nếu muốn chắc chắn thì hãy đến các trung tâm y tế uy tín để thăm khám.

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.