Giỏ hàng

BẠN CÓ BIẾT: VỊ TRÍ ĐỔ MỒ HÔI TIẾT LỘ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE

Bạn có biết mồ hôi cũng là một dấu hiệu tiết lộ tình trạng sức khỏe của chúng ta hay chưa? Mỗi một vị trí đổ mồ hôi đều thể hiện chúng ta đang có một sức khỏe tốt hay đang có nguy cơ của một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Hôm nay, hãy cùng chúng mình tìm hiểu xem những vị trí mồ hôi tiết lộ tình trạng sức khỏe của các bạn như thế nào nhé.

Đổ mồ hôi đầu mặt:

Đổ mồ hôi ở đầu

Đổ mồ hôi đầu, mặt có nguyên nhân phổ biến nhất là bệnh “rối loạn hệ thần kinh thực vật”. Là những người thường xuyên bị rối loạn lo âu, dễ căng thẳng, tâm lý bất an, mất tự tin. Tình trạng đổ mồ hôi mặt là dấu hiệu của các căn bệnh như nhiễm trùng lao phổi, viêm tủy xương, HIV/AIDS, viêm phổi. Hoặc cơ thể bạn đang bị thiếu hụt vitamin D, canxi, vitamin B12 (trẻ nhỏ nếu thiếu canxi thường bị đổ mồ hôi trộm ở đầu, cổ, lưng khi ngủ. Một số dấu hiệu bệnh lý khác bạn có thể đang mắc phải như: cường giáp, hạ đường huyết, đái tháo đường, thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ…

Đổ mồ hôi ở cổ:

Đổ mồ hôi cổ

Đổ mồ hôi ở cổ thường rất ít xảy ra vì ở vùng cổ rất ít tuyến mồ hôi. Bởi vậy, nếu bạn bị đổ nhiều mồ hôi ở vùng này có thể là dấu hiệu của việc rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, hoặc có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn hệ thần kinh thực vật.

Đổ mồ hôi ở nách:

Đổ mồ hôi ở nách

Vùng nách là nơi tập trung tuyến mồ hôi lớn bởi vậy nên bị đổ mồ hôi vùng này là hiện tượng rất bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn bị đổ nhiều mồ hôi ở vùng này có thể là do hệ thống dây thần kinh giao cảm bị hoạt động quá mức dẫn đến hiện tượng tăng tiết mồ hôi khu vực vùng nách. Hoặc có thể do bạn ăn đồ ăn có tính cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, bị stress, căng thẳng… Nhưng nói chung là tình trạng này không đáng lo ngại, bạn có thể ứng dụng các phương pháp làm hạn chế mồ hôi vùng nách an toàn và hiệu quả để áp dụng.

Đổ mồ hôi tay, chân:

Đổ mồ hôi tay, chân

Tay chân chúng ta cũng có nhiều tuyến mồ hôi, nhưng đa số là tuyến mồ hôi nhỏ, chứ không phải tuyến mồ hôi lớn như vùng nách. Nếu bạn bị đổ mồ hôi tay chân nhiều có thể đó là dấu hiệu của bệnh tỳ vị hư nhiệt, huyết hư. Ngoài ra, là dấu hiệu của một số căn bệnh như nhiễm trùng, ung thư, rối loạn nôi tiết tố…

Đổ mồ hôi ngực:

 

Khi bạn bị đổ mồ hôi ở vị trí này, đó là dấu hiệu lá lách và dạ dày hoạt động kém hoặc cơ thể tuần hoàn máu chậm. Cách hạn chế là tránh lo lắng, sợ hãi, căng thẳng, tránh xem các thể loại phim bạo lực để tránh tổn thương lá lách. Trong chế độ ăn uống giảm lượng dầu mỡ, không ăn đồ sống và đồ nguội.

Đổ mồ hôi lưng:

Đổ mồ hôi lưng

Giống như vùng cổ, lưng cũng rất ít tuyến mồ hôi, nên nếu bạn bị đổ mồ hôi vùng này có thể là dấu hiệu của việc thiếu hòa hợp âm dương, cơ thể suy nhược mệt mỏi. Bạn cần đảm bảo ăn ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất dinh dưỡng giúp nhuận âm bổ dương, phụ nữ cần ăn nhiều hải sản. Tập Yoga có thể giảm thiểu triệu chứng này.

Trên đây là 6 vị trí đổ mồ hôi trên cơ thể tiết lộ tình trạng sức khỏe của chính bạn. Nếu có bất kì thắc mắc nào về việc điều trị chứng tăng tiết mồ hôi hãy liên hệ với Liplop để được tư vấn. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho các bạn những kiến thức bổ ích. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết lần sau.

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.