Giỏ hàng

Mồ hôi toàn thân và mùi cơ thể: Nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị dứt điểm ♥️

 

Thời tiết nóng bức, tập thể dục, vận động mạnh, ăn đồ cay nóng,… khiến bạn ra nhiều mồ hôi ở nhiều bộ phận, thậm chí là toàn cơ thể. Nhưng cũng có trường hợp bạn không hề vận động mạnh, tiết trời mát mẻ mà vẫn “đổ mồ hôi như tắm” không rõ lý do. Đây là bệnh gì, bệnh có nguy hiểm không? Trong bài viết này, Liplop sẽ phân tích rõ cho các bạn biết tại sao bạn lại bị bệnh đổ mồ hôi toàn thân và cách để điều trị hiệu quả, ít tốn kém tại nhà.

Đổ nhiều mồ hôi toàn thân là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đổ mồ hôi toàn thân là bệnh gì?

Tuyến mồ hôi trong cơ thể chúng ta vốn là một chiếc ống dẫn mồ hôi nằm ở dưới da. Có thể coi phần cuộn chính là nơi sản sinh ra mồ hôi, còn phần ống dài chính là con đường để liên kết bề mặt da, tuyến mồ hôi và các dây thần kinh giao cảm. 

Khi các tế bào thần kinh trong cơ thể bị tác động bởi một yếu tố ngoại lực nào đó sẽ bị kích thích, dẫn đến hiện tượng tiết ra nhiều mồ hôi toàn thân hoặc từng bộ phận. Trong thực tế, tuyến mồ hôi sẽ chịu trách nhiệm dẫn truyền mồ hôi ở hầu hết các bộ phận trên cơ thể, ngoại trừ mỗi phần núm vú và môi mà thôi. 

Nếu do tâm lý căng thẳng, vận động nhiều, tập thể dục, hoặc do nhiệt độ môi trường tăng cao thì việc đổ mồ hôi là phản ứng hết sức bình thường. Ngược lại, nếu không có tác động từ bên ngoài mà cơ thể vẫn tiết mồ hôi quá mức, thường xuyên, liên tục khiến lòng bàn tay, bàn chân, nách ướt nhẹp thì đó là hiện tượng bất thường. Khoa học gọi đây là bệnh Tăng tiết mồ hôi.  

Mồ hôi có thấm ngược vào cơ thể không?

Khi mồ hôi tiết ra ở những bộ phận như tay, chân, nách thì không gây thấm ngược trở lại. Nhưng nếu bị ra mồ hôi khắp cơ thể (đổ mồ hôi toàn thân) hoặc những bộ phận như lưng, ngực, đầu thì sẽ dễ bị thấm ngược vào trong, gây nhiễm lạnh, viêm phổi. Vì thế, sau khi bị chảy mồ hôi nhiều, bạn nên lau khô cơ thể, ngồi quạt cho mát hoặc để tránh tình trạng mồ hôi thấm ngược vào cơ thể.

Ra nhiều mồ hôi toàn thân có tốt không?

Cơ thể ra mồ hôi có một số lợi ích như giúp cơ thể cân bằng nhiệt độ, đào thải các chất độc, kim loại nặng, bụi bẩn để làm sạch lỗ chân lông. Nếu cơ thể không thể tiết ra mồ hôi được hoặc lượng mồ hôi tiết trong cơ thể ra không đủ để làm mát, bạn sẽ gặp phải hội chứng giảm tiết mồ hôi, còn gọi là anhidrosis hoặc tăng tiết mồ hôi (hypohidrosis). 

Ngược lại, nếu mồ hôi tiết ra nhiều quá thì cũng không tốt, đặc biệt nếu ở toàn thân. Điều này sẽ gây ra hiện tượng mất nước, mất muối khoáng, làm cơ thể suy nhược, mỏi mệt, chuột rút, khó thở, thậm chí có thể bị ngất.

Toàn thân ra quá nhiều mồ hôi có nguy hiểm không?

Khi cơ thể tiết mồ hôi quá nhiều không rõ lý do thì có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe của bạn. Những dấu hiệu cơ thể mất nước mà bạn cần hết sức lưu ý như: khô miệng, khô môi, chuột rút cơ bắp, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, giảm tần suất và lượng nước tiểu, nước tiểu có màu sẫm,... 

Với những người bị ra nhiều mồ hôi trong khi trời mát mẻ hoặc không hề uống rượu bia, đồ ăn cay nóng thì có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh nguy hiểm như: rối loạn thần kinh giao cảm, ung thư, bệnh tuyến giáp, rối loạn nội tiết…. 

Khi cơ thể ra mồ hôi quá nhiều ở các bộ phận như tay, chân, nách, đầu, thậm chí là toàn bộ cơ thể thì tốt nhất bạn nên tới bệnh viện để được bác sĩ có chuyên môn khám và đưa ra lời khuyên đúng đắn.

Đổ mồ hôi tay chân

Đổ mồ hôi tay chân quá nhiều

Đổ mồ hôi là cách cơ thể tự làm mát để ngăn bạn quá nóng. Đây được gọi là điều hòa thân nhiệt. Nhưng với chứng hyperhidrosis, các tuyến mồ hôi của bạn nhận được thông báo từ hệ thống thần kinh của bạn để hoạt động quá mức. Ở một số người bị đổ mồ hôi nhiều, lượng mồ hôi có thể cao gấp 4 đến 5 lần mức bình thường. Ông Joyce Fox- Giáo sư da liễu lâm sàng tại Đại học Nam California hài hước chia sẻ: “Bản thân các tuyến mồ hôi bình thường, nhưng chúng rất hiếu động. Chúng phóng đại cảm xúc bình thường trở nên căng thẳng”.

Thực tế có hai loại hyperhidrosis: nguyên phát và thứ phát. Chứng hyperhidrosis nguyên phát là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều mà không biết nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên,  theo Tổ chức Quốc gia về Rối loạn Hiếm gặp là do di truyền. Dưới đây là các dấu hiệu của chứng hyperhidrosis nguyên phát:

  • Bạn chỉ đổ mồ hôi ở một vài vùng trên cơ thể, như trán, nách, hoặc lòng bàn tay và lòng bàn chân (hiện tượng này được gọi là chứng đái ra máu ở lòng bàn tay).

  • Bạn đổ mồ hôi có tính đối xứng ở cả hai bên cơ thể.

  • Bạn thường không đổ mồ hôi quá nhiều khi ngủ

  • Bạn bị đổ mồ hôi quá nhiều ít nhất một lần một tuần.

  • Lần đầu tiên bạn trải qua mức độ đổ mồ hôi này vào thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên.

Đổ mồ hôi nhiều cũng có thể là chứng tăng tiết mồ hôi thứ phát. Nguyên nhân hyperhidrosis thứ phát do bạn bị một số bệnh như: tiểu đường, mãn kinh, tác dụng phụ của loại thuốc bạn đang dùng. Dưới đây là các triệu chứng của chứng hyperhidrosis thứ phát:

  • Bạn đổ mồ hôi trên các vùng lớn hơn trên cơ thể, hoặc đôi khi thậm chí khắp nơi

  • Bạn đổ mồ hôi rất nhiều trong khi ngủ

  • Bạn lần đầu tiên trải qua mức độ đổ mồ hôi này ở tuổi trưởng thành.

Qua hai nguyên nhân hyperhidrosis nguyên phát và thứ phát, có thể xác định được bệnh mồ hôi tay, chân là do chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát gây nên. 

Ra nhiều mồ hôi nách

Mặc dù ra mồ hôi nách nhiều không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể khiến bạn khó chịu

Đổ mồ hôi là một tình trạng phổ biến. Hiện nay, khoảng ba phần trăm số người bị đổ mồ hôi quá nhiều. Ra mồ hôi nhiều nhất là ở nách. Mặc dù ra mồ hôi nách nhiều không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể khiến bạn khó chịu, có thể ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của bạn. Bạn sẽ ngại đến những nơi công cộng, hạn chế mặc quần áo thời trang và sành điệu. Mặc dù bạn đã thử nhiều cách để ngăn chặn mùi hôi nhưng tính hiệu quả chỉ trong một khoảng thời gian tạm thời.

Khi mồ hôi quá nhiều chỉ giới hạn ở lòng bàn chân, lòng bàn tay và nách của bạn, nó được gọi là chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát. Nhưng làm thế nào bạn sẽ biết mồ hôi là quá nhiều? Rất khó để nói mồ hôi dưới cánh tay ra nhiều là bao nhiêu. Không có phương pháp thuận tiện để đo lượng mồ hôi. Bạn có thể cần thay quần áo thường xuyên hơn. Bạn có thể nhận thấy các mảng màu vàng ở khu vực đó trên áo sơ mi hoặc trang phục của mình. Nó có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng và cáu kỉnh. 

Nguyên nhân của chứng đổ mồ hôi nách quá nhiều: Cơ thể con người chứa khoảng bốn triệu tuyến mồ hôi. Đây là các tuyến apocrine và eccrine. Các tuyến apocrine thường tập trung trên các vùng lông mọc như lông nách và tuyến sinh dục phát triển trên tất cả các vùng trên cơ thể bạn. Hơn nữa, các tuyến apocrine gây ra mùi cơ thể và đó là lý do tại sao vùng nách của bạn bị nặng hơn các vùng khác trên cơ thể. Trong tình trạng này, bột, chất khử mùi và chất chống mồ hôi sẽ không giúp được nhiều để ngăn chặn mùi hôi. Tình trạng này phổ biến ở cả nữ và nam.

Mồ hôi nách không chỉ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cá nhân và công việc của bạn mà nó còn là triệu chứng của một số bệnh nghiêm trọng như suy giáp, ung thư (mặc dù chỉ có số ít trường hợp). Vì vậy, khi cảm thấy cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi gấp 5 lần bình thường bạn nên tới bệnh viện để được bác sĩ có chuyên môn khám chữa.

Đổ mồ hôi đầu

Đổ mồ hôi đầu

Đổ mồ hôi đầu là một phản ứng thông thường, tự nhiên của cơ thể nhằm “đáp trả” lại sự quá nhiệt của môi trường. Khi bạn vận động quá mạnh hoặc khi thân nhiệt tăng lên, cơ thể sẽ tiết mồ hôi qua tay, chân, nách, đầu,... để làm hạ thân nhiệt, mát da. Tuy nhiên, đổ mồ hôi đầu không kiểm soát, đổ cả ngày lẫn đêm, thời tiết nóng cũng như lạnh thì đây lại là một điều bất thường. 

Mồ hôi đầu ra nhiều là bệnh gì?

Nếu bị đổ mồ hôi quá nhiều ở vùng đầu, tốt nhất bạn nên đi gặp các bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác nguyên nhân gốc rễ của chứng bệnh này. Thông thường, mồ hôi đầu ra nhiều có thể là bắt nguồn từ các bệnh lý mà bạn đang gặp phải, có thể kể đến như: 

  • Bệnh tiểu đường: Tình trạng đường huyết thấp hay còn gọi là chứng hạ đường huyết chính là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến chứng đổ mồ hôi đầu nhiều.
  • Rối loạn tuyến giáp: Chứng cường giáp sẽ gây ra tình trạng tăng tốc độ của quá trình trao đổi chất trong cơ thể và có thể dẫn đến giảm cân đột ngột, nhịp tim thay đổi bất thường và đặc biệt là chứng đổ mồ hôi đầu.
  • Rối loạn giấc ngủ: Đổ mồ hôi đầu nhiều còn là “bằng chứng” của bệnh ngưng thở khi ngủ, tình trạng này có thể gây tắc nghẽn đường thở, thậm chí là ngừng thở cho người bệnh trong khi ngủ.
  • Rối loạn hormone giới tính: Do sự rối loạn và suy giảm nồng độ hormone giới tính sẽ gây kích thích hệ thần kinh thực vật, đồng thời khiến mồ hôi tiết ra ở đầu nhiều hơn, dẫn đến những cơn bốc hỏa vào ban đêm.
  • Bệnh tim: Không chỉ tim đập nhanh, khó thở và những cơn đau thắt ngực mà tình trạng đổ mồ hôi đầu cũng là một biểu hiện thường gặp của những người bị bệnh nhồi máu cơ tim.
  • Ung thư: Đôi khi, tình trạng đổ mồ hôi ở đầu nhiều vào ban đêm còn là dấu hiệu phát hiện sớm của căn bệnh ung thư máu cực kỳ nguy hiểm. Bên cạnh đó, các triệu chứng đi kèm khác của bệnh gồm có khó thở, giảm cân đột ngột, sưng hạch bạch huyết, đau ngực,... bạn cần hết sức chú ý.
  • Bị nhiễm trùng: Tình trạng nhiễm trùng, viêm xương có thể được báo hiệu bằng hiện tượng bị ra mồ hôi ở đầu quá nhiều. Đồng thời, chứng nhiễm trùng do vi khuẩn cũng gây ra tình trạng đổ mồ hôi ở đầu nhiều, nhất là vào ban đêm.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một vài loại thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc điều trị cho người bệnh tim, cao huyết áp,... thường có tác dụng phụ kèm theo đó là gây ra đổ mồ hôi đầu nhiều.

Đổ mồ hôi đầu ở trẻ em

Việc trẻ em bị đổ mồ hôi đầu nhiều vào buổi sáng hoặc ban đêm thường bắt nguồn do những yếu tố ngoại cảnh như thời tiết nóng bức, quần áo quá chật, không gian ngủ quá bức bối, chật hẹp,… Bên cạnh đó, việc cơ thể bị thiếu hụt vitamin D, canxi khiến trẻ bị còi xương, chậm lớn và mắc chứng đổ mồ hôi đầu khi ngủ. Bệnh đổ mồ hôi ở đầu quá nhiều còn là một chứng bệnh có nguồn gốc bẩm sinh, di truyền. Vì thế, nếu ông bà hoặc bố mẹ bị chứng tăng tiết mồ hôi đầu thì khả năng cao bé cũng gặp phải chứng bệnh này. Ngoài ra, những trẻ bị rối loạn thần kinh ngoại cảm cũng hay bị đổ mồ hôi đầu vào ban đêm. 

Tình trạng này sẽ có biểu hiện thuyên giảm hoặc có thể biến mất hoàn toàn nếu trẻ có khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt của mình. Nhờ vào sự liên kết chặt chẽ cùng với hệ thần kinh phó giao cảm cũng như việc kết nối với những cơ quan khác sẽ giúp cơ thể trẻ tự xây dựng nên hệ thống cân bằng thân nhiệt. Nếu không, việc đổ mồ hôi đầu quá nhiều sẽ làm hao hụt một lượng nước và muối khoáng của cơ thể. 

Chứng tăng tiết mồ hôi đầu khiến cho trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi, khó thở và hay quấy khóc đêm. Mặt khác, môi trường sống ẩm ướt, thiếu thoáng khí sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Nếu trẻ không được tắm rửa, làm vệ sinh sạch sẽ hàng ngày thì sẽ gây ra thêm nhiều vấn đề tiêu cực khác, chẳng hạn như rôm sảy, mẩn ngứa, sần đỏ, viêm da,…

Nếu trẻ đồ mồ hôi đầu do thiếu chất thì bố mẹ cần bổ sung lượng vitamin D, canxi, kẽm,... và các khoáng chất, tránh các đồ ăn cay nóng và quá nhiều dầu mỡ. Khi ngủ nên cho trẻ mặc quần áo rộng, thoáng mát và phòng ngủ phải sạch sẽ để trẻ có giấc ngủ ngon và không bị ra mồ hôi đầu nhiều.

Đổ mồ hôi đầu ở người lớn

Nhiều người hay gặp phải tình trạng ra nhiều mồ hôi, nhất là ở vùng đầu, có khi còn bị ướt sũng như vừa gội đầu xong vậy. Thậm chí trong mùa rét, đầu họ vẫn chảy rất nhiều mồ hôi. Chứng này gọi là tăng tiết mồ hôi ở đầu. 

Đây là tình trạng cường giao cảm hoặc tăng cường bài tiết một cách thái quá của trung tâm thần kinh nhằm kích thích quá trình bài tiết mồ hôi. Khi thời tiết nóng nực, tâm trạng xúc động mạnh, tập thể dục cường độ cao, ăn thức ăn cay nóng hoặc uống rượu bia,.. mồ hôi ở đầu sẽ chảy nhiều hơn nữa.

Để góp phần gia tăng hiệu quả kiểm soát tình trạng tăng tiết mồ hôi đầu của mình, các bạn cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, điều độ. Cần dành thời gian để giải trí và nghỉ ngơi hợp lý, cố gắng ngủ sớm trước 10h đêm và ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng/ ngày.

Những khi bị căng thẳng tâm lý, nếu mồ hôi đầu bị đổ nhiều hơn, bạn có thể tự tĩnh tâm lại bằng cách tập luyện các động tác hít sâu, thở ra chậm trong khoảng từ 5 - 10 phút. 

Cách trị mồ hôi da đầu

Khi bị tăng tiết mồ hôi da đầu, bạn nên tìm những cách điều trị không can thiệp thuốc, dao kéo để tránh tốn kém và biến chứng. Dưới đây là một số cách trị mồ hôi tự nhiên:

  • Sử dụng các loại thảo dược: Một khi bạn đã mắc phải chứng bệnh đổ mồ hôi đầu mãn tính, nhưng bạn không nên sử dụng các loại thuốc Tây y. Hãy bắt đầu điều trị tình trạng này bằng cách sử dụng các thảo dược tự nhiên như: măng tây, cây phỉ, cây xô thơm,… trong bữa ăn hàng ngày để có thể giúp cho vùng da đầu giảm tiết mồ hôi. 
  • Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất: Bổ sung vitamin B1 và các khoáng chất như canxi, kẽm cũng có thể giúp cho cơ thể bạn giảm được tình trạng tiết mồ hôi ở da đầu. Bạn có thể bổ sung hàng ngày bằng các viên uống khoáng chất hoặc ăn thực phẩm chứa nhiều canxi, kẽm và vitamin B1 như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc, chẳng hạn như trứng, thịt hoặc cá,... để có thể kiểm soát tình trạng này một cách hiệu quả hơn.
  • Một số thực phẩm nên tránh: Một số thực phẩm mà bạn ăn uống hàng ngày có thể khiến cho tình trạng đổ mồ hôi đầu trở nên trầm trọng hơn. Bạn nên loại bỏ những loại thực phẩm này khỏi chế độ ăn uống của mình để tránh tình trạng đổ mồ hôi đầu. Chúng bao gồm các thực phẩm có chứa nhiều gia vị, đồ chiên rán, hoặc thực phẩm đóng gói sẵn hoặc có nhiều tỏi, ớt, tiêu. Nếu không thể dừng ăn chúng hoặc “lỡ” ăn rồi thì việc mà bạn có thể làm ngay đó là uống thêm nhiều nước trái cây hoặc nước mát mà thôi.

Đổ mồ hôi lưng

Đổ mồ hôi lưng

Trong cơ thể, phần lưng được xem là vị trí sở hữu ít tuyến mồ hôi nhất nên sẽ khó tiết mồ hôi. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị đổ mồ hôi nhiều ở lưng thì rất có thể đây là những dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm mà bạn không nên bỏ qua. Hơn nữa, lưng là vùng cơ thể rất khó che giấu được nếu bạn bị ra mồ hôi. Điều này khiến cho bạn gặp nhiều khó khăn, nếu không muốn nói là “khổ sở” trong sinh hoạt hàng ngày. Lưng áo ướt nhẹp, đầm đìa mồ hôi kèm theo mùi hôi “khó ngửi” khiến bạn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp cũng như thể hiện mình trong các hoạt động sinh hoạt tập thể. Mặt khác, tình trạng mồ hôi lưng tiết ra quá nhiều còn khiến cơ thể bị mất nước và thiếu chất điện giải khiến cho bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khó chịu. 

“Thủ phạm” gây ra tình trạng đổ mồ hôi lưng được các bác sĩ xác định là do hiện tượng rối loạn hệ thần kinh thực vật của cơ thể. Khi bị hưng phấn, kích thích quá mức, hệ thần kinh giao cảm sẽ nhanh chóng phát tín hiệu cho tuyến mồ hôi hoạt động mạnh mẽ hơn bình thường, từ đó khiến cho lượng mồ hôi ở lưng và toàn thân sẽ tiết ra nhiều hơn.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân bệnh lý cũng có thể gây ra chứng tăng tiết mồ hôi ở lưng và nhiều vùng da khác trên cơ thể, chẳng hạn như: bệnh cường giáp, bệnh tiểu đường, phụ nữ đang mang thai, người bị rối loạn nội tiết trong giai đoạn tiền mãn kinh, tình trạng lo âu, tâm lý căng thẳng quá mức,… Khi đó, bạn cũng phải mất thời gian và công sức để tìm mọi cách có thể giúp làm giảm được việc tiết mồ hôi quá nhiều ở lưng.

Đổ mồ hôi lưng khi ngủ

Đây là tình trạng trong khi ngủ người bệnh bị ra nhiều mồ hôi lưng, nhất là vào ban đêm. Tình trạng mồ hôi lưng ra nhiều có thể xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả người lớn cũng như trẻ nhỏ. 

Tùy theo thể trạng, thói quen sinh hoạt và tình trạng bệnh lý của từng người mà tình trạng lưng bị đổ nhiều mồ hôi có thể xuất hiện một cách thường xuyên hay hiếm hoi và mức độ nặng - nhẹ cũng khác nhau. Đổ mồ hôi lưng khi ngủ thường gặp nhất là đối với phụ nữ đang bước vào giai đoạn mãn kinh và trẻ em bị suy dinh dưỡng, thiếu chất.

Đổ mồ hôi nhiều ở lưng mỗi khi về đêm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của bạn. Trước hết là tình trạng khó chịu này sẽ khiến bạn bị gián đoạn giấc ngủ. 

Người bệnh thường bị mồ hôi làm ướt hết cơ thể, quần áo, chăn gối nên cảm thấy bí bách khó chịu và mất ngủ. Nếu có ngủ được thì giấc ngủ cũng chập chờn, không sâu giấc, sáng dậy thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Đây được xem là tình trạng bất thường của cơ thể, đến nay cũng chưa xác định được nguyên nhân chính xác nên chưa có cách điều trị hiệu quả, điều này khiến cho người bệnh luôn cảm thấy lo lắng và bứt rứt. 

Đặc biệt, khi tình trạng đổ mồ hôi lưng xảy ra vào ban đêm kèm theo một số biểu hiện đi kèm khác như: thân nhiệt tăng cao hoặc giảm đột ngột, luôn cảm thấy bức bối, nóng trong người, tay chân run rẩy, ăn uống tiêu hóa kém, sút cân không kiểm soát,… thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Trẻ bị đổ mồ hôi lưng

Trẻ em thường xuyên gặp phải tình trạng ra mồ hôi nhiều ở lưng trong khi ngủ vào ban đêm có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân dưới đây:

  • Hệ thần kinh của trẻ còn non yếu, đang ở trong giai đoạn gấp rút hoàn thiện và phát triển, cho nên các bé thỉnh thoảng sẽ bị đổ mồ hôi lưng trong khi ngủ. Trường hợp này tương đối bình thường, bố mẹ chỉ cần chú ý dùng khăn lau mồ hôi lưng cho bé khô thoáng là được.
  • Cơ chế điều hòa thân nhiệt của cơ thể các bé không ổn định.
  • Trẻ mặc quá nhiều quần áo ấm hoặc có thể do đắp chăn quá dày trong khi ngủ.
  • Phòng ngủ của bé quá chật hẹp hoặc bức bí, thiếu không khí.
  • Các bé chơi đùa, vận động quá mức trước khi đi ngủ.
  • Do thời tiết quá nóng, đặc biệt là trong mùa hè, khi đó nhiệt độ môi trường thường tăng cao.
  • Trẻ bị béo phì, thừa cân hoặc các trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi do cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng và khoáng chất như canxi, vitamin D, vitamin B1, kẽm, sắt,… cũng bị đổ mồ hôi lưng khi ngủ.
  • Những trẻ bị mắc phải các chứng rối loạn hoạt động của hệ thần kinh thực vật hoặc hệ thần kinh giao cảm.
  • Do trẻ đang bị ốm, sốt hoặc mắc phải các căn bệnh bẩm sinh, chẳng hạn như bệnh tim bẩm sinh, bệnh tuyến giáp, các bệnh nhiễm trùng,... thường bị đổ mồ hôi lưng vào ban đêm.

Cách giảm mồ hôi lưng

Chứng ra nhiều mồ hôi ở lưng sẽ không thể có được cơ hội “làm phiền” bạn nếu áp dụng đúng phương pháp và thực hiện thật kiên trì. Bạn có thể tiến hành theo các hướng dẫn dưới đây để hạn chế được tình trạng tăng tiết mồ hôi lưng:

  • Uống nhiều nước lọc, tối thiểu là 1,5 lít nước/ ngày/ người để làm mát cơ thể và bù đắp lại lượng dịch đã bị mất đi do tình trạng đổ mồ hôi lưng.
  • Tăng cường ăn uống các loại thực phẩm có khả năng làm mát cơ thể, chẳng hạn như rau xanh, nước trái cây tươi.
  • Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có chất kích thích gây ra tình trạng tăng tiết mồ hôi lưng, chẳng hạn như: thức ăn chế biến sẵn, nhiều gia vị cay nóng, rượu bia, caffein,…
  • Không hút thuốc lá bởi vì trong thuốc lá có chứa nhiều chất kích thích vô cùng độc hại, có thể tăng cường hoạt động của tuyến mồ hôi trên cơ thể nhiều hơn.
  • Tắm rửa sạch sẽ thường xuyên, vệ sinh kỹ lưỡng vùng lưng của bạn bằng xà phòng diệt khuẩn, nhớ thay quần áo mỗi ngày để có thể ngăn chặn được những mùi khó chịu gây ra do mồ hôi.
  • Mặc quần áo phù hợp với thời tiết, ưu tiên các chất liệu vải thoáng khí như: cotton, len,… cần tránh các loại vải tổng hợp, chất liệu cứng, khó thấm hút mồ hôi, chẳng hạn như vải lụa, vải lanh,…
  • Lựa chọn các loại ga trải giường, chăn đệm làm bằng chất liệu thoáng khí để sử dụng, tránh tiết ra nhiều mồ hôi ở vùng lưng trong khi ngủ.
  • Hạn chế sử dụng những trang phục quá mỏng hoặc sáng màu để không làm lộ ra những khuyết điểm của cơ thể do đổ mồ hôi lưng.
  • Nên mặc một chiếc áo lót mỏng ở bên trong áo sơ mi của bạn để giúp cơ thể thấm hút mồ hôi được hiệu quả hơn.
  • Mang theo một chiếc áo để dự phòng nếu phải tham gia vận động mạnh hoặc phải sinh hoạt ở ngoài trời trong suốt một thời gian dài.

Đổ mồ hôi vùng kín

Đổ mồ hôi nhiều ở xung quanh vùng kín

Đổ mồ hôi cơ thể là một cơ chế hoàn toàn bình thường và tình trạng này xảy ra phổ biến đối với tất cả mọi người, không trừ một ai. Nhưng chứng đổ mồ hôi nhiều ở xung quanh vùng kín thì lại không thực sự giống như những gì bạn vẫn suy nghĩ. Bởi lẽ, âm đạo và dương vật là bộ phận bên trong và là cửa ngõ kết nối các bộ phận bên ngoài với bên trong và đặc biệt, nó không hề sở hữu tuyến mồ hôi. Mồ hôi thực sự xuất phát từ khu vực “vệ tinh” xung quanh bộ phận sinh dục, tức là phần bên ngoài của cơ thể bạn. 

Tuy nhiên, việc bạn bị đổ quá nhiều mồ hôi ở vùng kín có thể khiến bạn cảm thấy bất an, mất tự tin. Điều này sẽ gây cản trở trong các mối quan hệ xã hội cũng như đời sống, sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Trên thực tế, có nhiều tuyến mồ hôi tồn tại ở vùng lân cận với vùng kín của bạn, cụ thể là ở lông mu. Vùng kín thực ra cũng tương tự như vùng nách của bạn vậy, còn gọi là vùng “tam giác mật”, đồng thời cũng là phần nối, liên kết giữa các chi với thân mình của bạn. 

Bạn sẽ không cần phải quá lo lắng hay hoang mang khi phát hiện ra vùng kín của mình bị đổ nhiều mồ hôi. Bởi vì đôi khi mồ hôi có thể xuất hiện ở khu vực “nhạy cảm” của cơ thể cũng là điều bình thường. Nếu bạn bị đổ mồ hôi vùng kín khi tập thể dục cường độ cao hoặc khi thời tiết quá nóng thì chỉ cần điều chỉnh lại hoạt động của mình là ổn. 

Ra mồ hôi vùng kín nam giới

Đổ mồ hôi vùng háng hay bộ phận sinh dục ở nam giới là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, việc ra mồ hôi vùng kín quá nhiều ngay cả khi trời không nóng thường khiến cho các quý ông phải ngại ngùng, khó chịu.

Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng ra mồ hôi quá mức ở vùng kín có thể gây ra cho các bạn nam những vấn đề về da như viêm nhiễm, mụn cóc, vi khuẩn xâm nhập gây ra nhiều bệnh ở cơ quan sinh dục.

Cơ thể có mùi khó chịu, hôi tanh thường xuất hiện nhất là khi vùng bẹn, phần bìu và bộ phận sinh dục của nam giới có mùi hôi. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do mùi đặc trưng của cơ thể, đó là khi các chất dịch tiết, tuyến bã và mồ hôi bị trộn lẫn với nhau hoặc xuất phát từ việc vệ sinh cơ thể kém khiến cho mùi nước tiểu, các chất bợn sinh dục còn đọng lại, đặc biệt là khi chúng bị ứ đọng bên trong phần da quy đầu. Các vi khuẩn có hại, vi nấm gây bệnh sẽ sinh sôi và phát triển, từ đó gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục, tạo ra mùi hôi. 

Dĩ nhiên không phải bất kỳ nam giới nào cũng gặp phải tình trạng này, nhưng khi đã mắc phải thì sẽ mang đến cho các chàng cảm giác vô cùng khó chịu và tự ti. Có thể làm giảm tiết mồ hôi vùng kín cho nam giới bằng cách mặc đồ lót thoải mái, có chất liệu thoáng khí và tuyệt đối tránh các loại quần áo bó sát.

Mồ hôi háng

Đổ mồ hôi tiết ra trong cơ thể ở xung quanh háng là một cơ chế hoàn bình thường của việc điều hòa thân nhiệt. Tuy nhiên, mồ hôi háng ra nhiều quá mức có thể gây ra cho bạn sự khó chịu, bứt rứt và kích ứng. Bản thân bộ phận sinh dục vốn không thể tự tiết mồ hôi ra được nhưng vùng háng thì hoàn toàn có thể. 

Mồ hôi tiết ra ở háng cũng không giống như mồ hôi xuất phát từ các bộ phận còn lại của cơ thể. Tuyến Apocrine sẽ đóng vai trò sản sinh ra mồ hôi ở vùng háng và vùng dưới nách. Còn các tuyến eccrine sẽ có trách nhiệm sản xuất mồ hôi ở những vùng còn lại trên cơ thể.

Ở phụ nữ, các tuyến mồ hôi apocrine tồn tại xung quanh bên ngoài bộ phận âm đạo thường sẽ có mật độ cao hơn. Mồ hôi tiết ra từ tuyến apocrine thường có chứa protein. Khi vi khuẩn tiến hành phân hủy các protein này, có thể tạo ra mùi hôi khác biệt. Mồ hôi tiết nhiều và còn dư thừa ở các khu vực xung quanh háng nếu không được làm sạch cũng có thể gây mẩn ngứa, thậm chí còn gây ra tình trạng nhiễm trùng âm đạo, bao gồm có nhiễm khuẩn và nhiễm nấm âm đạo rất nguy hiểm.

Mồ hôi toàn thân nặng mùi

Mồ hôi toàn thân nặng mùi

Theo các bác sĩ da liễu, hiện tượng mồ hôi toàn thân nặng mùi thường bắt nguồn từ quá trình các loại khuẩn tiến hành phân hủy các chất protein trong dung dịch tiết ra từ cơ thể. Khi mồ hôi cơ thể được tiết ra nhiều mà lại bám dính trên da quá lâu sẽ là cơ hội thuận lợi cho các loại vi khuẩn, chẳng hạn như staphylococcus hominis có điều kiện sinh sôi và phá vỡ liên kết của các protein, từ đó gây ra mùi vô cùng khó chịu. 

Ngoài ra, tình trạng mồ hôi toàn thân quá nặng mùi còn được xem là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim, bệnh tiểu đường, bệnh ung thư, cường giáp hay rối loạn cảm xúc, lo âu. 

Mồ hôi chua

Tuyến mồ hôi toàn vẹn (còn gọi là eccrine) thường nằm rải rác ở nhiều nơi trên da, tập trung nhiều nhất ở lòng bàn tay và bàn chân. Trong khi đó, tuyến mồ hôi đầu hủy, tức là tuyến mồ hôi dầu (còn gọi là apocrine) thường chỉ xuất hiện ở vùng nách và vùng bẹn, chúng sẽ gây ra cho bạn những rắc rối về mùi của cơ thể. 

Mặt khác, mùi mồ hôi luôn có một đặc trưng khó lẫn vào đâu được, đó là mùi chua, mùi hôi và khó chịu, điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động giao tiếp và các mối quan hệ của con người. Tuyến mồ hôi của cơ thể thông thường là chứa nước (chiếm tới 99%) cùng với các chất điện giải nên thường ít có mùi.

Tuy nhiên, trong thành phần mồ hôi dầu tiết ra từ vùng bẹn của mỗi người lại có thêm các hợp chất khác như amoniac, acid béo chưa no,… vốn chưa có mùi, Nhưng khi các vi khuẩn hoạt động trên bề mặt của da tiến hành phân huỷ các acid béo này sẽ tạo ra một mùi chua đặc biệt khó chịu, còn gọi là bệnh hôi nách. Điều này cũng lý giải cho những thắc mắc về nguyên nhân tại sao mồ hôi trên cơ thể nhiều người lại có mùi chua.

Mồ hôi có vị mặn

Bất kỳ ai cũng có một mùi đặc trưng của cơ thể mình, đó có thể là tự nhiên của mồ hôi hoặc là mùi hôi chân, mùi hôi miệng, mùi hôi nách,… Và tình trạng mồ hôi cơ thể nặng mùi đã gây ra nỗi ám ảnh đối với nhiều người. Đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nóng nực như hiện nay sẽ khiến mồ hôi cơ thể tiết ra nhiều hơn. 

Mồ hôi cơ thể nặng mùi cho thấy bạn đang gặp stress tâm lý nặng, còn mồ hôi cơ thể có vị mặn thì lại cảnh báo cơ thể bạn đang không hấp thụ được đầy đủ lượng muối cần thiết. Nếu mồ hôi đổ ra nhiều và để lại vệt trắng trên bề mặt da hoặc gây cho bạn cảm giác cay xè khi mồ hôi bị chảy vào mắt, điều này cho thấy rất có thể bạn đang bị thiếu muối. 

Trên thực tế, dù việc này mới nghe có vẻ khác thường, tuy nhiên, những người bị đổ mồ hôi mặn thường là người ăn quá nhạt nên không đủ muối. Hãy lưu ý bổ sung thêm nước, các chất điện giải và muối khoáng sau khi tập luyện thể thao hoặc bất kỳ khi nào thấy cơ thể ra nhiều mồ hôi để đảm bảo được sức khỏe cho mình nhé.

Cách khử mồ hôi toàn thân

Cách khử mồ hôi toàn thân

Thời tiết nắng nóng, vận động nhiều khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi toàn thân hơn, điều này khiến cho nhiều người không thể tự tin vì cơ thể thường xuất hiện mùi cực kỳ khó chịu, làm cho bạn giảm đi phân nửa sự tự tin mà mình vốn có. Đừng lo, bạn hoàn toàn có thể dùng các mẹo giảm mồ hôi cho cơ thể một cách nhanh chóng và đơn giản dưới đây.

Thuốc giảm mùi mồ hôi toàn thân

  • Thuốc dùng bên ngoài: Cách đơn giản nhất cho bạn để điều trị hiệu quả tình trạng đổ mồ hôi toàn thân quá nhiều, đó là sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc xịt chống tiết mồ hôi có chứa chất nhôm hydroxyd hoặc chất muối nhôm (chlorid, sulfat).
  • Tiêm botox: Đây là một lựa chọn điều trị khác hiệu quả cho người bệnh bị ra mồ hôi nhiều bên cạnh các loại thuốc dùng để thoa. Với tác dụng ngăn chặn quá trình dẫn truyền xung động thần kinh đến tuyến mồ hôi, botox được dùng để điều trị chứng tăng tiết mồ hôi một cách nhanh chóng ở các bộ phận như: tay, chân, vùng nách, vùng trán và vùng ngực. 
  • Thuốc uống trị mồ hôi kháng cholinergic: Khi đã sử dụng các loại thuốc thoa chống tăng tiết mồ hôi và tiêm botox mà vẫn không đem lại hiệu quả, các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc kháng cholinergic để uống trị mồ hôi như: oxybutynin, glycopyrrolate, benztropine, propantheline,... 

Ngăn mồ hôi cơ thể tại nhà

  • Khoai tây: Dùng khoai tây đem gọt vỏ, rửa sạch và dùng dao thái ra thành từng lát thật mỏng. Sau khi vệ sinh sạch và thấm khô những vùng bị đổ mồ hôi bằng khăn mềm. Bạn hãy đắp những lát khoai tây lên đó, có thể dùng băng dính hoặc vải để cố định lại. Giữ yên như vậy trong vòng 20 phút thì lấy ra và lau lại bằng một chiếc khăn ẩm
  • Lá trầu không: Sử dụng 3 - 4 lá trầu không bánh tẻ đem rửa sạch rồi giã nát cho bã trầu thật mịn. Thoa đều bã trầu lên trên vùng da bị tăng tiết mồ hôi, massage một cách nhẹ nhàng để giúp cho các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào bên trong da. 
  • Rượu trắng: Dùng 2 thìa rượu trắng, lấy 1 chiếc tăm bông tẩm rượu rồi đem thoa đều lên vùng da bị đổ mồ hôi trong vòng 20 phút. Kiên trì thực hiện mỗi ngày, bạn sẽ thấy được mồ hôi không những “biến mất” mà vùng da được chăm sóc cũng trở nên khô thoáng hơn rất nhiều.
  • Củ cải trắng: Lấy 1/3 củ cải trắng đem đi rửa sạch rồi xay nhuyễn, ép lấy nước cốt. Sau khi đã vệ sinh và lau khô vùng da có mồ hôi, bạn hãy tiến hành thoa đều nước ép củ cải lên đó kết hợp với massage thật nhẹ nhàng. Có thể để cho nước củ cải khô tự nhiên mà không cần phải rửa hay lau lại.

Mẹo dân gian giảm mồ hôi toàn thân

Từ xa xưa, nhân dân gian ta đã sử dụng rất nhiều bài thuốc đơn giản nhưng giúp trị mùi hôi toàn thân tại nhà hiệu quả. Có thể kể đến như: 

  • Phèn chua: Sau khi vệ sinh vùng da bị tiết mồ hôi thật sạch sẽ, bạn tiến hành chà xát bột phèn chua vào vùng da dưới nách, bàn tay, lòng bàn chân hoặc bất kỳ nơi nào có mồ hôi. Thực hiện cách này 2 lần/ngày và duy trì đều đặn trong một thời gian ngắn sẽ mang lại cho bạn kết quả cao.
  • Chanh tươi: Cắt đôi 1 quả chanh tươi rồi chà xát nhẹ nhàng lên các vùng da cần trị mồ hôi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối sau khi đã tắm rửa sạch sẽ. Tuy nhiên, không nên dùng cho vùng da bị trầy xước hoặc có vết thương vì sẽ khiến bạn bị xót và vết thương lâu lành hơn.
  • Hương thảo: Lá cây hương thảo từ lâu đã được biết đến với công dụng trị mùi hôi cơ thể. Bạn có thể dùng tinh dầu hoặc lá cây hương thảo để thoa trực tiếp lên vùng da đang bị nặng mùi. Phương pháp này không chỉ giúp giảm mồ hôi mà còn khử mùi rất hiệu quả.
  • Lá chè tươi: Để tiến hành khử mồ hôi và mùi hôi cho cơ thể, bạn có thể đun một nồi trà xanh đậm đặc rồi đặt tay chân vào để xông hơi, hoặc có thể dùng khăn mềm thấm nước lá chè tươi rồi lau thật kỹ lên những vùng da đó,... sẽ giúp làm giảm mồ hôi và loại bỏ đi mùi hôi toàn thân một cách hữu hiệu.

Phương pháp chữa trị mồ hôi toàn thân

Phương pháp chữa trị mồ hôi toàn thân

Mồ hôi nếu đổ ra nhiều trên mức cần thiết bình thường thì được gọi là chứng bệnh tăng tiết mồ hôi. Bệnh tiết này có thể xảy ra trên toàn thân hoặc từng bộ phận, chủ yếu là ở bàn tay, bàn chân và ở nách hoặc thậm chí là toàn thân. Hiện nay, người ta chữa trị mồ hôi toàn thân bằng các phương pháp điều trị không phẫu thuật hoặc phẫu thuật. Trong đó, phương pháp điện di ion (iontophoresis) được xem là phương pháp điều trị mồ hôi không xâm lấn, an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. 

Phương pháp iontophoresis chữa mồ hôi toàn thân

Bằng cách ngâm bàn tay, bàn chân, nách, đầu mặt hay nhiều bộ phận khác vào chậu nước kiềm, người ta sẽ cho dòng điện chạy ngang qua chậu nước ngâm chân để tạo ra ion truyền vào cơ thể. Từ đó, làm thay đổi một phần hoặc toàn phần cấu trúc ống tuyến, tác động đến khả năng bài tiết mồ hôi của tuyến. 

Liệu pháp iontophoresis thường được dùng điều trị chứng tăng tiết mồ hôi ở bàn tay và bàn chân vì đây là những bộ phận cơ thể rất dễ ngâm trong nước. Kết quả đạt được của phương pháp này lên đến trên trên 95%. Nhờ kết quả rất tích cực đó mà máy đã được cải thiến thêm mã máy có khả năng trị mồ hôi toàn thân như nách, đầu, mặt, lưng, bụng,...

Những phản ứng phụ thường gặp chính là gây phản ứng tê rần ở vùng điều trị, đồng thời gây kích ứng da, khô sần và bong tróc da. Cần chống chỉ định đối với những phụ nữ đang có thai và bị bệnh tim, đang phải đặt máy tạo nhịp tim.

Máy Liplop trị mồ hôi toàn thân hiệu quả

Máy Liplop trị mồ hôi toàn thân hiệu quả

Máy trị ra mồ hôi Liplop toàn thân dùng để điều trị chứng tăng tiết mồ hôi tại các bộ phận trên cơ thể, chẳng hạn như tay, chân, nách, đầu, cổ, mặt, lưng,... dựa trên phương pháp iontophoresis. Máy hoạt động theo nguyên lý hướng một dòng điện có cường độ nhẹ chạy qua vùng da được ngâm trong nước. Từ đó, làm vô hiệu hóa mối liên kết giữa các dây thần kinh và làm giảm hoạt động của tuyến mồ hôi, đồng thời làm giảm tình trạng da bị tiết mồ hôi quá mức.

Cách sử dụng máy Liplop rất đơn giản: Bạn chỉ cần làm ẩm miếng bông mút được bán kèm theo máy, vì ở đây sẽ có dòng điện một chiều chạy qua và chúng được cố định lên trên các vùng da bị mồ hôi nhiều. Dòng điện với cường độ vô cùng thấp, chỉ khoảng 10 MA sẽ có tác dụng làm co và vô hiệu hóa các tuyến mồ hôi, khiến chúng tiết ra mồ hôi ít hơn. 

Trong tuần đầu tiên, bạn sẽ tiến hành điều trị mồ hôi đều đặn 5 buổi/ tuần và mỗi buổi điều trị sẽ kéo dài 10 - 20 phút. Từ tuần thứ hai trở đi, bạn sẽ cảm thấy những vùng ra mồ hôi nhiều trước kia đã gần như khô hẳn. 

Sau đó, tùy vào cơ địa và tình trạng tiến triển của bệnh, bạn sẽ tiếp tục lựa chọn cách duy trì dùng 1 lần/ tuần hoặc thậm chí chỉ cần dùng 1 lần/ 2 tuần sẽ cho hiệu quả điều trị mồ hôi bất ngờ và vượt trội. Đặc biệt, khi điều trị mồ hôi bằng máy Liplop, bạn sẽ chỉ thấy hơi tê tê ở vùng da đang điều trị, tuyệt nhiên không có tác dụng phụ nào đáng kể. 

Có thể mua máy ngâm mồ hôi toàn thân chính hãng ở đâu?

Sản phẩm máy Liplop điều trị tăng tiết mồ hôi có ứng dụng phương pháp iontophoresis được sản xuất và phân phối trực tiếp tại Công ty TNHH XNK và Thương mại CAHU. 

Để mua được máy Liplop trị mồ hôi toàn thân chính hãng, các bạn có thể truy cập ngay vào trang website chính thức của công ty là https://liplop.vn. Nếu đang ở Hà Nội, bạn có thể đến trực tiếp tại địa chỉ: Số 12/59 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội hoặc gọi theo số hotline: 0968876430 – 0906200080 để được tư vấn mua hàng sớm nhất.

Những lưu ý khi sử dụng máy

- Không vừa sử dụng lại vừa sạc máy, tuyệt đối không sạc máy Liplop qua đêm.

- Tháo hết các đồ trang sức bằng kim loại trên người trước khi sử dụng máy.

- Không sử dụng máy cho những vị trí cơ thể có vết thương hở.

- Không sử dụng máy cùng lúc với các chất chống mồ hôi hoặc các chất khử mùi cơ thể có chứa hợp kim nhôm vì việc này có thể khiến bạn bị bỏng ở vùng da đang được điều trị.

- Chống chỉ định đối với trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và người bị bệnh tim, đang đeo máy tạo nhịp tim, người đang sử dụng nẹp hay đinh vít bằng kim loại ở trong người.

Hướng dẫn ngâm máy trị mồ hôi toàn thân đúng cách

- Đầu tiên, cần làm ướt miếng mút đi kèm theo máy khi cần sử dụng.

- Trường hợp điều trị mồ hôi tay, chân thì đặt chân tay lên phần bên trong của máy. 

- Trường hợp điều trị mồ hôi ở các bộ phận khác của cơ thể thì cho da tiếp xúc trực tiếp với các miếng mút phụ kiện đi kèm theo máy.

- Khi mới khởi động máy, cường độ dòng điện sẽ tăng dần lên, từ 0MA cho dần đến dòng điện mà bạn đã lựa chọn trước đó và duy trì để điều trị.

- Liệu pháp được bắt đầu điều trị khoảng 20 – 30 phút hàng ngày, sau đó lượng mồ hôi trong cơ thể sẽ giảm xuống ở mức bình thường. Sau đó, cần duy trì điều trị từ 2 - 4 lần/ tháng là đủ.