Giỏ hàng

RA MỒ HÔI VÙNG KÍN LIỆU CÓ PHẢI BÌNH THƯỜNG?

Các bạn thân mến tuyến mồ hôi phân bố hầu khắp mọi nơi trên cơ thể. Đổ mồ hôi tay, mồ hôi náchhay thậm chí đổ mồ hôi toàn thân là hiện tượng bình thường và vô cùng phổ biến nên việc ra mồ hôi vùng kín có lẽ cũng không hề hiếm gặp. Các tuyến mồ hôi nằm xung quanh âm đạo, thường ở những nơi có lông bao phủ và háng. Trên thực tế, khu vực này không hề khác biệt so với nách. Háng liên kết hai bộ phận trên cơ thể và đây lý do tại sao khu vực này có thể ra nhiều mồ hôi hơn khi vận động.

Đổ mồ hôi vùng kín liệu có bình thường?

Tuyến mồ hôi ở vùng kín không giống với những tuyến khác. Hầu hết cơ thể con người được bao phủ bởi tuyến mồ hôi ngoại tiết eccrine. Trong khi đó, theo Viện Mayo Clinic, những khu vực lông rậm rạp như da đầu, nách và vùng kín lại là nơi tập trung của tuyến bài tiết apocrine. Tuyến này tạo ra nhiều mồ hôi hơn tuyến eccrine và có thể gây mùi nếu mồ hôi tiếp xúc với vi khuẩn.

Tuy ra mồ hôi vùng kín là hiện tượng bình thường, bạn vẫn nên kiểm tra nếu ngửi thấy mùi khác thường vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Đổ mồ hôi vùng kín và những "thần chú" cần nhớ để cải thiện tình trạng này

Đổ mồ hôi vùng kín liệu có bình thường?

Vấn đề sức khỏe tiềm ẩn?

Đây là hiện tượng bình thường nếu bạn đổ mồ hôi lúc tập thể dục hoặc ở trong môi trường có nhiệt độ cao. Người mắc bệnh tăng huyết áp thường ra nhiều mồ hôi hơn ở đầu, nách, tay, chân và thậm chí khu vực sinh dục so với người khác.

Tất nhiên, một số người có thể ra nhiều mồ hôi hơn do các vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường. Ngoài ra, hội chứng tăng tiết mồ hôi cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng này.

Theo nghiên cứu tại Học viện Da liễu Hoa Kỳ, người mắc bệnh tăng huyết áp thường ra nhiều mồ hôi hơn ở đầu, nách, tay, chân và thậm chí khu vực sinh dục so với người khác. Do đó, đừng ngại ngần đến gặp các chuyên gia y khoa nếu bạn nhận thấy việc ra mồ hôi gây cảm giác khó chịu hoặc ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày. 

Phương pháp ngăn ngừa mồ hôi và mùi vùng kín

Đây là hiện tượng bình thường nếu bạn đổ mồ hôi lúc tập thể dục hoặc ở trong môi trường có nhiệt độ cao...

Biện pháp tránh đổ mồ hôi vùng kín

Bác sĩ có thể thường xuyên tiêm Botox vào vùng háng để kiểm soát tình trạng này. Tuy nghe có vẻ đáng sợ, biện pháp này lại an toàn và vô cùng hiệu quả. Botox rất nổi tiếng với công dụng xóa tan nếp nhăn và cũng được dùng dưới dạng thuốc tiêm nhằm ngăn ngừa tình trạng mồ hôi quá mức. Chúng có khả năng ức chế tuyến mồ hôi trong thời gian khá dài. Thông thường, bạn sẽ phải tiêm Botox hai lần một năm, mỗi lần cách nhau 6 tháng.

Các biện pháp khắc phục tình trạng tăng tiết mồ hôi được nhiều người ưa chuộng là phương pháp điện chuyển ion và công nghệ iontophoresis lại không phù hợp với vùng kín. Cả hai quy trình này đều có khả năng tác động sâu tới lớp mô dưới da bằng dòng điện hoặc năng lượng nhiệt. Chúng chỉ phù hợp với vùng nách hoặc tay và chân do khu vực này không có gì khác ngoài tuyến mồ hôi. Trong khi đó, vùng kín là nơi sở hữu cấu trúc phức tạp và dễ chịu ảnh hưởng tiêu cực nếu áp dụng biện pháp trên.

Why Are Women Going Commando at the Gym?

Biện pháp nào nhắm tránh đổ mồ hôi vùng kín?

Sử dụng chất chống mồ hôi cũng là lựa chọn của nhiều chị em nhằm ngăn ngừa ra mồ hôi vùng kín. Trong khi chất khử mùi chỉ có tác dụng che giấu mùi mồ hôi, chất này có khả năng ức chế tuyến mồ hôi khá hiệu quả. Tuy nhiên, bác sĩ Adigun khuyến cáo, phương pháp này không phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là người sở hữu làn da nhạy cảm. Đôi khi, chất chống mồ hôi có thể gây khó chịu và kích ứng vùng kín.

Một trong những biện pháp ngăn ngừa ra mồ hôi vùng kín đơn giản và hiệu quả nhất là sử dụng đồ lót thoáng khí. Alyssa Dweck, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ phụ khoa tại Westchester, New York cho biết, cotton là sự lựa chọn tuyệt vời do chất liệu này dễ thấm hút mồ hôi. Đồng thời, hãy duy trì thói quen thay quần áo ướt mồ hôi càng sớm càng tốt sau khi bạn tập luyện nhằm tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Trong trường hợp quá khó chịu, mọi người có thể cân nhắc cắt tỉa hoặc tẩy lông để giảm ra mồ hôi. Trước khi thực hiện, hãy lưu ý kỹ vì vùng da trên âm hộ rất nhạy cảm và dễ bị thâm. Liplop hy vọng rằng qua những chia sẻ vừa rồi các bạn đều nhận được những kiến thức căn bản để có thể khắc phục mồ hôi vùng kín để luôn có một cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Thân ái!


 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.