Giỏ hàng

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHỨNG BỆNH TĂNG TIẾT MỒ HÔI

Trong chuyên mục ngày hôm nay, LIPLOP sẽ tiếp tục giải đáp thắc mắc về cơ thể tuyệt của chúng ta với tựa đề ngày hôm nay chính là: Dấu hiệu nhận biết tăng tiết mồ hôi là gì? Câu trả lời sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết sau đây, hãy cùng chú ý đón xem nhé!

Dấu hiệu - Triệu chứng của bệnh tăng tiết mồ hôi

Nếu bạn bị bệnh tăng tiết mồ hôi, bạn có thể sẽ thấy quần áo của mình luôn trong tình trạng ướt đẫm do mồ hôi. Với những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng tiết mồ hôi, bên cạnh việc gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, thì còn có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng và xấu hổ với mọi người xung quanh.

Đa số chúng ta đổ mồ hôi khi đang luyện tập thể dục hay làm việc gắng sức, ở trong một môi trường nóng bức, hoặc đang trong tình trạng lo âu và căng thẳng. Tuy nhiên, bệnh tăng tiết mồ hôi sẽ khiến cho cơ thể bạn sản xuất ra một lượng mồ hôi nhiều hơn cả thế.

Tăng tiết mồ hôi

Tăng tiết mồ hôi thường xảy ra ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng da dưới cánh tay hoặc trên mặt, với tần suất khoảng một cơn trên một tuần, trong lúc bạn đang thức giấc. Sự đổ mồ hôi quá mức đó sẽ thường xuất hiện ở cả hai bên của cơ thể.

Nguyên nhân gây ra bệnh tăng tiết mồ hôi

Đổ mồ hôi là cơ chế sinh lý nhằm điều hòa nhiệt độ cho cơ thể. Hệ thần kinh tự chủ sẽ tự động kích hoạt các tuyến tiết mồ hôi khi thân nhiệt tăng. Đổ mồ hôi tay cũng thường xuất hiện, nhất là khi bạn đang căng thẳng, lo lắng.

Dạng tăng tiết mồ hôi thường gặp là tăng tiết mồ hôi nguyên phát. Trong dạng này, các dây thần kinh chi phối hoạt động chế tiết mồ hôi hoạt động quá mức, hể cả khi chúng không được kích thích bởi các hoạt động thể chất hay sự tăng thân nhiệt. Khi bạn quá áp lực hay căng thẳng, bệnh có thể tiến triển nặng hơn. Dạng bệnh này thường được phát hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và đôi lúc có thể xuất hiện ở trên khuôn mặt.

Tăng tiết mồ hôi nguyên phát là dạng bệnh không tìm ra được nguyên nhân. Di truyền có thể là một trong những yếu tố sinh bệnh, vì đôi khi nhiều thành viên trong gia đình có thể cùng mắc phải.

Tăng tiết mồ hôi thứ phát xảy ra khi hiện tượng tăng tiết xảy ra do một căn bệnh khác đang mắc phải. Loại này ít gặp hơn dạng tăng tiết mồ hôi nguyên phát. Triệu chứng đổ mồ hôi toàn thân thường được ghi nhận. Những nguyên nhân có thể dẫn đến tăng tiết mồ hôi thứ phát bao gồm:

  • Đái tháo đường

  • Xung nhiệt đột ngột trong giai đoạn mãn kinh

  • Bệnh lý tuyến giáp

  • Hạ đường huyết

  • Một số loại ung thư

  • Cơn đau thắt ngực

  • Bệnh lý hệ thần kinh

  • Nhiễm trùng

Một số loại thuốc cũng có thể gây tăng tiết mồ hôi thứ phát, đồng thời sự cai thuốc dạng opioid cũng có thể gây nên bệnh cảnh tương tự.

Biến chứng của bệnh tăng tiết mồ hôi

Biến chứng của tình trạng tăng tiết mồ hôi quá mức bao gồm:

- Nhiễm trùng: Nhưng người đổ quá nhiều mồ hôi sẽ có nguy cơ cao hơn mắc phải nhiễm trùng thứ phát

- Ảnh hưởng về mặt tâm lý và xã hội: Việc có một đôi bàn tay bạn luôn trong trạng thái ẩm ướt, đồng thời phục trang luôn ướt đẫm mồ hôi có thể sẽ khiến bạn cảm thấy khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Tình trạng này có thể sẽ để lại ảnh hưởng không tốt cho con đường học vấn cũng như việc làm của bạn.

Đổ mồ hôi nhiều gây ra cảm giác mặc cảm, tự ti

Và nội dung chương trình ngày hôm nay đến đây là kết thúc mọi ý kiến thắc mắc xin gửi về ban biên tập của chương trình qua địa chỉ ở phần mô ta hoặc để lại bình luận ở bên dưới nhé. Liplop luôn sẵn sàng giải các đáp thắc mắc cho bạn. Đừng quên bấm đăng kí để theo dõi những khám phá tuyệt vời về cơ thể của chúng ta nhé. Còn bây giờ xin chào tất cả các bạn thân yêu của tôi hẹn gặp lại các bạn ở chương trình lần sau nhé.

 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.