Giỏ hàng

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐỔ MỒ HÔI VÙNG KÍN

Nghe thì có vẻ khá xấu hổ, thậm chí là "thô", nhưng đổ mồ hôi vùng kín lại là điều bình thường bởi bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Vậy, bạn phải làm thế nào để điều trị vấn đề này? Làm sao để bản thân cảm thấy thoải mái hơn, hay ít nhất không còn tự ti vì vùn kín của mình ra nhiều mồ hôi nữa? Tham khảo ngay bài viết của Liplop ngay sau đây nhé!

Đổ mồ hôi vùng kín do đâu?

Mặc dù quần lót của bạn có thể ẩm ướt gây nên sự khó chịu khi bị ra mồ hôi vùng kín nhưng việc mồ hôi là một chức năng cơ thể cần thiết. Đổ mồ hôi chính là cách để cơ thể làm mát cho chính mình, giúp bạn không quá nóng. Cơ chế này tự động hoạt động khi nhiệt độ cơ thể của bạn tăng quá mức hoặc khi bạn đang có một phản ứng sinh lý như căng thẳng, lo lắng, sợ hãi….

Bạn có thể đổ mồ hôi ở bất cứ nơi nào bạn có tuyến mồ hôi, bao gồm cả vùng kín. Tuy nhiên, nhiều khả năng bạn sẽ đổ mồ hôi ở những vùng kín có lông, như môi âm hộ (môi ngoài nơi có lông mọc) và phần mu (trên âm vật).

Cơ thể bạn có hai loại tuyến mồ hôi khác nhau. Trong đó, tuyến ngoại tiết trải dài hầu hết cơ thể. Các tuyến nội tiết phát triển đặc biệt ở những nơi bạn có nhiều lông, như da đầu, nách và vùng bẹn. Điều này là do chúng được kết nối với các nang lông của bạn.

Đổ mồ hôi vùng kín do tuyến nội tiết Apocrine gây nên

Các tuyến mồ hôi này không chỉ khác nhau về vị trí mà còn tiết ra loại mồ hôi khác nhau. Tuyến ngoại tiết Eccrine  tiết ra mồ hôi với thành phần chủ yếu là nước và không có mùi. Còn tuyến nội tiết Apocrine lại tiết ra loại mồ hôi có màu trắng đục, có mùi nặng khi kết hợp với vi khuẩn. 

Một số yếu tố lối sống có thể khiến bạn dễ bị đổ mồ hôi vùng kín. Ví dụ: Mặc đồ lót làm bằng vải tổng hợp: Việc này sẽ khiến hơi ẩm bị giữ lại nhiều hơn so với việc bạn mặc đồ thoáng khí như cotton, các loại vải thoáng mát. Tập luyện thể dục cường độ cao, đi bộ nhiều và nhanh cũng có thể gây ra mồ hôi ở vùng kín và vùng bẹn.

Lông mu cũng có thể góp phần khiến tình trạng này nặng hơn và mồ hôi có mùi vì lông khiến mồ hôi khó thoát ra khỏi da. Tuy nhiên, bạn đừng nghĩ nếu loại bỏ hoàn toàn lông mu thì âm hộ của bạn không đổ mồ hôi nữa bởi nó không phải nguyên nhân chính.

Thực ra, có một lý do cơ bản đằng sau vấn đề mồ hôi vùng kín đổ quá nhiều, khoa học gọi là chứng hyperhidrosis tức là tăng tiết mồ hôi. Điều này có nghĩa là vùng kín của bạn đổ mồ hôi nhiều, liên tục, hơn mức bình thường, cả khi không hoạt động hay mặc đồ lót thoáng khí, ở trong môi trường bình thường không nóng bức. 

Không thể biết 100% lý do tại sao một số người lại mắc chứng hyperhidrosis. Nhưng theo các chuyên gia nghiên cứu cho biết, đó là một phản ứng quá mức có thể xảy ra từ các dây thần kinh giao cảm giúp cơ thể bạn tiết mồ hôi. Một số yếu tố về bệnh lý như: bệnh tiểu đường, tim mạch, tuyến giáp cũng có thể gây ra mồ hôi quá nhiều.

Để biết bạn có mắc chứng hyperhidrosis khá dễ dàng. Với những người bị hyperhidrosis, ngoài đổ mồ hôi vùng kín, có nhiều khả năng họ còn đổ mồ hôi từ lòng bàn tay, bàn chân, nách và đầu và mồ hôi tiết ra quá nhiều làm gián đoạn lối sống thường nhật của bạn. 

Cách điều trị đổ mồ hôi vùng kín

Trước khi can thiệp vấn đề với chất chống mồ hội, thuốc hay các biện pháp phẫu thuật, bạn nên thử thay đổi lối sống như mặc đồ lót thoáng khí và cắt tỉa lông mu (nếu bạn muốn) và sử dụng tinh bột ngô để hút ẩm vùng kín nhiều mồ hôi. 

Có thể sử dụng tinh bột ngô để hạn chế đổ mồ hôi vùng kín

Tuy nhiên, nếu mồ hôi vùng kín của bạn ra quá nhiều, mất kiểm soát, thường làm ướt quần của bạn thì bạn nên tới gặp bác sĩ để được khám xem mình có bị bệnh lý gì không hay có bị chứng tăng tiết mồ hôi - hyperhidrosis không.

Bạn có thể cảm thấy xấu hổ khi trình bày vấn đề này với bác sĩ nhưng hãy cố gắng đừng như vậy. Họ là những người hiểu biết toàn bộ các bộ phận trong cơ thể con người và đã gặp nhiều trường hợp như bạn nên họ có thể giúp bạn rất nhiều. 

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng thuốc kháng cholinergic giúp giảm tiết mồ hôi. Hoặc cho bạn thuốc bôi theo đơn. Nếu bạn bị chứng hyperhidrosis, có thể bác sĩ sẽ gợi ý cho bạn sử dụng phương pháp điện di ion thông qua thiết bị Iontophoresis để điều trị ở bệnh viện hoặc tại nhà. Phương pháp này đã được sử dụng trên thế giới từ những năm 1940 và chữa được bệnh tăng tiết mồ hôi cho rất nhiều người.

Hiện nay, ở Việt Nam đã sản xuất được thiết bị này với tên gọi Máy trị mồ hôi Liplop bằng phương pháp iontophoresis và đã được y khoa trên thế giới đánh giá rất cao vì đem lại hiệu quả rõ rệt. Các bạn cũng có thể tham khảo và lựa chọn vì hiệu quả bất ngờ mà sản phẩm đem lại. Chúc các bạn thành công!

 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.