Giỏ hàng

MỒ HÔI NHIỀU KHI MANG THAI - PHẢI LÀM SAO?

Chào mừng các bạn đã quay trở lại với chuyên mục sức khỏe mỗi ngày được phát sóng hằng ngày trên trang liplop.vn. Rất vui khi chúng tôi tiếp tục được chia sẻ cho các bạn những kiến thức bổ ích về mồ hôi trên cơ thể. 

Các bạn thân mến, mồ hôi có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ hoàn cảnh cũng như độ tuổi nào. Và một trường hợp đặc biệt cũng có thể bị đổ mồ hôi quá mức, đó chính là phụ nữ có thai. Sau khi mang thai, nhiều phụ nữ thường xuyên gặp tình trạng “ướt đẫm” mồ hôi ngay cả khi họ ngồi trong phòng có điều hòa hay thậm chí còn xuất hiện nhiều cơn “bốc hỏa” khiến họ cảm thấy giống như mình đang trải qua thời kỳ tiền mãn kinh. Vậy làm thế nào để hạn chế tác động của việc mồ hôi tiết quá mức khi mang thai? Tiếp tục theo dõi để biết câu trả lời nhé.

Nguyên nhân tăng tiết mồ hôi ở phụ nữ có thai.

Khi mang thai, quá  trình trao đổi chất tăng lên làm tăng lưu lượng máu, đồng thời nội tiết tố thay đổi gây xáo trộn chức năng của vùng dưới đồi (khu vực của não bộ điều hòa thân nhiệt), làm bạn cảm thấy nóng ngay cả khi khi bạn đang ở một nơi thoáng mát. Điều đó khiến cơ thể tiết mồ hôi nhiều. 

Tiết mồ hôi quá mức thường xảy ra trong giai đoạn 3 tháng đầu, 3 tháng cuối hoặc sau khi sinh, bởi vì đây là những giai đoạn hormone của phụ nữ có nhiều biết động nhất, tuy nhiên tình trạng này sẽ tự động giảm đi sau một thời gian cơ thể tự điều chỉnh. 

10 Dấu Hiệu Nhận Biết Có Thai Sớm Nhất - HUGGIES® Việt Nam

Đổ mồ hôi quá mức thường xảy ra trong 3 tháng đầu và cuối hoặc sau khi sinh

Nên làm gì khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi khi mang thai?

Một số cách sau đây sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và hạn chế việc mồ hôi tiết quá nhiều.

– Uống nước nhiều hơn: Bạn đổ mổ hôi nhiều do vậy bạn mất nhiều nước và khoáng chất. Bạn nên mang theo một chai nước bên mình và uống nước thường xuyên, không nên đợi cho tới khi khát hay có cảm giác khô miệng. Bạn cũng có thể uống các loại nước trái cây, rau quả, các loại nước bổ sung vitamin.

Uống nước đúng cách để có làn da đẹp

Uống nước nhiều hơn

– Tránh ánh nắng mặt trời, nên ở trong những nơi mát mẻ. 

– Tránh làm việc, hay thực hiện các hoạt động thể chất vào những thời điểm có nhiệt độ cao trong ngày

– Mặc quần áo với nhiều lớp mỏng để bạn có thể dễ dàng cởi ra hay mặc vào.

– Nằm ngủ lên một chiếc khăn, nó sẽ giúp bạn thấm mồ hôi dư thừa trong khi bạn đang say giấc.

– Tránh sử dụng các đồ uống và thức ăn cay nóng, bởi vì những thực phẩm này sẽ kích thích bạn tiết mồ hôi nhiều hơn.

– Khi ra ngoài, bạn nên mang theo bên mình một chiếc quạt cầm tay. Bạn sẽ rất cần đến nó để làm mát cơ thể và làm bay hơi mồ hôi.

Quạt cầm tay phun sương kháng khuẩn Calibra

Mang theo bên mình một chiếc quạt cầm tay

– Có thể sử dụng một ít phấn rôm để hấp thụ mồ hôi quá mức và tránh phát ban.

– Kết hợp sử dụng phương pháp ionotophorese bằng máy liplop để điều trị mồ hôi mang lại hiệu quả trên 97% mà không để lại biến chứng hay tác dụng phụ.

Các bạn thân mến, mồ hôi tiết quá mức khi mang thai thường không phải là biểu hiện của bệnh lý, vì vậy bạn không nên quá lo lắng. Tuy nhiên nếu mồ hôi tiết quá nhiều làm bạn khó chịu hoặc có kèm theo các triệu chứng khác như sốt, nhịp tim nhanh hay bất kỳ triệu chứng nào khác thì bạn nên đi khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình nhé. Hãy chú ý đến những điều nhỏ nhất để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. 

Còn bây giờ xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong các chuyên mục lần sau. Thân ái!


 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.