Giỏ hàng

CẮT HẠCH GIAO CẢM CÓ KHỎI BỆNH MỒ HÔI TAY, CHÂN KHÔNG?❤️✔️

Hiện nay, phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm (ETS) là biện pháp được rất nhiều người lựa chọn trong các cách trị mồ hôi tay, chân bởi họ hy vọng rằng, đó chính là cách nhanh nhất có thể ngăn được mồ hôi, thoát khỏi những khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy phương pháp này có đáng thực sự lưu tâm và hiệu quả của nó đứng như quảng cáo hay không? Ngay bây giờ liplop sẽ chia sẻ cho các bạn.

Cắt hạch thần kinh giao cảm là gì?

Cắt hạch thần kinh giao cảm là một biện pháp làm phá hủy các hạch giao cảm nằm ở hai bên đốt sống ngực của cơ thể, chúng là nơi trung gian tiếp nhận thông tin từ hệ thống thần kinh thực vật và chỉ huy hoạt động của các tuyến ngoại tiết, trong đó có tuyến mồ hôi trải khắp bề mặt cơ thể. Khi hệ thần kinh thực vật bị rối loạn (cường giao cảm) sẽ kích hoạt các tuyến mồ hôi liên tục khiến cơ thể luôn trong tình trạng vã mồ hôi, lòng bàn chân, bàn tay luôn ướt đẫm. Việc cắt hạch có thể làm gián đoạn quá trình dẫn truyền tín hiệu thần kinh, làm giảm mồ hôi chủ yếu ở lòng bàn tay, nách và chân. 

Theo các thống kê mới đây nhất của các bệnh viện trên cả nước thì liệu pháp này có hiệu quả đến trên 85%. Rất nhiều người tìm lại niềm vui qua liệu pháp này. Họ có được sự tự tin và thành công nhờ phẫu thuật cắt hạch giao cảm. 

Và câu trả lời cho tựa đề ngày hôm nay là cắt hạch giao cảm có khỏi bệnh mồ hôi tay chân. Tuy nhiên điều mà nhiều người không thể ngờ tới, đó chính là những biến chứng có thể xuất hiện sau khi cắt hạch, đặc biệt là tình trạng đổ mồ hôi bù trừ, nó còn tồi tệ hơn rất nhiều lần so với trước khi áp dụng phương pháp này.

Cắt hạch thần kinh giao cảm là một biện pháp làm phá hủy các hạch giao cảm nằm ở hai bên đốt sống ngực của cơ thể

Xem thêm:

Biến chứng thường gặp sau cắt hạch thần kinh giao cảm

- Mất khả năng điều tiết mồ hôi ở phần thân trên

Khô đến mức không còn một chút mồ hôi nào cũng không phải là điều tốt. Trước khi đưa ra quyết định phẫu thuật cắt hạch giao cảm, bạn nên cân nhắc đến sự bất tiện mà nó gây ra. Cơ thể mất đi khả năng điều nhiệt làm mát mỗi khi gặp thời tiết nắng nóng, vận động mạnh, chơi thể thao, trong khi đó, toàn bộ vùng thân trên bắt đầu từ ngực trở lên, đặc biệt là vùng da đầu, mặt, bàn tay trở nên khô ráp, xù xì, bong da...

- Tăng tiết mồ hôi bù trừ tại nhiều vị trí trên cơ thể

Theo ước tính, có khoảng 40 – 60% số người sau cắt hạch giao cảm gặp phải biến chứng này, tuy nhiên con số thực tế vẫn đang không ngừng gia tăng. Nhiều người bị ra mồ hôi nhiều ở mặt hay đổ mồ hôi toàn thân không phải ngay sau phẫu thuật mà sẽ xuất hiện sau khoảng một hoặc hai năm, nhất là với những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật vào mùa đông. Sở dĩ xảy ra điều này vì lòng bàn tay và lòng bàn chân là nơi tập trung nhiều tuyến mồ hôi nhất trên cơ thể. Nếu ngăn mồ hôi tiết ra ở những vị trí này, bắt buộc cơ thể phải tiết bù trừ ở những bộ phận khác như ngực, lưng, chân để duy trì nhiệm vụ điều hòa nhiệt độ cơ thể. Mặc dù kỹ thuật phẫu thuật không ngừng cải tiến nhưng biến chứng này hầu như vẫn chưa có hướng giải quyết.

Chứng ra mồ hôi tay là bệnh di truyền - Yte123.com

Một trong những tác dụng phụ của cắt hạch thần kinh giao cảm là có thể gây ra tăng tiết mồ hôi bù trừ

- Đổ mồ hôi chân ngày càng nhiều hơn trước

Hầu hết mọi người bị ra nhiều mồ hôi lòng bàn tay cũng đều gặp phải tình trạng này ở lòng bàn chân. Bác sĩ phẫu thuật thường nói rằng mồ hôi chân sẽ giảm 50- 95% sau khi thực hiện cắt hạch giao cảm, tiện một công đôi việc. Tuy nhiên, thực tế lại có thể ngược lại. Mồ hôi chân có khả năng tiết ra nhiều hơn so với trước phẫu thuật. Khi các hạch giao cảm ngực bị phá hủy, mọi hoạt động sẽ được dồn đến chuỗi giao cảm ở thắt lưng khiến cho lòng bàn chân của bạn trở nên ướt đẫm. Nếu tiếp tục cắt hạch ở vị trí này để trị mồ hôi chân sẽ rất nguy hiểm, có thể gây xuất tinh ngược ở nam giới hay tiểu không tự chủ ở nữ giới, vì vậy rất hiếm khi áp dụng.

- Mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay tái phát và bàn tay trở nên lạnh buốt

Sau phẫu thuật khoảng trên 1 năm, có khoảng 5% số trường hợp bị ra mồ hôi tay tái phát một cách bất thường, tay trái có thể vẫn khô ráo nhưng tay phải lại ra rất nhiều mồ hôi. Ngoài ra, bàn tay sẽ luôn bị lạnh buốt dù trời mùa đông hay mùa hè, nhất là khi căng thẳng gây khó chịu và mất ngủ vào ban đêm, đây cũng chính là lí do vì sao cắt hạch giao cảm không được thực hiện với những người bị hội chứng Raynaud, một căn bệnh khiến các mạch máu ở đầu ngón tay, ngón chân co thắt lại gây tím tái khi tiếp xúc với môi trường lạnh.

- Giảm nhịp tim

Khoảng 1/10 đến 1/2 số bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cắt hạch giao cảm gặp phải biến chứng này. Thông thường, hệ thần kinh thực vật có nhiệm vụ điều hòa nhịp tim, nhịp thở thông qua nhánh giao cảm và phó giao cảm. Trong đó, hệ giao cảm kích thích làm tăng nhịp tim khi hồi hộp, căng thẳng sợ hãi, ngược lại, hệ thần kinh đối giao cảm sẽ khiến tim đập chậm lại. Bởi vậy, hậu quả sau phẫu thuật phá hủy hạch giao cảm là làm rối loạn quá trình hoạt động của tim, gây chậm nhịp dẫn đến khó thở, mệt mỏi và nguy hiểm tới sức khỏe nếu giảm xuống dưới 50 nhịp/phút. 

- Hội chứng Horner (sụp mí mắt) và tăng tiết mồ hôi vị giác

Đổ mồ hôi vị giác biểu hiện bằng việc ra nhiều mồ hôi vùng mặt khi ăn hoặc chỉ cần ngửi mùi thức ăn nhiều gia vị, mồ hôi mặt đã chảy ra đầm đìa. Biến chứng này xuất hiện ở 10- 20% bệnh nhân. Hội chứng Horner hiếm khi xuất hiện, chỉ khi bác sĩ phẫu thuật tác động đến hạch thần kinh số 1 và có thể khắc phục được thông qua phẫu thuật thẩm mỹ.

- Một số tác dụng phụ khác

Một số tác dụng phụ khác có thể xảy ra trong phẫu thuật bạn cũng cần biết đến chẳng hạn như – mặc dù khá hiếm. Một số tác dụng phụ khác cũng được cho là do ETS như nhạy cảm với ánh sáng, chóng mặt, thay đổi huyết áp, khô da đầu, rụng tóc…

Giải pháp nào có thể khỏi bệnh mồ hôi tay, chân không phẫu thuật không biến chứng?

Nếu là tổn thương thực thể thì phẫu thuật có thể được lựa chọn để giải quyết tình trạng bệnh nguy kịch, nhưng với sự rối loạn hoạt động chức năng của các cơ quan thì e rằng rất khó để tác động được. Bởi vậy, các nhà khoa học vẫn luôn mong muốn tìm kiếm ra những giải pháp không chỉ an toàn mà còn giúp thiết lập lại chức năng của hệ thần kinh thực vật hiệu quả. Khi đó, họ nhận thấy rằng Phương pháp Ionophorese bằng máy LIPLOP là cách chữa trị bệnh ra mồ hôi trên cơ thể an toàn được Y khoa trên Thế giới công nhận và khuyên dùng vì đem lại hiệu quả cao trên 97%.

Đây là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay có hiệu quả và an toàn, không có tác dụng phụ, rủi ro cho sức khỏe được giới Y khoa trên thế giới đặc biệt là các bệnh viện Châu Âu sử dụng cho bệnh nhân mắc chứng bệnh tăng tiết mồ hôi

Phương pháp Ionophorese bằng máy LIPLOP là cách chữa trị bệnh ra mồ hôi trên cơ thể được Y khoa công nhận và khuyên dùng

Phương pháp điện di ion chữa mồ hôi tay chân dùng để chữa trị mồ hôi được áp dụng tại Bệnh viện Việt Pháp và Bệnh viện Da liễu TPHCM. Cách sử dụng rất đơn giản chỉ ngâm chân, tay vào trong một dung dịch nước, nơi có dòng điện một chiều chạy qua. Dòng điện an toàn với cơ thể con người với cường độ 10 mA sẽ làm co các tuyến mồ hôi, khiến chúng tiết ra ít hơn.

 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.