Giỏ hàng

MỒ HÔI DẦU VÀ NỖI SỢ KHI LÀN DA BÓNG NHẪY❤️✔️

Khuôn mặt của người bị mồ hôi dầu luôn bóng nhẫy, người có mùi hôi đặc trưng do vi khuẩn sinh sôi phát triển trên da. Người có nhiều mồ hôi nói chung và mồ hôi dầu nói riêng thường kém tự tin trong giao tiếp. Nếu không xử lý tốt, đôi khi chính họ lại trở thành nạn nhân bị mọi người xung quanh kì thị vì mùi cơ thể của mình.
Trên da người, ngoài tuyến mồ hôi có vai trò điều hòa thân nhiệt thì còn có các tuyến bã nhờn làm nhiệm vụ giữ ẩm và bảo vệ cho da trong mọi điều kiện khắc nghiệt của môi trường sống. Tuy nhiên, nếu tuyến bã nhờn này hoạt động quá mức thì nó lại trở thành gánh nặng tâm lý cực lớn với người bệnh, đồng thời, cũng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của người bệnh không được tốt.


Nguyên nhân gây mồ hôi dầu


Có nhiều nguyên nhân gây mồ hôi dầu nhưng các nhà khoa học đã đưa ra 7 nhóm nguyên nhân chính bao gồm:
– Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh mồ hôi dầu, bạn cùng các thành viên khác cũng có nguy cơ mắc tình trạng này.
– Stress: Bạn bị stress kéo dài khiến cơ thể sản xuất nhiều mồ hôi dầu hơn.
– Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc tránh thai và liệu pháp hormon thay thế HRT có thể khiến phụ nữ dễ bị đổ mồ hôi toàn thân.
– Dùng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: Nếu bạn dùng các sản phẩm sạch nhờn không phù hợp với loại da sẽ khiến cơ thể phản ứng lại bằng cách sản xuất nhiều dầu hơn để bù đắp.
– Thay đổi mùa: Mùa hè là thời điểm cơ thể tăng tiết bã nhờn để bảo vệ da không bị khô khi thời tiết nóng quá.
– Lạm dụng mỹ phẩm: Lạm dụng sữa rửa mặt (nhiều hơn 2 lần mỗi ngày), dùng quá nhiều kem tẩy da chết, chà sát lên da quá mạnh… cũng kích thích tăng tiết dầu trên da
– Thay đổi hormone: Ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mang thai; nồng độ hormone thay đổi cũng là nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi dầu.
– Phơi nắng quá lâu: Tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời cũng kích thích cơ thể tăng tiết bã nhờn nhằm bảo vệ da.


Cách điều trị mồ hôi dầu hiệu quả


Phương pháp điều trị mồ hôi dầu phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Chẳng hạn nếu mồ hôi dầu là do tác dụng phụ của thuốc, do stress hoặc do các liệu pháp chăm sóc da không phù hợp… bạn chỉ cần khắc phục những nguyên nhân này.

Hạn chế mồ hôi dầu như thế nào?

Mồ hôi dầu - Nỗi ám ảnh của nhiều người bị đổ mồ hôi


Xem thêm:

1 - Dùng kem dưỡng ẩm
Để hạn chế mồ hôi dầu, người bệnh có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm không dầu, gốc nước. Các loại dung dịch gel thân nước như axit glycolic hoặc salicylic có trong một số loại sữa rửa mặt, dầu tắm có thể làm giảm mùi hôi cơ thể một cách hiệu quả. Với những loại kem này, bạn không nên lạm dụng để tránh gây phản tác dụng.
2 - Thay đổi chế độ ăn uống
Bạn nên hạn chế ăn nhiều đồ cay nóng như hành, tỏi, tiêu, ớt, mù tạt… những đồ chiên rán nhiều dầu mỡ cũng khiến da bạn tăng tiết mồ hôi và bã nhờn. Các loại đồ uống chứa nhiều caffeine như cà phê, trà, coca,… nên được thay thế bằng các loại nước ép hoa quả. Hạn chế ăn đường và giảm cân nếu bạn đang thừa cân, béo phì.
3 - Giảm mồ hôi dầu bằng thảo dược tự nhiên
Nếu mồ hôi dầu ra nhiều ở mặt, bạn có thể áp dụng phương pháp đắp mặt nạ bằng dưa chuột, sữa chua bạc hà, cà chua, nước cốt chanh, lòng trắng trứng trộn bã cà phê… Các loại mặt nạ này chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên giúp làm sạch dầu trên da và se khít lỗ chân lông.

Thảo dược lên ngôi

Thảo dược dùng làm mặt nạ trị mồ hôi dầu


4 - Điều trị bằng điện di ion
Phương pháp Ionophorese bằng máy LIPLOP là cách chữa trị bệnh ra mồ hôi trên cơ thể an toàn được Y khoa trên Thế giới công nhận và khuyên dùng vì đem lại hiệu quả cao trên 97%, đặc biệt là các bệnh viện Châu Âu sử dụng cho bệnh nhân mắc chứng bệnh tăng tiết mồ hôi
Phương pháp Ionophorese dùng để chữa trị mồ hôi được áp dụng tại Bệnh viện Việt Pháp và Bệnh viện Da liễu TPHCM. Cách sử dụng rất đơn giản, chỉ ngâm bộ phận muốn điều trị vào trong một dung dịch nước, nơi có dòng điện một chiều chạy qua. Dòng điện an toàn với cơ thể con người với cường độ 10 mA sẽ làm co các tuyến mồ hôi, khiến chúng tiết ra ít hơn. Khi sử dụng người dùng chỉ thấy hơi tê tê ở cánh tay hoặc chân, chứ không có tác dụng phụ nào.

Phương pháp Ionophorese được tích hợp trong máy LIPLOP

Hãy chọn lựa cho mình một phương pháp tối ưu nhất, mang lại hiệu quả cao nhất và đặc biệt không mang lại những không quả không mong muốn nhé. Mọi thắc mắc xin liên hệ với ban biên tập chương trình ở phần bình luận dưới đây. Nhớ bấm đăng ký để theo dõi chương trình nha. Còn bây giờ liplop xin chào và hẹn gặp lại.  
 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.