Giỏ hàng

ĐỔ MỒ HÔI ĐẦU Ở TRẺ EM❤️✔️

Tình trạng ra mồ hôi ở trẻ là vấn đề cực kỳ phổ biến, đặc biệt là đổ mồ hôi đầu. Khi bé vui chơi hay thậm chí là đi ngủ mồ hôi đầu vẫn xuất hiện. Hầu hết, tình trạng mồ hôi tiết ra nhiều ở trẻ là điều vô cùng bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, việc tìm hiểu cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em là điều vô cùng cần thiết. Đọc bài viết dưới đây để tham khảo thêm thông tin về căn bệnh này.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi đầu ở trẻ

Theo y học thì việc đổ mồ hôi có tác dụng làm mát cơ thể cho chúng ta. Ở trẻ em việc đổ mồ hôi vào buổi sáng hoặc tối do nhiều yếu tố bên ngoài như thời tiết, quần áo, không gian phòng ngủ chật chội,… Tình trạng đổ mồ hôi đầu ở đầu có biểu hiện giảm hay biến mất hoàn toàn chỉ khi trẻ có khả năng tự thay đổi thân nhiệt. Chúng nhờ vào sự liên kết với hệ thần kinh phó giao cảm cùng những cơ quan khác xây nên hệ thống cân bằng cho cơ thể.

Hiện tượng đổ mồ hôi đầu ở trẻ

Bài viết hay:

Hiện tượng đổ mồ hôi đầu ở trẻ là điều bình thường không có vấn đề nghiêm trọng. Và cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em hiệu quả nhất là phải nắm được nguyên nhân của tình trạng này. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:

Hệ thần kinh chưa đạt sự hoàn thiện

Xét về cấu tạo, hệ thần kinh của chúng ta khá phức tạp với nhiều tế bào và dây thần kinh. Chúng có vai trò đưa thông tin 2 chiều giữa não và tủy sống đến những bộ phận khác trong cơ thể. Thêm vào đó, chúng còn có khả năng kiểm soát thân nhiệt cho cơ thể. Đối với trẻ em, hệ thần kinh chưa đạt sự hoàn thiện và phát triển toàn diện nên không thể tự điều chỉnh thân nhiệt giống người lớn. Từ đó dẫn đến tình trạng đầu trẻ bị ra mồ hôi nhiều.

Trẻ mắc vấn đề về tim

Khi trẻ vừa bị đổ mồ hôi đầu khi ngủ vừa bị đổ mồ hôi trong các hoạt động thường gặp chứng tỏ trẻ đang gặp vấn đề liên quan đến tim và có thể là bệnh tim bẩm sinh. Việc đổ mồ hôi là do tim phải hoạt động nhiều hơn để thực hiện vai trò bơm máu của mình. 

Vị trí của tuyến mồ hôi

Ở những người trưởng thành, tuyến mồ hôi không hạn chế bất cứ bộ phận nào của cơ thể. Với nhiều người tuyến mồ hôi ở nách sẽ hoạt động nhiều nhất. Nhưng trẻ em thì hoàn toàn ngược lại, các bé chưa có tuyến mồ hôi vùng nách. Khu vực tuyến mồ hôi hoạt động nhiều nhất ở ở đầu. Vì vậy nếu không gian của bé chật chội, bí bách sẽ khiến trẻ ra nhiều mồ hôi. Bố mẹ có thể tham khảo một số cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em để kiểm soát được tình trạng ra mồ hôi cho con.

Trẻ bị tăng tiết tuyến mồ hôi

Trong trường hợp trẻ được sinh hoạt trong không gian có nhiệt độ thích hợp, thông thoáng, mát mẻ vẫn bị đổ mồ hôi đầu nhiều bởi bé đã bị tăng tiết tuyến mồ hôi. Hiện tượng này có thể tự khỏi khi trẻ lớn lên hoặc bố mẹ có thể hướng dẫn con cách kiểm soát tình trạng đổ mồ hôi đế không gây tác động đến sinh hoạt thường ngày.

Đang được cho bú

Tình trạng khi đang bú trẻ ra nhiều mồ hôi đầu đã trở nên quen thuộc, thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ. Do khi cho con bú, các mẹ sẽ cố định phần đầu của con giữ 1 tư thế trong khoảng thời gian nhất định. Phần cánh tay của mẹ sẽ truyền liên tục hơi ấm cho bé và khiến bé ra nhiều mồ hôi đầu.

Nhiệt độ phòng quá cao

Không chỉ có trẻ sơ sinh mà người lớn khi sống trong căn phòng oi bức đều rất dễ đổ mồ hôi đầu. Thế nên, trẻ em vừa sinh ra không thể tự điều chỉnh nhiệt độ do vậy việc đổ mồ hôi do nhiệt độ cao là chuyện rất bình thường. Ngoài ra, có rất nhiều bà mẹ sợ con mình bị lạnh nên cho trẻ mặc nhiều quần áo, che chắn kĩ lưỡng và đắp chăn khiến trẻ ra nhiều mồ hôi và nổi mụn.

Nhiệt độ phòng cao cũng khiến bé đổ mồ hôi đầu

Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Đây cũng được xem là nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi đầu ở trẻ. Và tình trạng này thường gặp nhiều nhất ở những trẻ sanh non đi kèm tình trạng thở khò khè và da xanh. Tình trạng này khiến trẻ cảm thấy khó chịu và hay quấy khóc.

Trẻ bị còi xương

Với những bé bị còi xương, thì hiện tượng đổ mồ hôi đầu cũng xảy ra rất nhiều. Bố mẹ nên chú ý đưa trẻ đi khám nếu thấy nghi ngờ. 

Trẻ em bị đổ mồ hôi đầu có phải là tình trạng nguy hiểm?

Việc đổ nhiều mồ hôi đầu đã lấy đi một lượng nước và muối của cơ thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và hay quấy khóc. Môi trường ẩm ướt, thiếu thông thoáng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ sẽ gây ra thêm nhiều vấn đề khác như rôm sảy, mẩn ngứa hay viêm da…

Mồ hôi đầu nếu không được vệ sinh sạch sẽ sẽ gây ra thêm nhiều vấn đề khác

Đa số ở trẻ nhỏ việc đổ mồ hôi đầu là hiện tượng thường gặp không phải quá lo lắng. Mặc dù đây là hiện tượng khá phổ biến thế nhưng nếu trẻ đổ quá nhiều mồ hôi bất thường cũng không nên chủ quan. Tốt nhất hãy đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được kiểm tra nhằm xử lý kịp thời những vấn đề sức khỏe ngoài ý muốn.

Cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em

Thay đổi thói quen sống

Các mẹ cần phải từ bỏ thói quen ủ ấm cho trẻ quá mức. Mẹ cần chú ý đến độ tuổi và các đặc điểm sinh lý của trẻ để xác định điều kiện nhiệt độ phù hợp với trẻ hay không? Với những trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi, khi trẻ đi ngủ mẹ có mặc thêm quần, áo, mũ, gang tay thì trẻ có thể chịu được nhiệt độ dao động trong khoảng 28 – 29 độ C. Còn đối với các trẻ từ 1 – 5 tuổi thì nhiệt độ từ  26 đến 27 độ C là phù hợp cho các bé.

Lưu ý, nhiệt độ trong phòng không nên để chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ bên ngoài.

Giữ cho cơ thể trẻ luôn mát mẻ

Với các bé ngủ trong phòng điều hòa, mẹ cần phải mặc cho bé những bộ quần áo cho bé có chất liệu thông thoáng, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt như cotton. Không nên quấn khăn vào cổ cho trẻ mà mẹ nên dùng chăn mỏng để đắp cho các con. Khi phát hiện trẻ có các bệnh lý kèm theo, mẹ cần phải cho trẻ đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời.

Dinh dưỡng hợp lý

Ban ngày các mẹ nên cho bé sinh hoạt một chế độ lành mạnh như: giữ mát cơ thể cho trẻ, để các bé được chơi ở nơi thoáng mát, cho bé ăn đầy đủ các loại rau củ và vitamin.

Với các bé đã đủ tuổi ăn dặm trở lên, mẹ hãy thường xuyên cho bé ăn bột sắn dây hoặc một số thảo dược cũng sẽ giúp cho trẻ giữ được nhiệt độ cơ thể được mát về ban đêm, giúp hạn chế tình trạng ra mồ hôi khi ngủ.

Lưu ý, mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn có tính nóng như dầu mỡ, thịt bò, tôm, cua, cá biển… hoặc các loại trái cây gây nóng trong như mít, sầu riêng, xoài… Các thức ăn này có nhiều năng lượng nên sinh nhiệt nhiều trong quá trình chuyển hóa, vì vậy dễ làm cho cơ thể trẻ ra nhiều mồ hôi, có thể gây nóng dẫn đến ngứa hoặc thậm chí nổi mụn ngoài da.

Bổ sung vitamin D

Vitamin D là loại vitamin đặc biệt hơn so với các loại vitamin khác bởi vì nó không dễ dàng hấp thụ qua thức ăn. Chỉ có việc tận dụng ánh nắng mặt trời là cách bổ sung vitamin D được coi là hiệu quả và ít chi phí nhất dành cho trẻ.

Cha mẹ có thể cho trẻ tắm nắng mỗi buổi sáng. Thời gian tắm nắng hợp lý nhất là trước 10 giờ với thời gian nên tăng dần từ 10 đến 30 phút. Các mẹ nên để cho da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều càng tốt, tuyệt đối không được cho mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời.

Bổ sung vitamin D cho trẻ

Ngoài ra, với các bé bú mẹ hoàn toàn cần bổ sung vitamin D qua sử dụng thuốc đến khi bé chạy nhảy nhanh nhẹn mới nên dừng theo chỉ định của bác sĩ.

Một số lưu ý khi trị đổ mồ hôi đầu cho trẻ

- Vào mùa hè, mẹ hãy cho con ngủ ở khu vực rộng rãi, thoáng mát, tránh các khu vực ẩm thấp, chật hẹp sẽ khiến trẻ dễ ra mồ hôi và mắc một số bệnh.

- Không nên cho trẻ vui chơi trước giờ đi ngủ vào buổi tối, bởi vì ban đêm nhiệt độ phòng tăng lên, trẻ dễ ra mồ hôi hơn. Bên cạnh đó, không quấn quá nhiều chăn vào cơ thể khi trẻ đang ngủ.

- Trẻ ở giai đoạn này thường tinh nghịch, hoạt động nhiều nên mẹ cần bổ sung nước cho trẻ.

- Khi trẻ đang bị đổ mồ hôi mẹ tuyệt đối không được cho bé tắm ngay lúc đó. Điều mẹ cần làm là dùng khăn sạch thấm hút mồ hôi và cho bé nghỉ khoảng 10 phút rồi mới cho trẻ tắm.

Trên đây là nguyên nhân và cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em mà chúng tôi muốn gửi đến các mẹ. Nếu bé có biểu hiện đổ mồ hôi đầu và kèm theo các dấu hiệu như bị sốt thường xuyên, đầu tóc lưa thưa, chậm mọc răng, … thì các mẹ cần phải đưa bé đi khám sớm để phát hiện nguyên nhân và chữa trị kịp thời nhé. Liplop xin tạm biệt!


 

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.