Giỏ hàng

CÁCH CHỮA MỒ HÔI LƯNG CHO TRẺ SƠ SINH❤️✔️

Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi trộm, mồ hôi lưng là hiện tượng thường gặp phải, nếu bạn không chú ý theo dõi bé, để tình trạng này kéo dài, mồ hôi chảy ra nhiều và thấm ngược, sẽ làm bé dễ bị cảm, bị viêm phổi rất nguy hiểm. Do đó cách chữa mồ hôi lưng ở trẻ sơ sinh như nào hiệu quả nhất luôn được các bà mẹ đặc biệt chú ý quan tâm. Bài viết ngày hôm nay chúng tôi cũng “mách” bạn những mẹo nhỏ các cách chữa mồ hôi lưng cho trẻ sơ sinh.

Cách xử trí khi trẻ bị mồ hôi lưng

Khi bé thường xuyên bị đổ mồ hôi lưng, việc đầu tiên các mẹ cần phải làm đó là theo dõi giấc ngủ của bé, thường xuyên dùng tay sờ lên vùng lưng, sau gáy của bé. Nếu thấy bé đổ mồ hôi lưng, mặt hay đổ mồ hôi toàn thân, cần dùng khăn xô lau khô ngay, tránh tình trạng cơ thể ra nhiều mồ hôi, áo ẩm, thấm ngược vào da gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, khi bé bị đổ mồ hôi các mẹ chú ý tuyệt đối không được để quạt thúc trực tiếp vào người con, mồ hôi sẽ khiến bé yêu dễ bị cảm lạnh.

Theo dõi giấc ngủ của bé khi xuất hiện tình trạng đổ mồ hôi lưng

Bài viết hữu ích:

– Lá lốt chữa ra mồ hôi ở trẻ sơ sinh: Dùng cả cây lá lốt để đem nấu lấy nước tắm cho bé. Các mẹ nên xông hơi lần lượt từ tay đến chân cho đến khi nước nguội bớt thì tắm toàn bộ cơ thể cho bé. Thực hiện mỗi ngày 1 lần trong khoảng từ 20 đến 30 phút.

– Chữa ra mồ hôi ở trẻ sơ sinh bằng nước muối: Bên cạnh lá lốt, các mẹ có thể cho trẻ ngâm chân tay, lau đầu, lưng, gáy bằng nước ấm pha muối loãng để khắc phục chứng ra mồ hôi gáy ở trẻ sơ sinh. Cách thực hiện hết sức đơn giản chỉ cần pha muối với nước ấm rồi tắm cho trẻ, có thể ngâm chân tay bé trong khoảng từ 10 đến 15 phút mỗi ngày.

– Dùng trà xanh để điều trị cho trẻ sơ sinh ra mồ hôi ở chân tay, lưng, gáy: Đây cũng là biện pháp hữu ích. Các mẹ có thể mua lá chè xanh tươi ở ngoài chợ về đun lấy nước tắm cho bé hoặc sử dụng các túi trà nhỏ ngâm rồi đặt lên các vùng ra mồ hôi của bé. Trong trà xanh có chứa chất tanin có tác dụng kháng khuẩn, làm se khít bề mặt da cho bé hạn chế trẻ tiết mồ hôi.

Trà xanh có thể điều trị bệnh đổ mồ hôi chân tay, lưng, gáy ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi như thế nào là nguy hiểm?

Tình trạng đổ mồ hôi lưng ở trẻ sơ sinh khá phổ biến, tuy nhiên không phải lúc nào cũng là an toàn. Bởi đổ mồ hôi trộm được chia làm 2 trường hợp.

  • Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi do sinh lý: Quá trình trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh mẽ hơn ở người lớn. Chính vì thế mà thường hay đổ mồ hôi hơn. Bên cạnh đó, đổ mồ hôi còn có thể là do quá trình tự điều hòa thân nhiệt của trẻ nhỏ. Những trẻ bị đổ mồ hôi trộm sinh lý thường đổ mồ hôi chủ yếu ở vùng đầu, sau gáy và xảy ra trước giấc ngủ 30 phút và biến mất sau 60 phút. Tình trạng này không quá nguy hiểm tới sức khoẻ, nên các mẹ không cần quá lo lắng.

  • Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi do bệnh lý: Thường xuyên bị đổ mồ hôi trộm và có thể kèm theo các dấu hiệu khác như: Rụng tóc, trẻ quấy khóc, khó chịu, hay bị sổ suýt,… Lúc này các mẹ cần cho bé đi khám để biết chính xác bé yêu đang gặp vấn đề gì với sức khoẻ nhé. 

Một số loại thực phẩm giúp trẻ hạn chế ra mồ hôi

Để chữa trị chứng ra mồ hôi ở trẻ sơ sinh thì ngoài việc chăm sóc da từ bên ngoài các mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Phải luôn đảm bảo cho trẻ trong điều kiện thoáng mát, không khí được lưu thông. Các mẹ nên bổ sung trong chế độ dinh dưỡng của mình các chất có chứa nhiều canxi, vitamin D,…Một số thực phẩm gợi ý bao gồm: xương ninh, cháo trai, hến, cháo cá quả, cháo đậu, chân giò,… để giúp trẻ giải nhiệt, hạn chế tiết mồ hôi.

Bổ sung cho bé những thực phẩm có khả năng hạn chế mồ hôi

Mẹ có thể bổ sung các chất từ sữa ngoài để giúp sữa mẹ có thêm dưỡng chất nhằm tăng cường sức đề kháng và đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ  

Một số lưu ý các mẹ không nên áp dụng khi trẻ sơ sinh bị ra mồ hôi chân tay, lưng, gáy

Các loại thực phẩm có chứa nhiều i-ốt như thịt bò, gan, bông cải xanh, hành trắng,… thì các mẹ nên hạn chế sử dụng để hạn chế trẻ sơ sinh ra mồ hôi ở chân tay. Nghiêm cấm sử dụng các chất khử mùi, các loại phấn rôm hoặc hương liệu thơm để bôi hoặc xịt trực tiếp nên các vùng đổ nhiều mồ hôi của trẻ. Trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm nên tránh sử dụng các chất có hương liệu để bảo vệ làn da cho bé.

Như đã nói, trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm ở chân tay, lưng, gáy là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường ở trẻ nhỏ bởi lúc này tuyến mồ hôi của bé chưa được hoàn thiện đầy đủ. Vì vậy nên thay vì lo lắng quá mức, các mẹ không nên chú ý chăm sóc tốt bản thân, bổ sung các chất cần thiết để bé được phát triển toàn diện. Liplop chúc các bạn thành công.

BẠN CÓ MUỐN NGỪNG LO LẮNG VỀ VIỆC ĐỔ MỒ HÔI CƠ THỂ VÀ BẮT ĐẦU CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP?

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN THÊM CHO BẠN

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.