Giỏ hàng

CÁC CÁCH CHỮA BỆNH PHONG THẤP MỒ HÔI TAY CHÂN PHỔ BIẾN HIỆN NAY❤️✔️

Các bạn thân mến ở những bài viết lần trước liplop đã chia sẻ cho các bạn những dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân của bệnh ra mồ hôi tay chân, và trong số đó không thể không nhắc đến chứng phong thấp ra mồ hôi tay chân, điều gây ra khá nhiều bất tiện, khó chịu trong công việc và sinh hoạt hằng ngày do mồ hôi mang lại. Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn nắm bắt toàn bộ cách chữa mồ hôi tay chân phổ biến nhất hiện nay.

Nguyên nhân của bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân

Theo quan điểm của đông y, tình trạng ra mồ hôi tay chân là do phong thấp, dương khí thoát ra ngoài kèm theo sự rối loạn, hoặc tắc nghẽn đường dẫn khí đến các dây thần kinh ở tay chân, khiến mồ hôi ra nhiều bất thường, lâu ngày gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi, thể trạng gầy yếu. Để chữa phong thấp ra mồ hôi tay chân hiệu quả, người bệnh cần được bổ khí, cố biểu, dưỡng tâm, ngăn cản sự hao tổn tân dịch. 

Còn đứng trên quan điểm của tây y, chứng tăng tiết mồ hôi thường là do sự rối loạn hệ thần kinh thực vật (hay cường giao cảm), khởi phát ở độ tuổi đến trường và có thể liên quan đến tính di truyền.

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân: Nhận biết và điều trị

Nguyên nhân nào dẫn đến chứng bệnh phong thấp mồ hôi tay, chân?

Tham khảo:

Các cách chữa phong thấp ra mồ hôi tay chân phổ biến nhất hiện nay

1. Thuốc tây chữa phong thấp ra mồ hôi tay chân

Tùy vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn một số loại thuốc sau:

Thuốc kháng cholinergic: có khả năng ức chế quá trình vận chuyển acetylcholin của hệ thần kinh thực vật nên làm giảm mồ hôi tay chân hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh thường gặp một số tác dụng phụ như: khô miệng, mờ mắt, táo bón, hạ huyết áp tư thế,…

Thuốc bôi ngoài da: Có tác dụng giảm tiết mồ hôi nhờ khả năng bít kín lỗ chân lông. Mặc dù có tác dụng nhanh, nhưng thời gian duy trì không được lâu do vậy người bệnh cần phải sử dụng thường xuyên, liên tục, đôi khi còn gây ra tình trạng dị ứng da, ngứa,…

2. Chữa phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng điện di ion

Điện di ion là phương pháp sử dụng dòng điện cường độ thấp để tạm thời ức chế hoạt động của các tuyến mồ hôi. Người bệnh sẽ ngâm chân, tay trong một loại dung dịch có dòng điện 10mA trong khoảng 10-20 phút. 

Phương pháp này có hiệu quả lên đến 97%. Ngay sau khi sử dụng 1-2 tuần chân tay đã gần như khô hẳn. Sau đó, tùy từng người, sẽ tiếp tục được dùng 1 lần/tuần hoặc 1 lần/2 tuần. Khi sử dụng người dùng chỉ thấy hơi tê tê ở cánh tay hoặc chân, chứ không có tác dụng phụ nào đặc biệt. 

Máy điện di ion chữa mồ hôi tay chân qua phương pháp Iontophoprese là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả và hiện đại nhất hiện nay với kết quả trên 97% trong khi không đau không phẫu thuật không tác dụng phụ hay biến chứng. Được y khoa thế giới công nhận về hiệu quả và ứng dụng rộng rãi ở các bệnh viện Châu Âu.

Chữa phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng điện di ion

3. Tiêm botox chữa phong thấp ra mồ hôi tay chân

Botox (hay botulinum toxin) là một loại chất độc thần kinh bảng A, rất hiệu quả trong điều trị tăng tiết mồ hôi tay, chân. Chúng có khả năng làm tê liệt dây thần kinh, ngăn chặn hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholin, nhờ đó giảm hoạt động của các tuyến mồ hôi.

Người bệnh có thể gặp một số tác dụng không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe chẳng hạn: yếu, liệt cơ, khó khăn trong việc kiểm soát vận động tay, chân; giảm thị lực, sụp mí,… Đồng thời tiêm botox chỉ có hiệu lực trong thời gian ngắn (khoảng 6 tháng), mồ hôi sẽ tăng tiết trở lại ngay sau khi thuốc hết tác dụng

4. Chữa phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng phẫu thuật cắt hạch giao cảm

Đây sẽ là lựa chọn cuối cùng khi mà người bệnh đã sử dụng nhiều cách khác nhau nhưng mồ hôi tay, chân vẫn không mấy cải thiện. Tuy nhiên, cắt hạch giao cảm không phải là giải pháp tối ưu nhất bởi chi phí cho một cuộc phẫu thuật là khá đắt, đồng thời người bệnh cũng có thể gặp nhiều biến chứng như: khô da quá mức, tăng tiết mồ hôi bù trừ ở nhiều vị trí khác từ lưng xuống đến chân,…

Theo các chuyên gia, chế độ ăn, mà nó còn giúp nâng cao sức khỏe, phòng tránh tình trạng viêm da, nhiễm nấm,… Do vậy, người bệnh nên tham khảo thêm một số lời khuyên dưới đây:

– Hạn chế uống rượu, bia, cà phê và các chất kích thích khác.

– Ngừng hút thuốc lá.

– Tăng cường các loại rau xanh, hoa quả tươi, giàu vitamin trong các bữa ăn.

– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

– Hạn chế các loại thực phẩm, gia vị cay, nóng chẳng hạn: gừng, tỏi, ớt, tiêu, mù tạt, tương ớt,…

– Tập thể dục thường xuyên, vừa sức 20 – 30 phút mỗi ngày. Người bệnh có thể tham gia các lớp học yoga, ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng, hít sâu thở chậm,…

Thực sự có rất nhiều cách để chữa phong thấp ra mồ hôi tay chân, mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm nhất định. Bởi vậy, hãy bắt đầu lựa chọn cho mình giải pháp nào được cho là an toàn và hiệu quả nhất để phòng tránh những tác dụng không mong muốn xảy ra.


BẠN CÓ MUỐN NGỪNG LO LẮNG VỀ VIỆC ĐỔ MỒ HÔI CƠ THỂ VÀ BẮT ĐẦU CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP?

HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI TƯ VẤN THÊM CHO BẠN

Bác sĩ CKII - Trần Thị Thanh Nho
Bác sĩ CKII Trần Thị Thanh Nho là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp trường Đại Học Y Hà Nội. Bác sĩ hiện chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh về da; các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da,... Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, hiện nay Bác sĩ Nho đang là bác sĩ chuyên khoa da liễu Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông.